Google analytics là một trong những công cụ theo dõi số liệu liên quan đến website do Google cung cấp. Vậy GA được hiểu thế nào và dùng ra sao? Cùng Kênh tuyển sinh tìm hiểu nhé!

Google Webmaster Tool là gì? Những điều bạn cần biết về Google Webmaster Tool

Google Webmaster Tool là gì? Những điều bạn cần biết về Google Webmaster Tool

Google Webmaster Tool là một công cụ quản lý website bắt buộc đối với mỗi nhà quản trị website hoặc một SEOer.

1. Google Analytics là gì?

Google Analytics là một công cụ trực tuyến dành cho các nhà quảng cáo. Nhờ vào nó, họ có thể theo dõi được số liệu liên quan đến những hoạt động của website.

Google Analytics luôn đảm bảo những số liệu liên quan đến website họ cung cấp đều chính xác.Từ đó, người dùng có thể có cái nhìn tổng quan về tình trạng website của mình nhằm đưa ra các giải pháp kịp thời trong quá trình tối ưu website.

Google Analytics báo cáo lưu lượng truy cập website, thời gian truy cập trung bình và tỷ lệ thoát khỏi trang web của người dùng. Ngoài ra, Google Analytics cũng đưa ra nhiều những chỉ số khác, giúp bạn nắm rõ hành vi lướt web của người dùng.

Google Analytics là tool miễn phí hoàn toàn, bạn có thể đăng ký và sử dụng nó dễ dàng với điều kiện chỉ cần có website của mình. Tính đến nay, Google Analytics đã và đang hỗ trợ phân tích số liệu cho trên dưới 1 tỷ website trên thế giới.

Google analytics là gì? Những điều bạn cần biết về Google Analytics - Ảnh 1

Google analytics là gì? Những điều bạn cần biết về Google Analytics

2. Cấu trúc Google Analytics

Google Analytics hiện nay được chia thành 3 phần chính như sau:

2.1. Tài khoản (account)

Đây không phải là tài khoản google mà là thực thể cấp cao nhất của Google Analytics mà bạn có thể tạo. Mỗi tài khoản chứa tới 50 thuộc tính. Tuy nhiên, ít ai cần dùng đến số lượng thuộc tính nhiều đến thế. Bạn cần sắp xếp những thuộc tính sao cho thật hiệu quả và đơn giản nhất.

2.2. Thuộc tính (property)

Thuộc tính là một trang web cụ thể nào đó hoặc là các ứng dụng dành riêng cho thiết bị di động. ID theo dõi kích hoạt dữ liệu ở cấp thuộc tính mà nó đại diện. Tuy nhiên, các thuộc tính có thể được chuyển đổi giữa các tài khoản.

2.3. Chế độ xem (view)

View chính là điểm truy cập của bạn đối với các báo cáo. View có thể được lọc và xử lý theo cách nhất định. Một thuộc tính có thể chứa tới 25 view.

3. Công dụng của Google Analytics

Google Analytics giúp bạn trả lời được những câu hỏi mà bạn sẽ thắc mắc khi sở hữu một website cho riêng mình. Công dụng cụ thể của chúng là:

  • Có bao nhiêu người đã truy cập website của bạn?
  • Những người đó đến từ đâu?
  • Trang web của bạn có thân thiện với các nền tảng di động không?
  • Traffic của bạn đến từ nguồn nào?
  • Chiến thuật marketing nào tạo ra số lượng truy cập website cao nhất ? 
  • Phần nào trong trang web hấp dẫn người dùng và có nhiều lượt truy cập nhất ?
  • Bao nhiêu người ghé thăm web trở thành khách hàng tiềm năng?
  • Cách tối ưu tốc độ website ?

Trên đây chỉ là một số câu hỏi tiêu biểu trong hàng loạt thắc mắc của người dùng mà Google Analytics có thể giải đáp cho bạn. Vậy làm cách nào để cài đặt và sử dụng tool Google Analytics? Mời các bạn đọc tiếp phần sau đây để có được cách dùng chuẩn xác nhất nhằm giúp ích cho công cuộc quản lý và tối ưu website của mình hiệu quả hơn.

4. Chức năng thường dùng của Google Analytics

4.1. Hỗ trợ thống kê theo khung thời gian thực

Đây là tính năng được các SEOer vô cùng chú trọng, với chức năng này bạn có thể theo dõi được lượng người truy cập website tại thời điểm kiểm tra. Qua các dữ liệu đã được Google Analytic thống kê theo khung thời gian thực, bạn có thể biết được đâu là thời điểm vàng có nhiều người truy cập cao nhất. Từ đó có thể triển khai những chiến lược phù hợp.

4.2. Thu thập thông tin về ngôn ngữ, thiết bị người dùng sử dụng

Bên cạnh việc cung cấp các thông tin liên quan đến lưu lượng truy cập của người dùng trên website. Google Analytic còn cho phép chúng ta biết được các thông tin người dùng đến với website mình bằng những kênh nào.

Một khi đã có được những thông tin này bạn sẽ chọn được chiến lược nội dung phù hợp nhằm tiếp cận được tối đa lượng khách hàng của mình. Bởi, khách hàng của bạn sẽ đến từ nhiều nền tảng khác nhau và với mỗi một nền tảng lại có những cách tiếp cận riêng.

Bên cạnh đó, với Google Analytic bạn còn có thể biết được hệ điều hành họ đang dùng là gì? Thiết bị đó thuộc dạng cố định hay di động? Với những thông tin như vậy chắc chắn đã giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc tối ưu website của mình rồi.

4.3. Theo dõi thói quen của người dùng trên website

Một trong những chức năng tuyệt vời mà bất cứ ai khi sử dụng Google Analytic mang đến cho người quản trị website đó chính là biết được chính xác thói quen của người dùng trên website của bạn.

Thông qua các dữ liệu về thời gian ở lại website trung bình trong một lần truy cập của người dùng mà Google Analytic có thể đo lường và nhận biết được hành vi của người dùng. Ngoài ra, chúng ta còn có thể biết được bài viết nào đang được đọc nhiều nhất? Thời gian trung bình ở trên trang là bao lâu? Mức độ thoát trang,..

4.4. Phân tích lưu lượng truy cập

Các số liệu về nhân khẩu học cũng được Google Analytic đưa vào để phân tích lưu lượng truy cập. Qua các dữ liệu như: giới tính, sở thích, vị trí địa lý,.. nhờ vào máy chủ định vị hoặc cookies của người dùng mà Google Analytic có thể dễ dàng thu thập được các thông tin trên.

> Ahrefs là gì? Những điều bạn cần biết về Ahrefs

> TOP 5 nền tảng giúp quản lý sự kiện tốt nhất năm 2022

Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp