Tại kỳ họp thứ 7 khóa X sáng 11/10, HĐND TP.HCM đã chính thức thông qua mức học phí năm học 2022-2023 của các cấp học.

Thu nhập nghề giáo thấp dẫn đến thiếu nhân lực - Đề xuất khắc phục của Sở GD&ĐT TPHCM

Thu nhập nghề giáo thấp dẫn đến thiếu nhân lực - Đề xuất khắc phục của Sở GD&ĐT TPHCM

Thu nhập của giáo viên thấp khiến ngành này thiếu nhân lực trầm trọng. Vì lẽ đó Sở GD&ĐT TPHCM vừa có văn bản gửi UBND TP đề xuất phê duyệt Kế hoạch nâng chuẩn...

1. Đã thông qua mức học phí năm học mới

Cụ thể tại kỳ họp, HĐND TP đã thông qua tờ trình xem xét mức học phí với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo trên địa bàn TP. Trong đó, thống nhất tăng học phí THCS nhóm 1 từ 60.000 đồng/tháng lên 300.000 đồng, các cấp học khác tăng 70.000 - 180.000 đồng tùy khu vực (trừ cấp tiểu học và nhà trẻ, mẫu giáo nhóm 2).
Mức thu học phí năm học 2022 - 2023 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên cụ thể như sau:

TP.HCM thông qua học phí năm học mới: Tăng học phí tối đa 5 lần nhưng lại cấp bù kinh phí - Ảnh 1

Mức học phí năm học 2022 - 2023 sau khi HĐND TP thông qua nghị quyết

Nhóm 1 bao gồm học sinh học tại các trường ở TP Thủ Đức và các quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân. Nhóm 2 bao gồm học sinh học tại các trường ở các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ.
Mức học phí đối với cấp tiểu học quy định tại điểm này không phải là mức thu thực tế cho phép thu, chỉ làm căn cứ thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục ở địa bàn chưa đủ trường tiểu học công lập và các đối tượng học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng được hưởng chính sách miễn, giảm học phí theo quy định.
Ngoài ra, HĐND TP.HCM cũng đồng ý với đề xuất của UBND về mức hỗ trợ học phí áp dụng từ đầu năm học 2022 - 2023. Theo đó thành phố sẽ chi ngân sách cấp bù học phí để mức thực đóng của phụ huynh năm nay không tăng so với năm ngoái.
Tổng kinh phí dự trù để thực hiện chính sách hỗ trợ học phí nói trên là 1.541 tỉ đồng, trong đó 1.245 tỉ đồng hỗ trợ học phí học sinh công lập và 296 tỉ đồng hỗ trợ học phí cho học sinh các trường ngoài công lập.

TP.HCM thông qua học phí năm học mới: Tăng học phí tối đa 5 lần nhưng lại cấp bù kinh phí - Ảnh 2

Khung học phí năm học 2022 -2023 và từ năm học 2023 - 2024 đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên 

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, việc đề xuất tăng học phí sau 2 năm diễn ra dịch bệnh là vấn đề hết sức nhạy cảm. Tuy nhiên khung học phí năm học 2022 - 2023 theo nghị định số 81 của Chính phủ hiện tại quy định mức sàn thu học phí đối với các địa bàn dân cư thành thị và nông thôn tương đương với nhóm 1 và nhóm 2 là 100.000 - 300.000 đồng/học sinh/tháng đối với tất cả các bậc học.
Đồng thời, mức học phí dự kiến hạn chế thấp nhất mức chênh lệch tăng tuyệt đối so với mức thu của năm học 2021 - 2022.

TP.HCM thông qua học phí năm học mới: Tăng học phí tối đa 5 lần nhưng lại cấp bù kinh phí - Ảnh 3

So sánh chênh lệch tăng của 2 năm học 2021-2022 và năm học 2022-2023

So sánh chênh lệch của khung mức thu 2022 - 2023 đề xuất so với mức thu trước đây, Sở Giáo dục và Đào tạo nhận định khung thu học phí đang đề xuất thực hiện đúng quy định và phù hợp với điều kiện thực tế. Ngoài ra cũng góp phần vào ngân sách nhà nước, nâng cao mức đầu tư trên mỗi học sinh.
Bên cạnh đó còn có tác động đến điều tiết ngân sách đầu tư nhiều hơn ở nơi còn nhiều khó khăn, thực hiện tốt tính công bằng trong hệ thống giáo dục. Việc phát sinh chênh lệch mức thu học phí giữa các địa bàn quận nội thành và các huyện nội thành do mức thu các năm trước đây TP.HCM luôn duy trì mức thu học phí thấp và không tăng trong suốt 6 năm nay.

2. Tăng học phí nhưng quyết định cấp bù ngay mức chênh lệch

Với quy định mới thực hiện từ năm học 2022-2023, có những bậc học, mức học phí tăng gấp 5 lần so với mức học phí áp dụng tại TP.HCM từ năm học 2021-2022 trở về trước. Cụ thể, học sinh THCS, học viên giáo dục thường xuyên bậc THCS ở các quận sẽ đóng mức học phí từ 60.000 đồng/học sinh/tháng lên 300.000 đồng/học sinh/tháng, tăng 5 lần so với trước đây.
Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM, mức học phí nói trên được TP.HCM thực hiện theo Nghị định 81 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo đã được Chính phủ ban hành tháng 8.2021 và có hiệu lực thi hành từ 15.10.2021. Năm học 2021-2022, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến căng thẳng nên HĐND TP.HCM đã đồng ý thực hiện việc cấp bù học phí cho toàn bộ học sinh các bậc học.
Trong năm học mới, thực hiện theo lộ trình học phí nhưng với tình hình kinh tế khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Sở GD-ĐT TP.HCM đã đề xuất mức thu học phí thấp nhất (mức sàn) theo Nghị định 81 của Chính phủ. Tuy nhiên, người đứng đầu ngành giáo dục TP.HCM nhìn nhận vẫn phát sinh chênh lệch mức thu giữa địa bàn quận nội thành và các huyện ngoại thành. Đặc biệt TP.HCM đang trong giai đoạn phục hồi kinh tế, người dân mới bắt đầu có việc làm trở lại, thu nhập chưa ổn định nên mức thu mới tăng so với mức thu cũ là vấn đề hết sức nhạy cảm, ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống người dân.
Chính vì vậy, trên cơ sở tham mưu của Sở GD-ĐT và đề xuất của UBND TP.HCM, HĐND TP.HCM đã đồng ý thông qua tờ trình về việc chi ngân sách cấp bù học phí hỗ trợ cho học sinh. Chính vì vậy, dù học phí áp dụng có tăng nhưng khoản thực đóng của học sinh vẫn giữ nguyên như mức học phí của năm học 2019-2020. Được biết, dự toán ngân sách TP.HCM cấp bù khoảng 1.500 tỉ đồng.

TP.HCM thông qua học phí năm học mới: Tăng học phí tối đa 5 lần nhưng lại cấp bù kinh phí - Ảnh 4
HĐND TP.HCM thông qua tờ trình hỗ trợ học phí, giảm gánh nặng cho phụ huynh học sinh

3. Một quyết định có tính nhân văn

Trước thông tin TP.HCM chính thức công bố mức học phí năm học 2022-2023, anh Dương Thanh Hùng, phụ huynh học sinh Trường THCS Nguyễn Du (Q.1, TP.HCM), nhận xét: "Dù biết khoản tiền học phí trong tổng các khoản chi tiêu cho việc học tập của các con của mỗi gia đình có thể không đáng bao nhiêu nhưng khi biết thành phố có chính sách hỗ trợ để phụ huynh đóng tiền bằng mức thu của 3 năm học trước đây, tôi thấy là một quyết định có tính nhân văn. Bởi dù sao các cấp lãnh đạo có quyền quyết định chính sách đã hiểu được những khó khăn thực tế mà người dân đang trải qua sau 2 năm bị ảnh hưởng quá nặng nề từ đại dịch".
Còn chị Nguyễn Thị Bích Vân, phụ huynh học sinh Trường THCS Lê Văn Tám (Q.Bình Thạnh) cho rằng chính sách về học phí của TP.HCM vừa đảm bảo thực hiện đúng quy định của Chính phủ vừa đáp ứng với mong mỏi của người dân. Các khoản thu giữ ổn định như cũ thì phụ huynh học sinh đỡ áp lực tiền trường đầu năm, theo chị Vân.

> Đại học Quốc gia Hà Nội 'mạnh tay' đãi ngộ cán bộ khoa học trẻ

> Chân dung những người lái đò thầm lặng: Cống hiến quên mình cho đời

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp