Dù là trong xã hội hiện đại, khi kinh tế các hộ gia đình đã được cải thiện nhiều, thì vẫn còn đó nhiều những người lái đò luôn thầm lặng giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, cống hiến cho đời.

Những khó khăn mà tân sinh viên gặp phải trong năm học mới

Những khó khăn mà tân sinh viên gặp phải trong năm học mới

Bước vào cuộc sống của một tân sinh viên, việc chưa kịp thích ứng với môi trường mới khiến các em không khỏi bỡ ngỡ, gặp phải khó khăn.

1. Cô giáo miền Tây hơn 20 năm dạy chữ miễn phí cho trò nghèo

22 năm qua, cô Trần Thị Mươn, 64 tuổi, mở lớp học tình thương tại nhà, dạy chữ miễn phí cho trẻ em người Khmer có hoàn cảnh khó khăn.
Căn nhà cấp 4 nằm sâu trong con hẻm nhỏ trên đường Tôn Đức Thắng, Phường 5, TP Sóc Trăng, hàng ngày luôn vang tiếng ê a đọc chữ của trẻ nhỏ. Lớp học có diện tích khoảng 30 m2, cô xếp các dải ghế nhựa cao làm bàn học; ghế thấp cho học sinh ngồi.

Chân dung những người lái đò thầm lặng: Cống hiến quên mình cho đời - Ảnh 1

Cô Trần Thị Mươn dạy trẻ em viết chữ tại lớp học tình thương của mình.

Trên vách tường, cô đặt tấm bảng đen để dạy, kế bên là bảng chữ cái cho các em mới vào học lớp 1 nhận biết. Học sinh ở đây số đông là con em người dân tộc Khmer có hoàn cảnh khó khăn.
Cô Mươn vốn là giáo viên mầm non nhưng vì gia cảnh khó khăn nên phải nghỉ dạy để cùng chồng lo cho 3 con nhỏ ăn học. Cô đã làm đủ nghề, khi chạy xe ôm, lúc cắt lúa mướn... để kiếm tiền.
Đến năm 2000, cô được một nhà thờ gần nhà mời về dạy cho các em nhỏ khó khăn. Khu vực cô sinh sống có đông bà con đồng bào Khmer, hoàn cảnh khó khăn. Có em không cha, không mẹ, hay cha mẹ đi làm ăn xa phải ở với ông bà, cũng có trường hợp không có giấy khai sinh. Thấy nhiều em không được đến trường, cô quyết định mở lớp học miễn phí tại nhà.
"Tôi nghĩ rằng mình còn sức khỏe, tại sao lại không giúp các em biết đọc, biết chữ", cô Mươn nói.
Kể từ đó, từ thứ 2 đến thứ 6, buổi sáng cô dạy tại nhà thờ (với thu nhập hơn 2 triệu đồng/tháng), từ 13h đến 15h chiều, cô dạy tại nhà với hàng chục em theo học. Trong thời gian nghỉ hè, cô ưu tiên dạy cho các em học vỡ lòng. Vào năm học, cô sẽ dạy cho các em từ lớp 1 đến lớp 3. Một số em dù đang học ở trường nhưng vẫn đến lớp của cô để được kèm cặp thêm. Vì thế, cô Mươn cũng "luôn chân luôn tay", khi thì dạy các em đánh vần, lúc lại hướng dẫn làm toán, viết chính tả. Cô cũng dạy các em những bài học về đạo đức, yêu thương ông bà, cha mẹ, cách ứng xử xã hội...
"Từ ngày được cô Mươn dạy miễn phí con rất vui vì mình biết đọc, biết làm toán. Đứa em của con cũng đang được cô Mươn dạy. Cô thương chúng con lắm", Thạch Thị Như Ý, 12 tuổi, nói.

Chân dung những người lái đò thầm lặng: Cống hiến quên mình cho đời - Ảnh 2

Lớp học tình thương tại nhà cô Trần Thị Mươn

Theo cô Mươn vì các em đến từ nhiều nơi, nhiều hoàn cảnh khác nhau nên phải rất kiên nhẫn. Cái khó nhất là làm cho các em chịu vào khuôn phép. Cô rất vui khi thấy đám trẻ biết đọc, biết viết và lễ phép.
Ngoài ra, cô còn vận động hỗ trợ gạo, mì gói, nhu yếu phẩm, sách giáo khoa cũ, bút viết cho học trò của mình.
Ông Nguyễn Hồng Hiếu, Chủ tịch UBND phường 5, TP Sóc Trăng, cho biết địa phương ghi nhận và đánh giá cao việc làm của cô Mươn. "Lớp học tình thương của cô Mươn đã giúp nhiều trẻ em khó khăn được học chữ", ông Hiếu nói.
Cô Mươn cho biết hoàn cảnh gia đình hiện nay không còn khó khăn như trước, các con đã lớn và có việc làm ổn định. "Tôi mong mình có thật nhiều sức khỏe để duy trì lớp học tình thương, dành nhiều thời gian cho các em", cô chia sẻ.

2. Người thầy 30 năm cắm bản đi 'xin cơm' cho trò

30 năm qua, thầy giáo ấy đã cống hiến sức lực, trí tuệ và tuổi thanh xuân của mình cho vùng biên giới xa xôi, đầy khốn khó ở miền Tây xứ Thanh.
Giờ đây, dù mái tóc đã bạc màu, nhưng tâm huyết của thầy vẫn căng tràn và luôn mong muốn học trò của mình có cơm ăn, áo mặc để đến trường.

2.1 Ngược lên miền khó

Trong chuyến công tác ở vùng cao xứ Thanh, tình cờ tôi gặp thầy giáo Đặng Xuân Viên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thanh Xuân (Quan Hóa, Thanh Hóa). Ngồi trò chuyện với nhau, tôi nghe thầy Viên kể về quãng thời gian “cõng chữ lên ngàn” của mình.

Thầy Viên kể: “Tôi còn nhớ, Chỉ thị số 287-CT, ngày 4/8/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về một số vấn đề cấp bách trong công tác giáo dục đào tạo. Do đó, năm học 1992 - 1993, là năm đầu tiên ngành giáo dục Thanh Hóa “cắm” giáo viên về tất cả các bản, để xây dựng điểm trường lẻ, thực hiện được chủ trương phổ cập giáo dục tiểu học, từng bước xóa nạn mù chữ.

Tháng 9/1992, tôi được phân công về huyện Quan Hóa nhận công tác tại Trường phổ thông cơ sở Trung Lý”.

Nhớ lại những ngày đầu bước chân lên vùng trời Trung Lý, ngước đôi mắt nhìn về phía những ngọn núi cao vòi vọi, giọng đượm buồn, thầy Viên bảo: “Ngày ấy, với sức trẻ đầy nhiệt huyết, tinh thần lạc quan, nên chúng tôi sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Ban giám hiệu nhà trường phân công chúng tôi về các bản của xã Trung Lý, để vận động trẻ em người Mông ra lớp.

Ngày ấy, chỉ có tôi và bạn Đỗ Quang Bằng được phân công về Trường PTCS Trung Lý (nay thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát). Trung Lý nổi tiếng với câu “nhất Trung Lý, nhì Trung Sơn”, bởi lẽ đã có rất nhiều người bỏ mạng ở đây vì sốt rét. Có thời điểm, người chết vì sốt rét trong xã lên đến hàng trăm.

Thời điểm chúng tôi lên, trước đó chừng nửa tháng, thầy Đỗ Xuân Thơm là Phó Hiệu trưởng Trường PTCS Trung Lý đã không qua khỏi vì sốt rét”.

Chân dung những người lái đò thầm lặng: Cống hiến quên mình cho đời - Ảnh 3

Thầy giáo Đặng Xuân Viên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thanh Xuân

Ký ức gian khó về những năm “cắm bản”
Khi nhắc đến thầy Đỗ Quang Bằng, nhà giáo Đặng Xuân Viên dường như “chạm” phải ký ức buồn thương không thể quên. Thầy Viên kể rằng, lúc lên nhận công tác, cả hai người cùng đi. Nhưng vừa lên đến trường được ba ngày, thầy Viên bị sốt rét và viêm cơ tay. Cánh tay phù to như cái phích, nên phải xuống Bệnh viện huyện Quan Hóa điều trị.

Thầy Bằng được phân công cùng một đồng nghiệp nữa vào bản Tài Chánh (xã Mường Lý, Mường Lát ngày nay) để dạy lớp 1 và lớp ghép 2, 3. Các thầy phải đi bộ gần 45 km đường rừng, từ bản Táo - điểm trường chính của Trường PTCS Trung Lý để đến bản Tài Chánh. Khi thầy Bằng và đồng nghiệp về điểm trường lẻ, được bà con ở bản dựng cho 2 gian nhà tạm, vách nứa, lợp lá cọ để làm lớp học và nơi ở.

Ổn định điểm trường xong, các thầy lại men theo lối mòn, xuyên rừng, vượt suối về điểm trường chính nhận sách giáo khoa, đồ dùng học tập, phấn, bảng, vở viết cho học sinh.

“Sáng 22/9/1992, thầy Bằng cùng hai thầy Lê Văn Duẩn, Nguyễn Văn Đông mỗi người cõng trên lưng khoảng 20kg sách giáo khoa, phấn, bảng con, vở viết trở lại các điểm lẻ. Ở thời điểm đó, đang mùa mưa bão, nước sông Mã rất to, dòng sông hẹp, sâu và chảy xiết. Ba thầy giáo cùng ông lái đò trên một chiếc thuyền độc mộc vượt sông tại bến đò Cò Cài - Tài Chánh.

Thuyền ra gần giữa dòng, sóng to khiến người và hành lý đều bị ướt. Bảo vệ đồng nghiệp và đồ dùng học tập cho học sinh, thầy Bằng đã không sợ nguy hiểm nhảy xuống dòng nước xiết cố bơi để đẩy thuyền.. Thế nhưng, do nước xiết nên thầy Bằng bị cuốn trôi.

Mãi tới ngày 11/10/1992, thi thể thầy Bằng mới được phát hiện. Khi ấy, người dân và các đồng nghiệp đã đứng ra lo việc hậu sự cho thầy. Mãi sau này, khi có điều kiện, gia đình mới đưa thầy về quê nhà”, thầy Viên kể, hai khóe mắt đỏ hoe.

Chân dung những người lái đò thầm lặng: Cống hiến quên mình cho đời - Ảnh 4
Học sinh điểm trường bản Vui - Trường Tiểu học Thanh Xuân (Quan Hóa) mang cơm từ nhà đến lớp, còn thức ăn do thầy, cô giáo lo cho các em.

2.2 “Vác rá xin cơm”

Năm 1996, khi chia tách Quan Hóa và huyện Mường Lát, nhà giáo Đặng Xuân Viên được cấp trên điều động về Quan Hóa để tiện công tác, chăm sóc gia đình. Trải qua nhiều vị trí, góp công “cõng chữ” ở nhiều ngôi trường gian khó, cuối năm 2008 thầy Viên được bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Quan Hóa.

Tại ngôi trường này, Hiệu trưởng Đặng Xuân Viên cùng tập thể nhà trường đã xây dựng Trường Tiểu học thị trấn Quan Hóa đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Đây cũng là ngôi trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 đầu tiên và duy nhất của huyện đến thời điểm này. Sau gần 10 năm công tác, tháng 11/2017, thầy Viên lại được điều động, bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thanh Xuân.

Thanh Xuân là một trong những xã vùng sâu, đặc biệt khó khăn của huyện Quan Hóa. Khi đó, cơ sở vật chất trường lớp còn rất thiếu thốn. Trường có 6 điểm lẻ, giao thông đi lại rất khó khăn, phức tạp bởi địa hình đồi núi, sông suối chia cắt. Vào mùa mưa lũ, nước sông Mã và các dòng suối dâng cao, đường sá sạt lở gây nguy hiểm cho cả giáo viên lẫn học trò tại các điểm lẻ.

Học sinh nơi đây 98% là con em đồng bào Thái, Mường. Người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng luồng, năng suất rất thấp. Bởi vậy, kinh tế của đại đa số hộ dân trong xã đều khó khăn, thiếu thốn. Hầu hết học sinh thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Cha mẹ không có điều kiện chăm sóc chu đáo cho con cái.
“Năm học 2022 - 2023, nhà trường có 18 lớp với 297 học sinh. Trong đó có 123 em ở các bản khó khăn về học tại điểm trường trung tâm. Nhà trường thực hiện dạy học 8 buổi/tuần. Nhiều em ở cách trường từ 5 đến 6 cây số. Hàng ngày, các em đến trường phải qua sông bằng đò.

Đặc biệt, khi thời điểm các thủy điện xả nước hoặc mùa lũ, dòng sông Mã dâng cao rất nguy hiểm. Hơn nữa, bố mẹ các em đa số đi làm thuê ở xa mỗi năm chỉ về nhà vào dịp Tết hoặc gia đình có việc lớn. Các em phải ở với ông bà nội, ngoại hoặc ở với họ hàng thân thích nên việc đưa, đón mỗi ngày là điều không thể…”.

Mong ước là vậy nhưng ngặt nỗi là trường tiểu học nên chưa có mô hình bán trú. Vì vậy, muốn làm được điều này, chỉ còn cách xây dựng mô hình trường bán trú dân nuôi.

> Đổi mới tuyển sinh 2022: Công bằng, hiệu quả và minh bạch

> Để cánh cửa đại học không khép với tân sinh viên nghèo

Theo kênh Tuyển Sinh tổng hợp