Sự kiện Hot: TUYEN SINH 2012DIEM THI DAI HOCTI LE CHOI

Tin liên quan:

 

>  Trường quốc tế tại TPHCM

>>  Trường phổ thông quốc tế

>>>  Trường Phổ Thông Quốc Tế Việt Nam

 

Đã có sự chệch choạc về việc công nhận văn bằng, dẫn đến bất hợp lý là học sinh học các trường quốc tế được cấp phép hoạt động không thể thi vào các trường đại học tại Việt Nam.

 

Học hết ba năm cấp III tại trường quốc tế ở VN, nhưng khi cầm chứng chỉ tương đương chương trình dự bị đại học làm hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, những học sinh có nguyện vọng học tiếp tại một trường ĐH trong nước lại bị từ chối.

 

Các trường quốc tế được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, nhưng chương trình học lại không được chấp nhận ngay tại Việt Nam?

Mừng vì thí sinh... không trúng tuyển!

Đoàn Anh Quang (sinh năm 1991 ở Hà Nội) tốt nghiệp Trường quốc tế Singapore (SIS) TP.HCM (thuộc Tập đoàn giáo dục quốc tế Kinder World) có nguyện vọng theo học Trường ĐH FPT. Do Trường ĐH FPT không tổ chức thi “ba chung” mà chỉ tổ chức thi sơ tuyển, đồng thời xét trúng tuyển dựa trên kết quả thi qua điểm sàn của thí sinh nên để được xét tuyển vào ĐH này, Quang buộc phải đăng ký thi “nhờ” Trường ĐH Thương mại.

 

Tuy nhiên, khi hai ông cháu Quang mang hồ sơ đến nộp thì nhà trường từ chối nhận với lý do “bằng cấp Quang có không tương đương bằng tốt nghiệp THPT Việt Nam”. Theo gợi ý của trường, hai ông cháu Quang vòng lên Cục Khảo thí - kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) xin xác nhận thì được trả lời: “Cục chỉ có trách nhiệm xác nhận bằng cấp quốc tế trình độ CĐ, ĐH trở lên, còn THPT đã phân cấp thẩm quyền cho sở”.

Nhưng Sở GD-ĐT Hà Nội cũng nhất quyết không chứng nhận bằng cấp cho Quang.

 

Bà Đoàn Ngọc Thu - phụ huynh của Quang - băn khoăn khi cũng với bộ hồ sơ học sinh kèm “chứng chỉ đánh giá toàn cầu” (Global Assessment Certificate - GAC) của SIS, năm 2011 Quang đã được dự thi vào kỳ thi ĐH, CĐ quốc gia tại Trường ĐH Thương mại. Trong thẻ dự thi được phát từ ĐH Thương mại năm 2011, số báo danh của Quang là TMAD1.043261, phòng thi số 90, mã điểm thi V14.

truong quoc te, thi dai hoc, tuyen sinh 2012, thong tin tueyn sinh, chi tieu, hoc sinh truong quoc te, du hoc

Ngày 20-4, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hóa - trưởng phòng đào tạo ĐH Thương mại - xác nhận thí sinh Đoàn Anh Quang đã được dự thi tại trường năm 2011. “Năm ngoái khi tiếp nhận hồ sơ thí sinh, trường cũng đã hỏi Vụ Giáo dục ĐH về trường hợp bằng cấp như vậy có đủ điều kiện thi ĐH không thì chuyên viên của vụ trả lời được. Tuy nhiên khi tiếp nhận và phát thẻ dự thi xong, trường thấy thấp thỏm, chỉ lo... thí sinh đỗ.

 

Trường đã đặt tình huống nếu Quang đỗ, trường phải gửi văn bản lên bộ yêu cầu xác nhận rõ vì quy trình tuyển sinh có hậu kiểm văn bằng. Thí sinh không có bằng tốt nghiệp THPT lại trúng tuyển sẽ rất rắc rối. Nhưng may mắn em này... không đỗ”. Đó là lý do năm nay trường làm “chặt” hơn, yêu cầu có văn bản xác nhận đàng hoàng của bộ rồi mới cân nhắc tiếp nhận hay không.

 

Điều khiến bà Thu lo lắng không chỉ ở đứa con đầu lòng bị từ chối hồ sơ dự thi mà còn lo cả cho đứa thứ hai, đang học lớp 11 cũng tại Trường SIS: “Thằng em đang nung nấu thi vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Gia đình chỉ muốn bộ hoặc sở xác nhận rõ chương trình học tại trường quốc tế có tương đương với chương trình học VN không để biết cách định hướng cho con em mình. Nếu không tương đương, gia đình sẽ liệu cách chuyển trường cho đứa thứ hai. Song vòng vèo hết bộ lại sở, cuối cùng cũng không đâu có câu trả lời cụ thể có hay không”.

 

Có không ít học sinh muốn dự thi vào các trường ĐH VN sau khi học trường THPT quốc tế. Ông Cao Huy Thảo, hiệu trưởng Trường THPT Việt Úc (TP.HCM) - trường dạy theo chương trình THPT và cấp bằng tú tài theo chương trình của Tây Úc, cho biết: “Trước đây có một học sinh của trường có nguyện vọng dự thi ĐH VN. Trường phải dịch hồ sơ sang tiếng Việt và sở GD-ĐT xác nhận, học sinh này mới được đăng ký dự thi”.

 

Một phụ huynh có con theo học tại trường quốc tế TP.HCM cho biết khi đăng ký học, trường khẳng định ngay từ đầu là học theo chương trình của Anh. Vì vậy, dù muốn con học trường ĐH trong nước ông cũng không thể. Cuối cùng gia đình phải bấm bụng cho con sang Malaysia để học đại học.
Một tiết học của học sinh Trường quốc tế Việt Úc - SIC (TP.HCM) - Ảnh: NHƯ HÙNG

Bộ chưa cho phép

Đại diện phòng công nhận văn bằng Cục Khảo thí - kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho hay các năm trước bộ cũng đã gặp một số trường hợp học trường THPT quốc tế đề nghị công nhận văn bằng tương đương, nhưng vì bộ không thể với tay giải quyết từng trường hợp cụ thể ở từng địa phương nên đã phân cấp cho sở GD-ĐT - nơi thẩm định chương trình, cấp phép hoạt động cũng sẽ là nơi thẩm định giá trị văn bằng THPT.

 

Trong khi đó ông Phạm Hữu Hoan - trưởng phòng giáo dục trung học Sở GD-ĐT Hà Nội - lại cho rằng khi bộ chưa cho phép thì sở cũng không dám xác nhận tương đương văn bằng. “Theo quy chế tuyển sinh, thí sinh dự thi ĐH, CĐ trước hết phải có bằng tốt nghiệp THPT. Các chứng chỉ, bằng cấp nước ngoài hay do các trường quốc tế tại Việt Nam cấp chắc chắn phải có cơ quan xác nhận thì thí sinh mới đủ điều kiện dự thi. Quyền xác nhận này không thuộc sở dù chính phòng giáo dục phổ thông là nơi thẩm định chương trình học của họ” - ông Hoan quả quyết.

Vô lý

Việc không công nhận, không cho học sinh tốt nghiệp trường quốc tế dự thi ĐH, cán bộ quản lý một trường ĐH tại TP.HCM cho rằng đó là điều vô lý. Những trường này được phép thành lập, giảng dạy và cấp bằng tú tài ngay tại VN thì tại sao lại không công nhận giá trị tương đương của những bằng này?

 

Trong khi đó PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện - phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - luật (ĐHQG TP.HCM) - cho biết hiện nay thiếu các quy định về công nhận văn bằng đối với chương trình đào tạo nước ngoài. Nhà nước cho phép mở trường, giảng dạy và cấp bằng tú tài quốc tế nhưng lại vướng mắc ở khâu công nhận, điều này cũng tạo ra nhiều hệ lụy. Mặc dù cho phép giảng dạy chương trình nước ngoài tại VN nhưng học sinh VN và học sinh chương trình nước ngoài sẽ đi theo hai con đường song song mà không thể gặp nhau. Ngay như bằng ĐH nước ngoài cũng không được các trường ĐH VN công nhận khi thi thạc sĩ. Tuy nhiên, bằng thạc sĩ và tiến sĩ nước ngoài lại được công nhận ở VN.

 

Hai rào cản lớn khiến việc bằng tú tài và ĐH nước ngoài không được công nhận đó là do phải trải qua hai kỳ thi quốc gia: tốt nghiệp THPT và ĐH. Học sinh, sinh viên học chương trình nước ngoài không qua hai bộ lọc này nên khi họ nộp đơn, các trường ĐH nhìn không bình thường và cũng không biết xử lý thế nào bởi không có quy định mang tính bắc cầu liên thông và cũng không có cách nào để định lượng kiến thức, thế là từ chối.

 

Xin trân trọng cảm ơn ông!

 

** Bạn có thể để lại thắc mắc về tuyển sinh 2012, câu hỏi hoặc ý kiến tại ô bên dưới

(Theo: tuoitre)