Tính lãnh đạo là một yếu tố tiềm ẩn trong mỗi con người. Kỹ năng lãnh đạo sẽ được bồi dưỡng tốt nhất trong giai đoạn khi trẻ còn nhỏ, bắt đầu từ khi trẻ cắp sách đến trường. Vậy là thế nào để xây dựng và phát triển tính lãnh đạo cho trẻ? Các yếu tố dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời.
1. Tinh thần trách nhiệm
Để trở thành một nhà lãnh đạo, con trẻ trước tiên sẽ phải có tinh thần trách nhiệm. Tinh thần này được biểu hiệu qua lời nói, hành động, thói quen và khi đối diện với lợi ích của tập thể. Những tình huống thực tế để giúp tăng tinh thần trách nhiệm của trẻ:
- Cha mẹ sẽ giao cho họ những nhiệm vụ nhất định trong ngày. Như yêu cầu trẻ tự thức giấc mà dọn dẹp giường ngủ ngăn nắp.
- Khuyến khích trẻ tự đi giảng hòa các mối quan hệ, như giữa bạn bè, giữa anh chị em trong gia đình khi đang có sự xung đột.
- Yêu cầu trẻ chịu trách nhiệm về các công việc gia đình khi trẻ quên làm.
Trẻ có thể luyện tập về tinh thần trách nhiệm ngay tại trong gia đình
2. Khả năng giao tiếp
Để trở thành một nhà lãnh đạo thì trẻ sẽ cần có khả năng truyền tải được các thông điệp một cách rõ ràng. Kỹ năng này sẽ được rèn luyện qua các tình huống cần phát biểu công khai, giao tiếp 1-1 hoặc nhóm nhỏ tại trường và ở nhà. Những cách để cha mẹ có thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ có thể là:
- Trò chuyện 1-1 với trẻ về các chủ đề, tình huống đa dạng
- Khuyến khích trẻ nói nói chuyện, trao đổi thông tin cùng bạn bè ở những thời điểm được nghỉ ngơi hay giờ ăn trưa. Chỉ dạy trẻ tìm cách chia sẻ suy nghĩ của mình, lắng nghe ý kiến của các bạn và có thể tóm tắt về các chủ đề được nói đến.
- Ủng hộ trẻ tham gia những hoạt động cần đến kỹ năng nói ở trường. Ví dụ như thời gian đọc bản tin hằng ngày, các giờ tranh luận hoặc các trò chơi cần quản trò-trọng tài.
3. Tính tổ chức sắp xếp
Khả năng tổ chức là “nòng cốt” của việc lãnh đạo hiệu quả. Suy nghĩ những gì cần phải làm, lập kế hoạch trước và đảm bảo được thời gian thực hiện là những kỹ năng tổ chức cơ bản. Những cách thực tế để phát triển các kỹ năng tổ chức mà cha mẹ nên khuyến khích con thực hiện là:
- Giữ cho không gian cá nhân của trẻ như phòng ngủ được dọn dẹp ngăn nắp và sắp xếp gọn gàng.
- Sử dụng sổ ghi chép hoặc nhật ký để giúp trẻ quản lý được thời gian.
- Nhờ trẻ lên lịch biểu làm việc nhà dành cho tất cả thành viên trong gia đình.
Trẻ thể hiện kỹ năng tổ chức, sắp xếp thông qua việc dọn phòng
4. Làm việc nhóm
Hợp tác, khuyến khích và chấp nhận người khác là những phẩm chất thiết yếu của một nhà lãnh đạo. Gia đình sẽ là một môi trường tuyệt vời để phát triển ý thức làm việc theo nhóm ở trẻ em. Bởi môi trường này tự nhiên đòi hỏi trẻ phải thỏa hiệp vì lợi ích chung và hòa khí gia đình. Những cách thực tế để phát triển ý thức làm việc nhóm của trẻ bao gồm:
- Khuyến khích trẻ dành thời gian, kiến thức và không gian của trẻ với các thành viên trong gia đình.
- Khuyến khích những đứa trẻ làm việc nhà cùng nhau.
- Nhấn mạnh vai trò của trẻ trong tập thể. Thay vì chỉ nhắc đến thành tích cá nhân của trẻ, hãy nói về những đóng góp của trẻ cho nhóm đã giúp nhóm có thể phát triển ra sao.
5. Quản trị cảm xúc
Một nhà lãnh đạo thất bại là khi họ không giữ được bình tĩnh lúc mọi việc chẳng suôn sẻ. Kỹ năng trí tuệ cảm xúc đòi hỏi sự tự nhận thức, khả năng xác định cảm xúc của chính mình và có phản ứng thích hợp đối với cảm xúc của người khác. Bạn có thể giúp trẻ nuôi dưỡng kỹ năng này theo cách sau:
- Giúp con nhận ra cảm xúc của mình: “Có phải điều này khiến con tức giận không?”
- Hướng dẫn con nhìn nhận cảm xúc của người khác: “Con thử nghĩ xem anh trai con sẽ cảm thấy gì lúc này?”
- Thảo luận về cảm xúc của các nhân vật trong sách, chương trình truyền hình và phim ảnh với con:"Con nghĩ nhân vật đó cảm thấy thế nào khi anh ấy bị bạn bè từ chối?"
Trẻ cần được luyện tập về trí tuệ cảm xúc nếu muốn trở thành một nhà lãnh đạo
Ở tất cả cách lĩnh vực, nhà lãnh đạo luôn sẽ là yếu tố chính để dẫn dắt sự thành công của tập thể. Với một đứa trẻ, thời thơ ấu sẽ là khoảng thời gian tuyệt vời để kích phát tiềm năng lãnh đạo trong chúng. Việc bạn cần là dẫn dắt và khuyến khích trẻ có sự cống hiến, từ trong gia đình đến trường lớp. Bằng cách xây dựng và củng cố các tố chất như tinh thần trách nhiệm, giao tiếp tốt, có óc tổ chức, biết phối hợp làm việc và trí tuệ cảm xúc; cùng với sự mài dũa qua thời gian, con trẻ sẽ có thể tự tin với khả năng lãnh đạo thành thục và phát triển không ngừng.
> Những sai lầm của cha mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ
> Sự ganh đua giữa anh chị em trong gia đình - Nguyên nhân và cách khắc phục
Theo Parenting Ideas