Mỗi giai đoạn trưởng thành của trẻ đều yêu cầu các bậc phụ huynh phải quan tâm và chăm lo. Vậy khi chúng có hành vi hay ý thức lệch lạc thì nên khuyên nhủ thế nào? Hãy theo chân Kênh tuyển sinh để tìm hiểu về những lời khuyên thiết thực dành cho trẻ nhé!
1. Hãy cụ thể hóa bằng hành động
Nếu bạn muốn cải thiện triệt để bất kỳ hành vi, kỹ năng hay thái độ tại bất kỳ thời điểm nào thì điều cực kỳ bức thiết là đưa ra phản hồi của bản thân về chúng. "Jai này, nếu bạn nhìn anh mình khi nói chuyện với anh ấy thì khả năng cao là anh ấy sẽ dụng tâm lắng nghe bạn hơn". Bằng cách nhận phản hồi cụ thể sẽ giúp trẻ em hoặc thanh thiếu niên nhận biết đúng đắn cách làm tốt hơn là khái quát những phản hồi ấy. Việc này cũng cần được phân theo cách không bình phán.
2. Hãy đảm bảo lời khuyên giàu hình tượng
"Việc này không phải là cách xử sự nội bộ" thì thường không giúp ích được gì. "Hãy dùng giọng điệu nhẹ nhàng khi chơi trong nhà" là cách gợi ý cho trẻ về cách cư xử. Khi dạy trẻ hãy dùng câu từ và thuật ngữ rõ nghĩa thay vì dùng những lời nói mơ hồ, trừu tượng chẳng hạn như "Hãy trở thành cô nàng ngoan ngoãn". Điều này sẽ không chỉ giúp trẻ hiểu ra được những gì bạn mong đợi mà còn đáp ứng được kỳ vọng bạn dành cho chúng.
Đưa ra lời khuyên để trẻ cải thiện như thế nào?
3. Tâm sự kịp thời
Khi trẻ phá phách tan bành ở nơi công cộng rồi mãi sang nửa tiếng sau bạn mới chỉ bảo trẻ thì sẽ chẳng có bất kỳ tác dụng nào. Mặt khác, việc dạy trẻ ngay khi trẻ nổi nóng thì chắc chắn hai bên sẽ có cuộc tranh cãi. Việc phản hồi ngay với trẻ và nếu được thì hãy nói trước với chúng trước khi vụ việc xảy ra. "Hãy đặt lợi và hại lên bàn cân để cân nhắc". Hãy nhớ rằng trẻ vị thành niên và thành niên thường bướng bỉnh nên nhớ lựa chọn thời gian và không gian phù hợp để tâm sự với trẻ nhé.
4. Chọn thời điểm để tĩnh tâm
Khi tức giận thì cha mẹ thường phản hồi không tốt với trẻ. Bất kể bạn chọn câu từ tốt đến nhường nào và lời bạn chuẩn xác ra sao thì khi chúng hình thành bởi sự giận dữ thì sẽ khiến trẻ kháng cự. Chúng sẽ phớt lờ bạn, thậm chí là bắt đầu tranh cãi nhưng chúng sẽ không nhận đồng lời bạn lời nói khi bạn đang nổi nóng đâu.
5. Đừng tiết kiệm việc lắng nghe
Hãy tán thành rằng lũ trẻ nên có quyền nghịch ngợm từ bài học hàng ngày đến thế giới quan đang hình thành ấy. Vậy nên điều quan trọng là lũ trẻ phải được phát triển ý thức về thực tực, tự đánh giá trug thực để rồi sau này khi lớn lên, đối mặt với thách thức thì chúng có khả năng dựa vào bản thân để tìm kiếm sức mạnh và sự tán thành từ thế giới xung quanh. Nếu không thể, chúng sẽ dễ bị tổn thương từ sự tán thành hời hợt xung quanh đến áp lực vô hình của bạn bè chẳng hạn như bắt nạt, bá lăng trong xã hội. Khi bạn chưa thể lắng nghe được từ chúng thì có thể hỏi chúng cảm nhận về công việc họ đang làm và chuyển dần sang việc chúng chủ động bắt chuyện khi hỏi "Mẹ ơi, bức ảnh này có đẹp không?" hoặc "Bố ơi, con đã làm tốt chứ?"
> Cách an ủi trẻ không dùng lời nói
> Cách dạy con bướng bỉnh mà phụ huynh nên biết
Theo Parentingideas