Bước vào môi trường học tập và sinh hoạt thì bất kỳ đứa trẻ nào dù ít dù nhiều đều có những tâm sự, lo âu. Những lúc như vậy thì có nên hay không để trẻ tự vượt qua? Hoặc là những lúc như vậy thì các bậc phụ huynh nên làm gì để giúp trẻ tháo gỡ nỗi lo lắng ấy đây?

Khi trẻ tự ti về ngoại hình thì cha mẹ nên làm gì?

Khi trẻ tự ti về ngoại hình thì cha mẹ nên làm gì?

Mỗi giai đoạn trưởng thành của trẻ đều luôn cần sự quan tâm và nâng đỡ của cha mẹ. Đặc biệt là theo thời gian, trẻ đôi khi sẽ tự ti về ngoại hình và...

1. Rất khó để thả lỏng khi lâm vào suy nghĩ miên man

Khi chúng ta cuốn vào guồng quay ưu phiền về cuộc sống thường ngày thì rất khó để dứt khỏi. Và thậm chí khi chúng ta muốn hoàn hồn để tiếp tục công việc thì cũng phải mất một thời gian luyện tập để thoát khỏi những suy tư miên man. Hãy nhớ suy tư, ngừng suy tư, lại suy tư và lại ngừng suy tư. Đấy là cách để hạn chế suy nghĩ miên man.

2. Lăng kính nào thế giới ấy 

Bọn trẻ thường sẽ quan sát mọi thứ qua lăng kính âu lo khi chúng thấy lo lắng về một điều gì đó. Điều này giống như bạn có cặp kính màu đỏ và sẽ nhìn thấy mọi thứ đều đỏ rực vậy. Đặt chúng xuống thì tất cả sẽ ổn ngay thôi. Liệu rằng chúng ta có thể giúp tụi nhỏ đặt kính âu lo kia xuống và học cách nhìn mọi thứ từ một góc độ khác hay không?

Cách giúp trẻ thoát khỏi lo lắng mà phụ huynh nên biết

Cách giúp trẻ thoát khỏi lo lắng mà phụ huynh nên biết

3. Sáng tạo không gian đáng yêu mà bọn trẻ mộng tưởng 

Bằng việc tạo ra không gian đáng yêu mà bọn trẻ sẽ giúp chúng phát triển kỹ năng siêu nhận thức. Thông qua đó, tâm trí chúng sẽ dần tìm ra hướng đi đúng và hoàn toàn thoát khỏi việc chìm đắm trong mớ suy nghĩ vớ vẩn trước đó.

4. Tư duy tập trung

Đây là một kỹ năng tuyệt vời giúp trẻ tự mình kiểm soát sức khỏe tâm trí. Khi chúng hoang mang bởi những suy nghĩ vớ vẩn thì chúng sẽ ngay lập tức nghĩ thêm một hướng khác và thoát khỏi suy nghĩ lo âu rập khuôn trước đó. Có thể nói, thay vì rơi vào mớ suy nghĩ đầy âu lo thì trẻ có thể dừng lại một bước và ngẫm xem ý nghĩa thực sự của điều đó là gì. Và khi tâm trí hướng về một lối khác thì tư duy của trẻ cũng sẽ hướng theo lối mới này. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển tư duy và ngày một trở nên thông minh hơn.

5. Dạy trẻ về tư duy nhận thức

Có rất nhiều cách để dạy trẻ về tư duy tập trung. Hãy xem những ý tưởng ấy như việc "Chọn cuộc phiêu lưu dành cho riêng bạn". Bằng việc bắt đầu ở nơi trẻ thích và chọn đi theo bất kỳ hướng nào phù hợp với bản thân và gia đình thì sẽ gặt hái quả ngọt riêng biệt. Nếu ý tưởng này không phù hợp thì hãy để trẻ lựa chọn thêm một ý tưởng khác cho đến khi trẻ tìm ra được lối tư duy đúng đắn và phù hợp dành cho riêng trẻ.

6. Cách xử lý sau khi bất hòa

Sau khi xảy ra bạn và con xảy ra bất hòa thì hãy nỗ lực bình tâm trở lại và dành ra một chút thời gian để tự hỏi về sao chúng lại cảm thấy khó chịu về việc ấy? Hãy hỏi với trẻ nhỏ như "Con đã nghĩ gì mà con tỏ vẻ thất vọng đến như vậy? hoặc với những đứa trẻ lớn hơn chút thì có thể hỏi như "Con cho ba/mẹ biết vì sao con giận dữ, bực bội, thất vọng, v.v được không?"  

> "Thương cho roi cho vọt" có còn phù hợp với thời hiện đại?

> Đưa ra lời khuyên để trẻ cải thiện như thế nào?

Theo Parenting Ideas