Bạn đã bao giờ nói điều gì đó như thế này với một trong những đứa trẻ của bạn chưa? "Nếu con ăn hết bữa tối, mẹ sẽ cho phép con sử dụng iPad của mẹ trong năm phút."
Hầu hết trẻ em dưới mười tuổi sẽ làm trống đĩa của chúng ngay lập tức với mẩu cà rốt treo lủng lẳng trên mặt. Nhưng đó là một “giao dịch” khó khăn khi mà cha mẹ bắt đầu “thỏa thuận” với con trẻ để giành được sự hợp tác của chúng.
Ngay khi bắt đầu, cha mẹ đã phải chuẩn bị để nâng cao tầm quan trọng của họ vì sự mới lạ trong năm phút sử dụng iPad sẽ sớm biến mất.
Điều này cũng có nghĩa là cha mẹ lại cần phải chuẩn bị để tiếp tục đối phó với con cái của họ. Vì khi chúng sớm biết rằng nếu chúng muốn chơi lâu hơn, mẹ hay cha, hoặc bất cứ ai sẽ cung cấp cho chúng một sự lôi kéo “ngon ngọt” khác sẽ giành được sự đồng ý của chúng.
Cha mẹ nên hạn chế hành động thỏa thuận với con trẻ
1. Những lý do vì sao cha mẹ nên hạn chế thỏa thuận với trẻ?
Vậy tại sao những bậc phụ huynh cần hạn chế thỏa thuận với trẻ? Có 3 lý do như sau:
1.1 Cha mẹ sẽ chỉ nhận được những gì họ đã yêu cầu với con trẻ
Tiếp tục thực hiện các “giao dịch” với con trẻ và chúng biết rằng chúng sẽ nhận được những gì bạn đàm phán. Điều đó tốt trong thế giới kinh doanh, nhưng hoàn toàn không phù hợp trong gia đình.
Có những bà mẹ đối phó với con trẻ chỉ vì họ muốn giải quyết hòa bình và nhanh chóng. Cũng có các ông bố đối phó với con cái của họ bởi vì họ thích giải quyết vấn đề theo kiểu đàm phán. Họ coi đó là một trò chơi. Điều đó tạo nên trở ngại cho vị phụ huynh còn lại khi họ chẳng hay biết con trẻ đã có những “lời đàm phán” khác từ trước đó.
1.2 Những đứa trẻ cũng có thể là người thực hiện giao dịch
Đôi khi những đứa trẻ mới chính là người đưa ra các điều kiện. "Bố muốn con đi ngủ lúc 8 giờ tối phải không? Vâng, con sẽ đi ngủ lúc 8 giờ nếu con có thể coi TV trong phòng của con", một “nhà đàm phán tí hon” nói.
Trong trường hợp đó, sẽ cần phải có một bậc cha mẹ hiểu biết để nói: "Thực ra sẽ là không. Điều đó sẽ không xảy ra đâu." Đôi khi bạn đã tham gia vào các giao dịch do con trẻ khởi xướng trước khi bạn nhận thức được điều đó đang xảy ra. Con trẻ có thể tận dụng lợi thế về sự bận rộn, mệt mỏi hoặc thời gian eo hẹp của cha mẹ, hết lần này đến lần khác để tạo ra “thỏa thuận”.
1.3 Cha mẹ coi đó là phương thức cuối cùng
Nếu thực hiện các “giao dịch” với con trẻ để có được sự hợp tác là một “chiến lược" bạn sử dụng thì nó nên là một chiến lược cuối cùng. Bạn chỉ nên sử dụng khi mẹ bạn đến thăm; khi bạn mệt mỏi với chó; hoặc khi bạn muốn một buổi sáng Chủ nhật ấm cúng trên giường,... chứ không phải là “chiến lược” đầu tiên khi bạn muốn con bạn cư xử tốt.
Đôi khi sự "thỏa thuận" không hẳn là công bằng trong quan hệ cha mẹ và con cái
2. 5 lựa chọn thay thế cho việc “thực hiện giao dịch” với con trẻ
2.1 Bắt con cư xử đúng đắn
Làm ầm ĩ khi con bạn cư xử không như bạn muốn. Khuôn mặt của bạn biểu hiện rằng bạn hài lòng với cách cư xử tốt, và con trẻ nhận thấy và điều chỉnh hành vi của chúng. Điều này dựa trên tiền đề rằng sự công nhận của cha mẹ là một nguồn động lực cao cho đa số trẻ em.
2.2 Thưởng cho con trẻ sau khi chúng cư xử đúng
Tránh nói với con trẻ đại loại như: "Nếu con ngoan trong chuyến đi mua sắm, cha mẹ sẽ mua cho con một chiếc xe hộp diêm." Đây là hành vi hối lộ, gắn liền với nghệ thuật đàm phán. Thay vào đó, hãy thể hiện sự đánh giá cao của bạn với sự cư xử tốt của con trẻ. Thứ tự của các sự kiện tạo ra sự khác biệt rất lớn.
2.3 Giao tiếp phi ngôn ngữ như mèo
Có những lúc một đứa trẻ hoặc thiếu niên cần biết rằng "Không có nghĩa là không" thay vì "Không chỉ là một gợi ý". Một thông điệp được gửi với ngôn ngữ cơ thể vững chắc, một cái đầu tĩnh lặng và một ngữ điệu rõ ràng, bằng phẳng cho thấy rằng bạn nghiêm túc và không có giao tiếp nào nữa sẽ được tham gia. Giao tiếp phi ngôn ngữ này khá giống mèo, vì hình ảnh này ẩn du cho sự tín nhiệm của cha mẹ.
Con trẻ nên biết đôi khi "Không" chính là không thay vì là một sự gợi ý
2.4 Hãy để hành động lên tiếng
Thay vì “đám phán” với con trẻ về việc đóng gói đồ chơi cũ của chúng, bạn hãy thẳng tay cho đám đồ ấy vào “chiếc thùng bí ẩn” trong một khoảng thời gian. Bạn sẽ có thể hơi khó chịu vào thoạt đầu khi sử dụng phương pháp này. Nhưng điều này sẽ nói lên rằng bạn có sự đồng nhất giữa nói và làm với con bạn, không hề nhượng bộ.
2.5 Hãy tập trung vào chính bạn thay vì con trẻ
Bạn muốn con đi ngủ đúng giờ? Vậy hãy bắt đầu bằng việc bạn lên giường và bắt đầu kể truyện cổ tích cho con trẻ vào thời gian đã được định sẵn. Đừng màng đến việc con trẻ có muốn điều đó hay không. Nếu chúng la ó hay lên án rằng điều đó không công bằng, hãy nhớ rằng việc phải thay đổi khung giờ kể truyện cũng chẳng công bằng với bạn. Chỉ với một sự thay đổi nhỏ: không nói ra việc gì sẽ được làm, mà nói rằng bạn sẽ là điều gì vào thời gian nào. Điều này sẽ tạo ra sự khác biệt hiệu quả, nhất là khi con của bạn không phải là một đứa trẻ thích nghe dạy rằng sẽ phải làm gì.
> Cách dạy con bướng bỉnh mà phụ huynh nên biết
> 7 phương pháp dạy con của người Do Thái
Theo Parenting Ideas