Dạy trẻ nói lời cảm ơn và xin lỗi là điều vô cùng cần thiết trong cuộc sống. Sau đây là những lưu ý bố mẹ cần biết khi dạy trẻ nói lời "Cảm ơn" và "Xin lỗi".

Những lưu ý khi bố mẹ dạy trẻ nói lời

Bố mẹ nên dạy trẻ lời cảm ơn và xin lỗi như thế nào?

1. Dạy trẻ em về tầm quan trọng của lời xin lỗi.

Thời gian tốt nhất để dạy một đứa trẻ là khi còn nhỏ. Bằng cách đó, những lý tưởng và giá trị này sẽ gắn bó với chúng trong suốt cuộc đời của họ. Trên thực tế, xin lỗi là một nghệ thuật và có những yếu tố chính cho một lời xin lỗi hiệu quả. Trẻ em cũng cần phải thừa nhận rằng chúng đã sai và học cách yêu cầu sự tha thứ.

2. Hãy cho trẻ có cơ hội được sửa sai khi mắc lỗi

Thay vì trách mắng khi trẻ làm sai, bố mẹ có thể dạy dỗ trẻ bằng cách hỏi xem liệu trẻ có biết bản thân đã làm sai ở đâu không. Nếu trẻ không thể trả lời, bố mẹ hãy chỉ ra lỗi sai và dạy trẻ nếu làm sai phải nói lời xin lỗi. Hãy dạy trẻ về tầm quan trọng của lời xin lỗi và khi nào trẻ nên xin lỗi. Lời xin lỗi tốt nhất nên đi kèm với hành động sửa sai, không phải lúc nào lời xin lỗi cũng có thể giải quyết những sai lầm, trẻ cần nhận thức được hành động đúng và tránh mắc lỗi những lần sau.

3. Dạy trẻ nói “Cảm ơn” để đáp lại lòng tốt của người khác

Giáo dục trẻ biết nói “Cảm ơn” và “Xin lỗi” cũng là một cách rèn luyện nề nếp ở trẻ và giúp trẻ ý thức được hành động đúng sai. Bố mẹ cần dạy trẻ cách bày tỏ lòng biết ơn khi nhận được sự giúp đỡ hay món quà từ người khác và giải thích ý nghĩa lời cảm ơn bởi rất nhiều trẻ vẫn chưa thể phân biệt được khi nào nên nói cảm ơn, khi nào nên nói lời xin lỗi. Để hình thành thói quen ở trẻ, bố mẹ cần nhắc nhở và cho trẻ cơ hội thực hành cảm ơn mỗi khi nhận được quà từ người khác, có thể là trong chính dịp sinh nhật của trẻ.

4. Không mắng trẻ khi trẻ quên nói lời cảm ơn

Nếu trẻ chưa biết nói lời cảm ơn khi nhận quà như bạn đã dạy cho trẻ, bạn không nên chỉ trích cũng như làm trẻ cảm thấy xấu hổ trước nhiều người. Bạn cần giữ bình tĩnh và lưu ý các điều sau:

Bạn hãy nhớ rằng trẻ nhỏ cần thực hành nhiều lần trước khi thực hiện một cách thành thục.

Sau khi dạy cho trẻ, bạn cần lặp lại bài học để trẻ có thể ghi nhớ.

Cho trẻ nhiều cơ hội thực hành hơn.

Cách để nuôi dưỡng tình yêu thương động vật nơi trẻ

Những thói quen nhỏ giúp cho công cuộc tập làm cha mẹ của bạn ngày một tốt hơn

Khánh Như - Kênh Tuyển Sinh