Bạn đang chuẩn bị tuyển dụng? Bạn bối rối không biết có nên dùng bài test nào để tuyển dụng? Cùng Kênh tuyển sinh tìm hiểu nhé.

6 bài test tính cách nổi tiếng trong tuyển dụng nhân sự

6 bài test tính cách nổi tiếng trong tuyển dụng nhân sự

Các bài test tính cách đang trở thành một trong những công cụ giúp đánh giá ứng viên hiệu quả. Hiểu rõ về mục đích của hệ thống bài test sẽ giúp doanh nghiệp đưa...

1. Bài test kiến thức chuyên môn

Mẫu bài test kiến thức chuyên môn sẽ giúp doanh nghiệp kiểm tra kiến thức công việc, đo lường được chuyên môn của ứng viên trong một lĩnh vực cụ thể. 

Ví dụ: Một kế toán viên có thể được hỏi các nguyên tắc kế toán cơ bản.

Những loại bài kiểm tra này hữu ích nhất cho những công việc đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao và tính chất đặc thù nhất định. Bởi vậy, đây là một trong những bài kiểm tra năng lực nhân sự không thể bỏ qua trong tuyển dụng.

TOP 7 bài test trong tuyển dụng nhân sự - Ảnh 1

TOP 7 bài test trong tuyển dụng nhân sự

2. Bài test khả năng nhận thức

Test nhận thức sẽ giúp doanh nghiệp đo lường được năng lực tinh thần chung của ứng viên như hiệu suất công việc. Thường những loại bài kiểm tra này là yếu tố dự đoán hiệu suất công việc chính xác hơn nhiều so với phỏng vấn hoặc kinh nghiệm. 

Ngoài ra, mẫu bài test khả năng nhận thức giúp doanh nghiệp dễ dàng đo lường được khả năng suy luận logic, trí thông minh IQ, kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng excel,... của ứng viên. 

3. Bài test trắc nghiệm tính cách 

Bài test trắc nghiệm tính cách sẽ giúp doanh nghiệp có được cái nhìn sâu sắc hơn về sự phù hợp của ứng viên đối với doanh nghiệp mình. Bởi đặc điểm tính cách đã được chứng minh là có mối tương quan với hiệu suất công việc ở các vai trò khác nhau. 

4. Bài kiểm tra tâm lý

Bài kiểm tra tâm lý được thiết kế để nhận định mức độ phù hợp của một người với yêu cầu công việc. Điều này giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm thời gian sàng lọc lượng lớn ứng viên ứng tuyển. Chẳng hạn, bài kiểm tra khả năng xử lý tình huống có thể đo lường chính xác hành vi, thái độ, cách xử lý của ứng viên trong các tình huống bất ngờ, khi bị đặt dưới áp lực thời gian, khi xảy ra bất đồng với đồng nghiệp,...

5. Bài kiểm tra kỹ năng

Nhằm mục đích đánh giá kỹ của ứng viên trong các vai trò cụ thể, bài kiểm tra kỹ năng có phạm vi khá linh hoạt từ ngôn ngữ, toán học, giao tiếp cho đến khả năng đánh máy, kỹ năng tin học văn phòng, v.v. Nói cách khác, phương pháp này cho phép nhà tuyển dụng sàng lọc những người có CV "đẹp" nhưng lại không thể chứng minh bản thân trong thực tế và ngược lại. Mặc dù tốn khá nhiều thời gian nhưng cách thức kiểm tra này sẽ giúp nhà tuyển dụng tìm ra những ứng viên sáng giá nhất. Đối với ứng viên thì đây sẽ là cơ hội để họ tỏa sáng bằng những kỹ năng của mình.

6. Bài kiểm tra tính trung thực

Với mục đích đánh giá về mức độ trung thực, tinh thần trách nhiệm trong công việc, hình thức kiểm tra này được rất nhiều công ty áp dụng để đánh giá ứng viên và cả nhân viên chính thức. Tuy nhiên, do đặc thù liên quan đến cảm xúc cá nhân nên nhược điểm lớn nhất của dạng bài này là khó kiểm soát được độ chính xác các câu trả lời từ ứng viên.

7. Bài kiểm tra thể lực

Bài kiểm tra thể lực được áp dụng trong một số lĩnh vực, ngành nghề nhất định để đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu về sức khỏe, sức bền của ứng viên. Chẳng hạn, những công việc như nhân viên cứu hỏa, cứu hộ, quân nhân, công nhân xây dựng, biên đạo múa, cảnh sát... đều đòi hỏi thể lực tốt. Mặt khác, các yếu tố như giới tính, tuổi tác, v.v. sẽ có tác động nhất định đến kết quả bài kiểm tra này.

> Nên làm gì khi đến sớm trong vòng phỏng vấn?

> “Do you have any question?” - Câu hỏi tưởng không khó mà khó không tưởng khi phỏng vấn xin việc

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp