Trung thực là một đức tính rất quan trọng, đóng vai trò giúp hình thành nhân cách cho trẻ khi lớn lên. Vậy cha mẹ nên làm thế nào để dạy cho con đức tính này? Hãy cùng Kênh Tuyển Sinh tìm hiểu 6 bước đơn giản để dạy con về tính cách tốt đẹp này.

4 thói quen giúp con học cách tự chủ hành vi

4 thói quen giúp con học cách tự chủ hành vi

Để trẻ làm chủ được hành vi của mình chưa bao giờ là một chuyện dễ dàng. Đó sẽ là một quá trình dài của sự rèn luyện mà cha mẹ cần đồng hành cùng...

1. Trở thành tấm gương cho con

Không có bài học nào thiết thực và hiệu quả hơn việc cha mẹ thực hiện đúng những gì mình mong muốn con trở thành. Trẻ sẽ học cách cha mẹ đối xử với những người xung quanh trong mọi tình huống suốt cả ngày. Mọi bài học, cách dạy dỗ dù là khoa học nhất cũng sẽ vô tác dụng nếu nó mâu thuẫn với những hành động của bạn.

Sẽ thật khó để con có đức tính kiên trì nếu cha mẹ thường xuyên bỏ dở chế độ ăn kiêng, tập thể dục hoặc các khóa học. Trẻ cũng sẽ không giữ lời hứa nếu bạn thường thất hứa việc đưa con đi sở thú hay công viên vào cuối tuần…

Dạy trẻ tính trung thực với 6 bước đơn giản - Ảnh 1

Không có bài học nào thiết thực và hiệu quả hơn việc cha mẹ thực hiện đúng những gì mình mong muốn con trở thành

2. Giới thiệu về sự trung thực

Giới thiệu là sự khởi đầu của một mối quan hệ. Cha mẹ thông thái nên định nghĩa trước cho con về sự trung thực là gì để giúp con tìm hiểu và có sự quen thuộc từ đầu. Một lời giới thiệu có thể được thực hiện bằng cách kể một câu chuyện có chứa thông điệp về tầm quan trọng của hành vi trung thực hoặc nói về sự mất mát khi ai đó nói dối. Cha mẹ có thể liên hệ các sự việc hàng ngày như một ví dụ về hành vi trung thực.

3. Đọc các câu chuyện cổ tích chứa đựng những bài học đạo đức tốt đẹp

Những câu chuyện cổ tích luôn có sức hút rất lớn đối với trẻ em. Bởi vậy, cha mẹ cần khéo léo giải thích ý nghĩa của những câu chuyện đó và cùng trẻ thực hành chúng. Những bài học được lồng ghép trong các câu chuyện sẽ trở nên gần gũi và hấp dẫn hơn rất nhiều.

4. Khen ngợi cho sự trung thực

Theo Jane Nelsen: trẻ em dễ bị tổn thương dẫn đến nói dối vì các em sợ bị trừng phạt hay sợ khiến cha mẹ thất vọng. Do đó, khi một đứa trẻ có thể nói một cách trung thực, cha mẹ thông minh nên đánh giá cao sự trung thực ấy. Hãy cố gắng tập trung vào sự trung thực của con hơn là trừng phạt cho những lỗi lầm mà con đã gây ra.

Dạy trẻ tính trung thực với 6 bước đơn giản - Ảnh 2

Khi một đứa trẻ có thể nói một cách trung thực, cha mẹ thông minh nên đánh giá cao sự trung thực ấy

5. Giúp con sẵn sàng chịu trách nhiệm

Ai cũng có thể mắc phải sai lầm. Đặc biệt là trẻ em bởi chúng chưa đủ khả năng lường trước mọi sự việc, có thể làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm khi chơi bóng, bị cô giáo phạt vì chưa làm bài tập,…

Việc đầu tiên cha mẹ cần làm là hỏi rõ nguyên nhân thay vì quát mắng hoặc giúp con xử lý hậu quả ngay lập tức. Sau đó, động viên con đứng lên nhận trách nhiệm về hành động của mình cũng như rút ra bài học không nên tái phạm lần sau để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Dạy trẻ tính trung thực với 6 bước đơn giản - Ảnh 3

Việc đầu tiên cha mẹ cần làm là hỏi rõ nguyên nhân thay vì quát mắng hoặc giúp con xử lý hậu quả ngay lập tức

6. Theo dõi việc sử dụng mạng internet và TV của trẻ

Cha mẹ nên hạn chế việc tiếp xúc của trẻ nhỏ với truyền hình và internet. Đối với những đứa trẻ lớn hơn thì việc theo dõi con sử dụng các phương tiện này vẫn rất quan trọng.

Đặt máy tính ở phòng khách là 1 trong những cách phù hợp để cha mẹ dễ dàng hơn trong việc theo dõi cách sử dụng của con. Tiến sĩ Gary Hill chia sẻ rằng: “Chắc chắn rằng bạn sẽ không muốn mình không hề biết con đang làm những gì trên internet. Vì vậy, không nên để máy tính trong phòng ngủ của con cũng như nên cài 1 số phần mềm để hạn chế những trang web độc hại”.

> Những lưu ý khi bố mẹ dạy trẻ nói lời "Cảm ơn" và "Xin lỗi"

> Cách dạy trẻ biết tiết kiệm từ khi còn nhỏ

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp