“Vì đâu có sự ganh đua giữa những đứa trẻ trong gia đình?”. Và câu trả lời sẽ luôn là: “Vì bạn có nhiều hơn một đứa trẻ!”. 

Làm thế nào để cha mẹ có thể tăng cường kỹ năng lắng nghe con trẻ?

Làm thế nào để cha mẹ có thể tăng cường kỹ năng lắng nghe con trẻ?

Lắng nghe con trẻ có cần thiết? Lắng nghe con trẻ như thế nào là đúng?

Câu hỏi hay được mở đầu trong những buổi thảo luận về nuôi dạy con cái là: “Vì đâu có sự ganh đua giữa những đứa trẻ trong gia đình?”. Và câu trả lời sẽ luôn là: “Vì bạn có nhiều hơn một đứa trẻ!”. Câu trả lời tưởng đùa mà thật, bởi sự ganh đua giữa anh chị em xuất hiện khi đứa trẻ cảm thấy bố mẹ đã dành sự quan tâm cho một “đứa trẻ khác”, sự cảnh giác với mối nguy bắt đầu xuất hiện và lớn dần. Vì vậy nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi điều này xảy ra, cách hiệu quả nhất có lẽ là dừng lại việc sinh nhiều hơn một đứa con.

Thế nhưng có vẻ đây là một phương pháp khó thực thi. Trong cuộc sống hiện đại, các gia đình được khuyến khích sinh từ 2-3 con để nuôi dạy chúng cho tốt. Và sự ganh đua giữa những đứa trẻ thường xảy ra khá căng thẳng nhất là đối với những gia đình có 2 con. Nếu bạn lo lắng về vấn đề này thì một số phương pháp sau sẽ dành cho bạn để giảm thiếu và loại bỏ sự ganh đua giữa các anh chị em trong gia đình.

Sự ganh đua giữa anh chị em trong gia đình - Nguyên nhân và cách khắc phục - Ảnh 1

Làm sao để ngăn chặn sự ganh đua giữa anh chị em?

1.  Chấp nhận sự khác biệt của từng đứa trẻ

Cha mẹ thực sự cần có lòng bao dung và sự chấp nhận đối với khả năng, sở thích của từng đứa trẻ. Đối với từng cá nhân, chúng sẽ có những hoài bão và khả năng riêng biệt. Thế nhưng cha mẹ thường sẽ có xu hướng áp đặt suy nghĩ, ước mơ, hy vọng của mình vào con cái. Bạn sẽ tỏ ra thất vọng khi có đứa trẻ không đi theo đường hướng bạn vạch ra và dồn sự tập trung vào đứa trẻ có biểu hiện khiến bạn vừa ý hơn. Điều này làm sâu sắc hơn tính ganh đua giữa các anh chị em bởi chúng sẽ thấy khó chịu khi bị bạn quy chụp rằng chúng không phù hợp với hệ giá trị mà bạn tạo ra. Vì vậy bạn cần phải có sự chấp nhận - đặc biệt là đối với những đứa trẻ có lý tưởng, khả năng và hành vi biểu hiện khác với mong đợi của chúng ta.

2. Nhận ra được vai trò riêng biệt của từng đứa trẻ

Một người mẹ đã yêu cầu 3 đứa con của mình hãy giúp cô khiến cho bà ngoại cảm thấy bà được chào đón khi có cuộc ghé thăm gia đình. Hai đứa con lớn có câu trả lời theo một cách thông thường rằng một đứa sẽ lau nhà và một đứa sẽ trang trí hoa. Thế nhưng đứa con gái út lại bắt đầu bỏ vào phòng ngủ và đọc sách. Người mẹ thoạt đầu có chút bối rối và khó chịu, cô bước đến và hỏi xem đứa trẻ đang làm gì. Cô con gái hồn nhiên đáp: “Con đang đọc lại để ghi nhớ những câu chuyện cổ tích vì bà ngoại thích chúng lắm.”

Trường hợp trên đã nhắc nhở chúng ta rằng mỗi đứa trẻ ý thức được vai trò và khả năng riêng của mình, từ đó chúng cố gắng có sự đóng góp vào gia đình theo một cách tích cực. Vì vậy bạn đừng vội phán xét con trẻ, hãy có sự bình tĩnh và dẫn dắt chúng sao cho đúng.

Sự ganh đua giữa anh chị em trong gia đình - Nguyên nhân và cách khắc phục - Ảnh 2

Nhận thức vai trò và khả năng riêng biệt của từng đứa trẻ

3. Khen ngợi và khuyến khích từng đứa trẻ trong gia đình

Bạn có khen ngợi con bạn khi chúng thực hiện những chức năng cơ bản của cơ thể như khi đi vệ sinh đúng chỗ, tự uống sữa không? Bạn có khen ngợi và khuyến khích con trẻ khi chúng thực hiện những hành động ý thức như nhặt rác, không ngắt hoa ở công viên không? Câu trả lời thường sẽ là “Không”. 

Trẻ em có được lòng tự trọng thông qua những thông điệp từ ba mẹ và sự tương tác với thế giới. Nhiệm vụ của cha mẹ khi có con cái dưới 10 tuổi là tìm ra những khả năng của trẻ và hướng dẫn chúng sử dụng những khả năng đó ra sao. Một phụ huynh thông minh có thể khuyến khích con cái thường xuyên báo cáo về hiệu suất, tiến trình một công việc cụa thể nào đó. Khi chúng có sự báo cáo, phản hồi tích cực thì những lời khen ngợi, sự động viên sẽ khiến những đứa trẻ giảm thiểu tối đa sự tiêu cực đối với mọi khía cạnh của cuộc sống.

Sự ganh đua giữa anh chị em trong gia đình - Nguyên nhân và cách khắc phục - Ảnh 3

Hãy dùng sự khen ngợi và khuyến khích để giúp trẻ xây dựng lòng tự trọng

4. Xử phạt những đứa trẻ cùng nhau khi chúng phạm lỗi

Nhiều cha mẹ sẽ cố truy ra xem đứa trẻ nào trong đàn con là thủ phạm khi có những lỗi lầm như cư xử không tốt, bỏ bê công việc hay làm xáo trộn trình tự nào đó. Trong trường hợp này, bạn hãy xử phạt chúng cùng nhau khi bất kỳ đứa trẻ nào kém hoàn hảo hơn. Điều này làm cho tất cả những đứa con biết chịu trách nhiệm về hành vi mình gây ra, tăng cao tinh thần đồng đội và khiến chúng ngừng chống đối lẫn nhau.

5. Tập trung vào giải quyết vấn đề thay vì cố gắng xung đột thêm

Có hai cách tiếp cận rộng rãi mà cha mẹ có thể áp dụng với sự xung đột giữa anh chị em: tham gia hoặc giữ vị trí trung lập. Trong cuốn sách Becoming Better Parents ,Tiến sĩ tâm lý học về nuôi dạy con cái người Úc Maurice Balson khuyên các bậ cha mẹ nên để trẻ em tự giải quyết tranh chấp của chính chúng nhưng tránh xa việc thực sự xảy ra “chiến tranh”.

Hầu hết các bậc cha mẹ đều biết rằng có một số sự xung đột là không thể tránh khỏi. MỘt số những sự xung đột căng thửng đến mức chúng phải đánh nhau. Nếu bạn có sự can thiệp, hãy giúp con trẻ ngồi xuống và đưa ra những cách giải quyết trước tiên thay vì để “chiến tranh” thực sự phải nổ ra.

Sự ganh đua giữa anh chị em trong gia đình - Nguyên nhân và cách khắc phục - Ảnh 4

Giúp con trẻ nhận ra và giải quyết vấn đề thay vì để chúng thật sự phải xảy ra xung đột

6. Hãy có những “cuộc họp gia đình” khi con trẻ bắt đầu lên 5 tuổi

Tổ chức các “cuộc họp gia đình” là một cách hữu hiệu để thúc đẩy sự gắn kết giữa các thành viên và tránh những xung đột không cần thiết. Đây là một dịp để những đứa trẻ giải tỏa những sự kìm nén trong môi trường được kiểm soát, an toàn. Đây còn là dịp để những đứa trẻ có cơ hội được tham dự vào những quyết định của gia đình

Những “cuộc họp gia đình” sẽ hoạt động tốt nhất khi chúng được tổ chức trong thời gian ngắn, định kỳ hàng tuần và được kết thúc trong sự hài lòng của các thành viên. Hãy đảm bảo vai trò lãnh đạo của cha mẹ vì như mọi cuộc họp, luôn cần có người đưa ra sự dẫn dắt và đảm bảo được các quy tắc cơ bản.

Sự ganh đua giữa anh chị em trong gia đình - Nguyên nhân và cách khắc phục - Ảnh 5

Hãy có những cuộc họp gia đình để các thành viên có sự giải tỏa

7. Hãy giữ sự khăng khít và không khí vui vẻ

Bạn đã bao giờ nhận thấy rằng khi bạn đang vui vẻ với con trẻ, “cuộc chiến” được chấm dứt hoặc ít nhất là giảm? 

Thật khó để cười và “chiến đấu” cùng một lúc, kể cả giữa bố mẹ với con trẻ và giữa con trẻ với nhau. Hãy cố gắng dành thời gian để cả gia đình ở bên nhau nhiều hơn. Tham gia vào các hoạt động thú vị như chơi trò chơi, đọc một câu chuyện cùng nhau và nhiều cách khác để thúc đẩy sự tương tác hoặc gần gũi giữa trẻ với trẻ, trẻ với cha mẹ.

> Cách an ủi trẻ không dùng lời nói 

> 7 phương pháp dạy con của người Do Thái 

Theo Parenting Ideas