Tiền bạc luôn là một vấn đề khá nhạy cảm trong tư tưởng Á Đông. Tuy nhiên đây là một khía cạnh mà cha mẹ nên có sự hướng dẫn cho con từ nhỏ để trẻ biết cách tiết kiệm đúng đắn.
1. Nói chuyện với con về tiền bạc
Trẻ em ở mỗi độ tuổi có cách hiểu khác nhau về tiền bạc. Tuy nhiên, cha mẹ tốt nhất nên dạy các bé khi còn nhỏ. Điều quan trọng mà cha mẹ cần làm là tâm sự, dạy con về kiến thức tiền bạc để có thói quen chi tiêu hợp lý. Bằng cách này, con sẽ học được rằng có một bức tranh toàn cảnh hơn về việc tiết kiệm và đó là nỗ lực cả đời.
Cha mẹ tốt nhất nên dạy các bé khi còn nhỏ về tiền bạc
2. Giúp trẻ có mục tiêu tiết kiệm
Khi trẻ muốn mua món đồ nào đó mà chúng thích, cha mẹ đừng nên đưa tiền cho chúng mua luôn mà có thể khuyến khích con tích góp tiền để tự mua. Làm như vậy sẽ giúp con nhận thức được việc tiết kiệm phải đợi chờ và cần có tính kiên nhẫn. Ngoài ra, khi con đã có đủ tiền, bạn có thể gợi ý cho con mua đồ khác có ý nghĩa hơn.
3. Hình thành thói quen bỏ ống heo cho trẻ
Khi con có được các khoản tiền, hãy khuyến khích con bỏ tiền vào ống heo tiết kiệm. Việc cho con làm chủ được khoản tiền này thay vì “giữ hộ” sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin và có trách nhiệm với số tiền hơn. Nhiều phụ huynh cho rằng để trẻ cầm tiền sớm dễ sinh hư mà không nghĩ đến việc trẻ sẽ mất niềm tin vào phụ huynh nếu lời hứa “giữ hộ” mãi bị thất hứa. Việc tạo cho trẻ tích lũy tiền thông qua ống heo mỗi khi nhận được tiền vừa tạo động lực để trẻ biết ước mơ cho những kế hoạch dài hạn, vừa giúp trẻ có khái niệm dự phòng.
Khi con có được các khoản tiền, hãy khuyến khích con bỏ tiền vào ống heo tiết kiệm
4. Làm bạn và làm gương cho con
Không chỉ qua những lời chỉ dẫn và nhắc nhở, trẻ còn học theo cách cha mẹ sử dụng và tiết kiệm tiền. Vì vậy, để con hình thành thói quen tiết kiệm, chính các phụ huynh cần là tấm gương tốt. Nếu bạn có thói quen mua đồ liên tục trên các trang thương mại điện tử, không thể kỳ vọng con mình tiết kiệm tiền được. Trẻ từ 7 tuổi trở lên đã có thể quan sát những hành vi mua sắm của ba mẹ, kể cả qua hình thức trực tuyến. Bắt trẻ tiết kiệm từng khoản nhỏ trong khi ba mẹ tiêu xài phung phí là điều không hợp lý.
Do vậy, khi lập ra một bảng kế hoạch tiết kiệm chi tiết theo tuần, theo tháng hay tạo dựng thói quen nuôi heo đất, ba mẹ cần đồng hành và thực hiện cùng con để thấy được cả quá trình tiến bộ.
5. Tạo điều kiện cho con kiếm tiền
Giá trị của đồng tiền sẽ được thể hiện tốt nhất bằng sự nỗ lực để kiếm được nó. Bạn có thể khuyến khích con tìm kiếm công việc lặt vặt trong thời gian rảnh rỗi. Con có thể tự làm những công việc hàng ngày để hiểu rằng phải kiếm tiền từ chính sức lao động của mình.
> Cách để nuôi dưỡng tình yêu thương động vật nơi trẻ
> 8 dấu hiệu thể hiện sự kiểm soát con quá mức của cha mẹ
Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp