Trong hành trình trưởng thành, vào độ tuổi dậy thì trẻ sẽ dễ mắc phải các hội chứng tâm lý. Nếu không được cha mẹ phát hiện từ sớm, những hội chứng này sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về lâu dài.

TOP 3 điều cha mẹ cần làm khi con là fan cuồng

TOP 3 điều cha mẹ cần làm khi con là fan cuồng

Không thể phủ nhận được những ảnh hưởng cả về tích cực lẫn tiêu cực từ việc hâm mộ thần tượng của các bạn trẻ. Nhưng hâm mộ cuồng nhiệt lại có thể ảnh hưởng...

1. Vì sao tuổi dậy thì dễ mắc hội chứng tâm lý?

Về hình thể bên ngoài, khi bước vào tuổi dậy thì vẻ bề ngoài của các em có sự thay đổi rất lớn: cơ thể phát triển rất nhiều so với trước kia. Con gái ngực to ra, có kinh nguyệt; con trai vỡ tiếng, bắt đầu có ria mép... Nếu cùng lứa tuổi với nhau, em nào có trước tiên những biểu hiện dậy thì sẽ dễ bị bạn bè “hiểu lầm” và bị phân biệt đối xử. Có những em khi dậy thì mặt bị mụn bọc, mụn cám rất nhiều, nhưng không muốn ai nói hoặc chê bai về hình thức của mình. Hay sự thay đổi về chiều cao (các em cao nhanh trong giai đoạn này) cũng có khi làm các em bối rối.
Các em dễ bị sốc trước những lời chọc ghẹo của bạn bè, nếu không ai giải thích điều này các em càng dễ bị sốc và hoang mang hơn... Những áp lực về tâm lý của các em nếu không có người giúp giải tỏa thì về lâu dài sẽ ngày càng đè nặng lên, khiến các em có thể bị các rối loạn về hành vi, rối loạn về cảm xúc và rối loạn tâm thần.

2. Các vấn đề rối loạn tâm sinh lý tuổi dậy thì

2.1 Rối loạn cảm xúc

Trẻ đang độ tuổi dậy thì thường nhạy cảm hơn, cảm xúc dễ thay đổi hơn. Rối loạn cảm xúc xảy ra khi có sự rối loạn não bộ, gây bất ổn về tinh thần như dễ chuyển từ cảm xúc hưng phấn sang ức chế một cách nhanh chóng hoặc ngược lại, thoắt buồn, thoắt vui.
Biểu hiện thực thể của rối loạn cảm xúc là chán ăn, mất ngủ, gầy sút, hoạt động chậm chạp, thường xuyên mất tập trung, hay quên... Các em dễ sốc trước những lời chọc ghẹo và hay suy diễn tiêu cực...

TOP 6 hội chứng tâm lý mà tuổi dậy thì dễ mắc phải - Ảnh 1
Trẻ trong độ tuổi dạy thì thường nhạy cảm và dễ thay đổi cảm xúc

2.2 Stress và trầm cảm

Tuổi dậy thì cũng là lứa tuổi chịu nhiều áp lực từ học tập, gia đình, bạn bè... Thậm chí nhiều trẻ đã hình thành những suy nghĩ tiêu cực về vóc dáng của mình hay về trình độ của bản thân, hình thành các mong muốn vượt quá khả năng bản thân và gia đình... lâu ngày dẫn đến stress.
Khi rơi vào trạng thái stress, trẻ sẽ thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng, đau đầu, hay suy nghĩ luẩn quẩn, ngủ không yên giấc... dẫn đến kết quả học tập giảm sút, sức khỏe yếu hơn so với các bạn.
Trầm cảm có thể là hội chứng tâm lý tuổi dậy thì, đây là một rối loạn tâm thần dễ mắc phải do sự thay đổi hormone trong cơ thể, do áp lực từ xung quanh, việc học hành, áp lực từ bố mẹ, thầy cô, bạn bè hoặc từ các chất kích thích mà trẻ tập tành tìm hiểu... Triệu chứng trầm cảm tuổi dậy thì là: buồn bã, không quan tâm mọi thứ xung quanh, dễ mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, cảm thấy bi quan, sống khép mình, ngại giao tiếp với bạn bè và người thân...
Trẻ trầm cảm thường tự cô lập với thế giới bên ngoài, nhiều bạn chỉ quan tâm và sống mãi trong thế giới “ảo”, nguy hiểm hơn, stress và trầm cảm tuổi dậy thì còn có thể dẫn đến hành vi tự xác. Vì vậy, đây có thể xem như những khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì mà các bậc phụ huynh không nên xem nhẹ.

2.3 Rối loạn tâm lý - hành vi tuổi dậy thì

Nhiều trẻ hình thành ý nghĩ mình kém cỏi, tự ti và mất bình tĩnh khi bước vào độ tuổi dậy thì. Tâm lý tự ti dần dần khiến trẻ e dè, ngại tiếp xúc, không thích bộc lộ và hay nghi ngờ khả năng của bản thân. Tự ti sẽ khiến trẻ dễ rơi vào trạng thái stress, mệt mỏi, thừa cân... lâu ngày sẽ mắc các hội chứng tâm lý khác như: trầm cảm, hoang tưởng...

TOP 6 hội chứng tâm lý mà tuổi dậy thì dễ mắc phải - Ảnh 2

Rối loạn tâm lý hành vi tuổi dậy thì khiến trẻ dễ rơi vào trầm cảm

Ở tuổi dậy thì rất dễ bị tác động từ sách báo, phim ảnh bạo lực, các văn hóa phẩm đồi trụy từ bạn bè xấu, đây là nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn hành vi và hậu quả nghiêm trọng như trộm cắp, đua xe mạo hiểm, gây thương tích cho người khác, chống người thi hành công vụ, bỏ nhà ra đi, hỗn láo với người lớn...

2.4 Rối loạn ăn uống

Trẻ có thể bị ám ảnh về hình ảnh cơ thể, dẫn đến mong muốn sụt cân nhanh, khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ví dụ trẻ biếng ăn, né tránh việc ăn uống hoặc một số trẻ lại ăn vô độ.

2.5 Lạm dụng thuốc lá và các chất có thể gây nghiện

Trẻ vị thành niên thường rất thích thử hút thuốc, thử uống rượu bia, thậm chí là sử dụng ma túy, chất kích thích như một “liều thuốc chứng tỏ bản thân”.

2.6 Peer Pressure - Áp lực đồng trang lứa

“Peer Pressure”, được dịch là áp lực đồng trang lứa, một thuật ngữ thường được sử dụng trong giáo dục và tâm lý học. Hội chứng tâm lý này khiến chúng ta không ngừng tự so sánh bản thân với những người bạn trong cùng một nhóm xã hội như cùng tuổi, cùng công ty, cùng lĩnh vực hoạt động,... và có sự tự điều chỉnh thái độ, hành vi sao cho phù hợp với chuẩn mực của nhóm này. Hoặc tệ hơn là có những cảm xúc tiêu cực, độc hại khi đối diện với những điều bạn cho là “thành tựu” của người khác mà bạn sẽ chẳng thể nào chạm tới.
Áp lực đồng trang lứa tuy chỉ là khái niệm mới xuất hiện trong những năm gần đây, song trên thực tế hiệu ứng tâm lý này đã tồn tại từ rất rất lâu trước đây.

TOP 6 hội chứng tâm lý mà tuổi dậy thì dễ mắc phải - Ảnh 3

Áp lực đồng trang lứa khiến người trẻ trở nên mệt mỏi hơn bao giờ hết

Peer pressure thực chất sẽ xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thường biểu hiện rõ ràng nhất sẽ ở độ tuổi thanh thiếu niên - độ tuổi phải cạnh tranh về điểm số, thành tích và vị trí làm việc. Xu hướng “nhìn người rồi soi lại mình”, tự so sánh đã trở thành thói quen của chúng ta, từ ngày nhỏ cho đến khi trưởng thành. Những “so sánh âm thầm” khiến chúng ta dễ gia tăng các cảm giác tiêu cực như buồn sầu, tự ti, mặc cảm, chán nản hoặc tệ hơn là lo lắng và ghen tị.

3. Lời khuyên cho các phụ huynh có con bước vào tuổi dậy thì

  • Giao tiếp với con thường xuyên, cởi mở và chân thành để con cảm thấy luôn có thể trò chuyện với bố mẹ về bất cứ vấn đề gì.
  • Chia sẻ cho con những kinh nghiệm của bản thân và những lo lắng mà bố mẹ đã từng trải qua ở tuổi dậy thì, tạo cho con cảm giác con không đơn độc và không có gì phải lo lắng.
  • Cha mẹ nên quan tâm và chia sẻ nhiều hơn khi con cái bước vào tuổi dậy thì
  • Phụ huynh nên trang bị thông tin về các rối loạn tâm sinh lý tuổi dậy thì thông qua việc nói chuyện với bác sĩ, các chuyên viên y tế, tâm lý hoặc giáo viên, tìm hiểu qua sách báo để có được những thông tin hữu ích.
  • Khéo léo chú ý đến hành vi của con vì tuổi dậy thì là khoảng thời gian chuyển biến và thay đổi lớn ở trẻ. Nếu những thay đổi của trẻ có chiều hướng nghiêm trọng, mạnh mẽ và đột ngột thì đó có thể là dấu hiệu báo động về sức khỏe tinh thần.
  • Khi thấy con em có những biểu hiện tâm lý không bình thường, phụ huynh không nên giấu giếm, mặc cảm về con cái mà nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa tâm lý, tâm thần càng sớm càng tốt.
  • Các rối loạn tâm sinh lý tuổi dậy thì tuy dễ gặp nhưng hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách.
  • Khuyến khích con tham gia những hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với các loại phim ảnh, trò chơi bạo lực hoặc các văn hóa phẩm đồi trụy…
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con.

TOP 6 hội chứng tâm lý mà tuổi dậy thì dễ mắc phải - Ảnh 4

Hãy luôn là người bạn thân thiết để giúp đỡ con bước qua tuổi dậy thì thành công

> Cha mẹ nên học cách tôn trọng con cái

> Lợi ích của việc thường xuyên nói lời yêu thương con

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp