Sự kiện Hot: TUYEN SINH 2012 - DIEM THI DAI HOC - TI LE CHOI
Tin liên quan:
> Dừng đề án 322 vì hết tiền, ứng viên kêu cứu
>> Dừng Đề án 322 chẳng khác gì...đem con bỏ chợ
>>> Chuyển sinh viên được học bổng 322 sang học bổng khác
Đề án 322 bị dừng vì thiếu nguồn kinh phí khiến nhiều ứng viên trúng tuyển “khóc dở, mếu dở”. Thay vì đi các nước Anh, Pháp, Mỹ thì nay muốn đi học trong năm 2012 sẽ chuyển sang các nước như Maroc, Srilanka.
Nhiều ứng viên thất vọng khi đề án 322 bị dừng lại
Theo quyết định 815 của Bộ GD&ĐT thì sinh viên tuyển chọn đi học đại học ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (Đề án 322) năm 2011 học tại các nước Hoa Kỳ, Pháp, Úc, Anh,Ca-na-da, Hàn Quốc,...
Tuy nhiên, đã từ năm 2010 Bộ GD&ĐT có chủ trương “gối” việc tuyển sinh đào tạo tiến sĩ của Đề án 322 vào Đề án 911 (cho đối tượng học tiến sĩ làm giảng viên, đã được phê duyệt song chưa được cấp kinh phí). Do đó đã tăng số lượng ứng viên đi học tiến sĩ để chuyển tiếp sang Đề án 911.
Việc xác định tăng chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ là có mục đích nối tiếp sang Đề án 911, song do một số thủ tục cho Đề án 911 chưa hoàn tất nên các chỉ tiêu đi học tiến sĩ đã chiếm vào chỉ tiêu chung của Đề án 322.
Bộ GD&ĐT giải quyết cho ứng viên bị dừng lại năm 2012, vào thời điểm này các ứng viên chuyển sang học bổng MEXT của Chính phủ Nhật Bản, học bổng của Chính phủ Xri Lan-ca, Cuba, Liên bang Nga, Ma-rốc. Sắp tới có thêm các học bổng khác để ứng viên quan tâm nghiên cứu và lựa chọn.
Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Xuân Vang cho biết, nếu ứng viên không đi học các nước nói trên ứng viên sẽ phải chờ đề án mới tiếp nối 322 để học đúng nguyện vọng.
Một ứng viên trúng tuyển đi học ĐH tại Pháp chia sẻ, chị rất bàng hoàng khi nhận được quyết định dừng đề án 322. Từ chỗ trúng tuyển đi học ở Pháp, giờ được yêu cầu đăng ký lại nước khác không phù hợp với cơ sở, nguyện vọng cũng như ngôn ngữ đã học.
Không hợp lý ở chỗ, các ứng viên đã mất hơn một năm để học tiếng Pháp, tuy nhiên những nước có thể đăng kí đi học trong năm 2012 lại là Maroc, Srilanka, CuBa...: “Chúng chúng em sẽ học như thế nào? Những nước này có phải là những nước tiên tiến để Việt Nam cử nhân tài đi học hỏi kinh nghiệm về phục vụ đất nước?".
Đại diện cho ứng viên Dương Thị Thanh thắc mắc, trong 14 nước để các ứng viên chuyển đổi học bổng thì chỉ có Maroc nói tiếng Pháp: “Cục trưởng tư vấn cho các em nên đi nước nào học đây”.
Nhiều ứng viên đi học nước ngoài theo đề án 322 thực sự thất vọng và hoang mang khi cho rằng, nếu Bộ không xử lí được cho họ đi học đúng hạn (tháng 9 này) thì họ sẽ phải trở về trường học: “Bao nhiêu công sức gần hai năm trời bỗng trở thành công cốc”- ứng viên chia sẻ.
Một giảng viên trẻ của ĐH Công Nghệ Giao thông vận tải thì băn khoăc, trường hợp giảng viên các trường đại học, cao đẳng, xin phép các trường đi học bây giờ phải dừng lại không biết giải thích cho trường thế nào?
Mặt khác, theo ứng viên này các học bổng hiệp định, học bổng MEXT (Nhật Bản) thực ra ứng viên không chủ động được: “học bổng theo hiệp định với Nga phải có chứng nhận của giáo sư bên kia, chúng tôi không thể chuyển một phát từ tiếng Pháp sang tiếng Anh, càng không thể xin ngay giáo sư bên Nga tiếp nhận chúng tôi được”- ứng viên chia sẻ.
Chờ học bổng khác
Trong buổi “đối thoại” với Cục trưởng Cục đào tạo với nước ngoài ngày 21-5, nhiều ứng viên rất hoang mang khi hỏi Vụ trưởng: “vậy bây giờ chúng em phải làm gì”, Cục trưởng Nguyễn Xuân Vang trả lời: “chúng em không phải làm gì cả. Bây giờ các em gửi email cho Cục, muốn đăng ký sang diện học bổng hiệp định thì đăng ký chuyển nguyện vọng, còn muốn nguyện vọng cũ của mình thì gửi lại thông tin cho Cục”.
Ông Vang cho biết, vấn đề chính là làm sao phải được đi học đúng thời gian (tháng 7 này đợt thạc sĩ đi học ở Úc và tháng 9 này các ứng viên đại học ở các nước): “Chúng tôi làm hết sức vì các ứng viên”- ông Vang khẳng định.
Nhiều ứng viên học bổng thạc sĩ băn khoăn: “Nếu tháng 8,9 chính phủ chưa phê duyệt đề án mới chúng em sẽ thế nào hay về trường cũ học”?
“Cái này là cái không muốn các em về trường cũ học, đó là bất đắc dĩ. Tôi hy vọng tờ trình thứ 3 này chúng tôi gửi lên có thể giải quyết để các bạn đi được đúng thời hạn”- Cục trưởng trả lời.
Tuy nhiên, cũng theo ông Vang: “ Còn trường hợp đến tháng 8, tháng 9 mà không đi học được nữa, thì chúng ta bảo lưu kết quả đó sang năm sau. Đó là trường hợp xấu nhất, nhưng tôi tin trường hợp xấu nhất đó không xảy ra”.
Còn với ứng viên Lê Thị Hồng Nhung (đi học thạc sĩ ở Pháp) “chất vấn” Cục trưởng: “nếu như đề án mới được phê duyệt thì tất cả chúng tôi có thể đi học không? Hay vì một tiêu chí này, tiêu chí kia của đề án mới chúng tôi không đáp ứng được thì sao”.
Ông Vang khẳng định: “Với những trường hợp ứng viên được Thứ trưởng kí trúng tuyển rồi thì dù đề án này hay đề án mới, đến 31-12 (thời hạn trúng tuyển) không đi học được vì kinh phí này sẽ gia hạn tiếp cho ứng viên”.
Còn phụ huynh của ứng viên Ngô Mai Hạnh (ứng viên đại học đi Pháp) lại hỏi: “Nếu con tôi không đến nhập học đúng hạn, làm gì có chuyện trường cho đợi đến sang năm. Làm thế nào nếu trường bên Pháp khai giảng rồi ở nhà mới có quyết định để được đi học. Việc này sẽ giải quyết thế nào, lúc đó các con tôi sẽ nhỡ học”.
Tuy nhiên, các phụ huynh và ứng cử viên cũng chỉ biết “chờ quyết định từ chính phủ. Trường hợp nào cần giúp đỡ thì gửi email đến Cục. Chuyên viên của Cục sẽ giúp gửi sang các trường xin gia hạn thời gian cho ứng viên do năm nay chưa đi học được vì vấn đề kinh phí”- Ông Vang thông tin.
Tin liên quan đến xét tuyển:
-
Tỉ lệ chọi các trường Đại học phía Bắc
-
Tỉ lệ chọi các trường Đại học phía Nam
-
Xem tỷ lệ chọi các trường ĐH - CĐ 2012
** Bạn có thể để lại thắc mắc về tuyển sinh 2012, câu hỏi hoặc ý kiến tại ô bên dưới
Những chủ đề đang được quan tâm:
DIEM THI - DIEM THI DAI HOC 2012 - DIEM THI DAI HOC - XEM DIEM THI
DIEM CHUAN - DIEM CHUAN DAI HOC - DIEM CHUAN DAI HOC 2012
TUYEN SINH - TUYỂN SINH - CHI TIEU TUYEN SINH 2012
TI LE CHOI - TỈ LỆ CHỌI - TI LE CHOI 2012
Kênh Tuyển Sinh
(Theo: Tienphong)