Tôn trọng con vô cùng quan trọng. Từ bài học đó của cha mẹ, con biết trân trọng chính bản thân mình, biết yêu mình thật sự đúng cách, tự tin, hiểu biết và có tầm nhìn.

Nên làm gì khi trẻ luôn vòi vĩnh mua đồ chơi?

Nên làm gì khi trẻ luôn vòi vĩnh mua đồ chơi?

Cha mẹ không chắc chắn sẽ gặp phải tình huống con cái quấy khóc, đòi được mua đồ chơi, đồ ăn hay thứ gì đó bắt mắt. Vậy khi điều này xảy ra, cha mẹ...

1. Thế nào là tôn trọng đúng cách?

Rất nhiều gia đình định nghĩa sai về sự tôn trọng dẫn đến những vấn đề tiêu cực trong mối quan hệ của bố mẹ và con cái. Tôn trọng không phải là bất chấp đồng ý những yêu cầu dù rất phi lý từ con cái, cũng không phải để con “tự lực cánh sinh” trong những quyết định quan trọng về nghề nghiệp, sở thích cũng như cách sống…
Vậy thế nào là tôn trọng đúng cách? Tôn trọng là việc bố mẹ cư xử đúng mực, không xâm phạm đến quyền riêng tư của con cái, có thái độ quan tâm đến suy nghĩ, cảm xúc và sức khỏe của con cái, từ đó có thể hỗ trợ con trong việc đưa ra các quyết định hợp lý nhất. Khi các con nhận được sự tôn trọng từ bố mẹ, chúng sẽ ý thức hơn với hành động, cuộc sống của mình để hoàn thiện nhân cách và có những bước tiến dài trên quá trình phát triển bản thân.

Cha mẹ nên học cách tôn trọng con cái - Ảnh 1

Tôn trọng là việc bố mẹ cư xử đúng mực, không xâm phạm đến quyền riêng tư của con cái, có thái độ quan tâm đến suy nghĩ, cảm xúc và sức khỏe của con cái

2. Làm sao để tôn trọng con đúng cách?

2.1 Kiềm chế thể hiện cái tôi của bản thân

Việc tôn trọng con cái đúng cách không hề khó nhưng yêu cầu các bậc phụ huynh phải kiên nhẫn và biết giữ cái tôi của mình ở mức thấp nhất. Chẳng gì tệ hơn hai cái tôi quá lớn đi kèm với hai ý kiến trái ngược nhau. Nhiều bố mẹ nghĩ rằng “Mình sinh ra con, con làm gì cũng phải theo ý mình. Sai là cấm thôi, sao phải giải thích?” – Điều này rất phản khoa học. Dẫu biết bạn muốn tốt cho con nhưng việc quan tâm không đúng cách sẽ đem lại phản ứng ngược, mối quan hệ của cha mẹ và con cái đột nhiên căng thẳng, rạn nứt.

Chưa kể rằng, tâm lý của trẻ ở tuổi vị thành niên rất bất ổn và cái tôi muốn thể hiện mình quá lớn. Điều này khiến trẻ dễ dàng phản kháng lại tất cả những gì chống đối mình chỉ để khẳng định bản thân. Điều này có thể dẫn đến nhiều hậu quả cho sức khoẻ thể chất và tinh thần cũng như định hướng tương lai của con trẻ. Do đó, hãy cố gắng bình tĩnh và học cách kiềm chế cái tôi của bản thân khi nói chuyện với con để tránh những hệ luỵ không mong muốn.

Cha mẹ nên học cách tôn trọng con cái - Ảnh 2

Việc tôn trọng con cái đúng cách không hề khó nhưng yêu cầu các bậc phụ huynh phải kiên nhẫn và biết giữ cái tôi của mình ở mức thấp nhất

2.2 Tôn trọng nhưng vẫn cần kỷ cương

Hãy đặt ra kỷ luật và nguyên tắc ứng xử trong gia đình để con không vi phạm những lễ giáo căn bản. Tuy nhiên, nghiêm khắc khác với độc tài. Khi cần, bạn vẫn nên lắng nghe quan điểm của con và xem xét, khuyên nhủ con thật công tâm. Đừng để con nghĩ rằng bố mẹ quá lớn tuổi và khác biệt thế hệ nên không thể nào hiểu mình, từ đó con có thể trở nên sống khép kín và tự ý quyết định các cuộc sống của bản thân mà không chia sẻ cùng gia đình.

2.3 Không đem con ra so sánh

Trong giai đoạn dậy thì, con sẽ rất nhạy cảm khi bị so sánh với ai đó hoặc với chính hình ảnh của bố mẹ trong quá khứ. Các bậc cha mẹ nên chú ý tránh việc làm tổn thương này. Khi so sánh, các bậc phụ huynh đã vô hình có những hành động ép con phải đạt đến hình mẫu mà bạn mong muốn. Điều này khiến con thu mình, khép kín và xa lánh bố mẹ hơn. Mỗi người đều có thế mạnh riêng, thế nên hãy tôn trọng và cùng con phát triển sự khác biệt của mình trở thành thế mạnh khẳng định bản thân.

3. Vậy cha mẹ nên tôn trọng những khía cạnh nào của trẻ?

3.1 Tôn trọng bí mật riêng tư của trẻ

Chúng ta cần tôn trọng những bí mật riêng tư của trẻ, song cũng phải luôn tìm kiếm và phát hiện những mối đe doạ xung quanh trẻ. Bởi vì, xã hội có nhiều phức tạp, tiêu cực, nhiều nhân tố không lành mạnh bủa vây xung quanh trẻ. Điều này rất nguy hại mà trẻ không lường trước được, cha mẹ cần thường xuyên theo dõi sát sao, tìm hiểu cẩn thận, phát hiện sớm các dấu hiệu xấu ở trẻ và có biện pháp xử lý kịp thời.
Chủ động trao đổi, cảm thông với trẻ: Cha mẹ hãy chủ động gần gũi, chuyện trò với con cái, làm sao để trẻ cảm thấy cha mẹ thực sự là người bạn thân thiết, đáng tin cậy. Đồng thời, cha mẹ cần hết sức cảm thông với tâm tư, nỗi niềm sâu lắng trong tâm hồn con trẻ.
Hướng dẫn để trẻ phát triển an toàn, lành mạnh: Bố mẹ chú ý giúp trẻ làm chủ được tư tưởng, hành động trong học tập, sinh hoạt và tu dưỡng phẩm chất đạo đức, nhân cách của trẻ; biết cách chọn bạn để chơi, có ý thức gạt bỏ những nhân tố kém lành mạnh trong thế giới nội tâm.
Cha mẹ cần tránh xâm phạm thô bạo vào thế giới nội tâm thầm kín của trẻ. Nếu không khéo léo cư xử và quá ỷ lại vào quyền uy sẽ dễ sinh ra hậu quả xấu mà chúng ta khó lường trước được.

3.2 Tôn trọng sở thích của trẻ

Cha mẹ không nên tuỳ tiện ngăn chặn, cản trở trẻ làm theo sở thích của bản thân. Trước khi định can thiệp vào sở thích, hứng thú của trẻ, bố mẹ cần tìm hiểu kĩ xem chúng thích cái gì? Tại sao thích? Sở thích đó có lợi, hại ra sao? Nếu thấy sở thích của chúng là lành mạnh, có ích hoặc vô hại, chúng ta phải tôn trọng, không được tuỳ tiện ngăn chặn, cản trở chúng. Nhiều người thích cho con học nhạc, học vẽ, chơi thể thao, nhưng lại không biết trẻ có thích không và có khiếu không... Ép buộc trẻ đi theo những môn trái với sở thích sẽ rất khó đạt được hiệu quả như mong muốn.

Cha mẹ nên học cách tôn trọng con cái - Ảnh 3

Cha mẹ không nên tuỳ tiện ngăn chặn, cản trở trẻ làm theo sở thích của bản thân

3.4 Tôn trọng lí tưởng và ước mơ của trẻ

Mỗi em nhỏ đều có lí tưởng và ước mơ riêng, đây là những tiền đề để trẻ vươn lên trong cuộc sống. Cha mẹ cần hiểu và hướng dẫn, giúp đỡ trẻ. Dưới đây là một vài phương pháp giúp cha mẹ biết cách tôn trọng lí tưởng và giấc mơ của trẻ.

  • Khuyến khích, động viên: Khi trẻ thổ lộ tâm sự cho cha mẹ biết lí tưởng của mình, cha mẹ cần lắng nghe, tỏ ra quan tâm với điều trẻ nói, khuyến khích trẻ nếu thấy điều đó phù hợp với tình hình thực tế. Cha mẹ có thể đưa ra những gợi ý để trẻ thực hiện ước mơ của mình. Ví dụ, để trở thành chú phi công lái máy bay, con cần phải chăm chỉ luyện tập thể thao để có sức khoẻ tốt, phải học thật giỏi để sau này có thể điều khiển máy bay...
  • Hỏi rõ thêm: Khi con cái tỏ ra không thích gợi ý của cha mẹ, cha mẹ có thể hỏi rõ xem trẻ thích cái gì và tại sao không muốn làm theo gợi ý của bố mẹ.
  • Khuyên răn, giải thích, thuyết phục: Cha mẹ cần khuyên răn trẻ nên làm gì để biến ước mơ thành thực tế. Song, nếu thấy ước mơ xa rời thực tế, cha mẹ cần chỉ dẫn cho trẻ những khó khăn nếu trẻ dự định theo đuổi ước mơ đó và hướng dẫn trẻ mơ ước những điều gần gũi, phù hợp với trẻ.

3.5 Tôn trọng nguyện vọng và suy nghĩ của trẻ

Cha mẹ nên để trẻ độc lập quyết định lựa chọn nguyện vọng của mình, khi thấy nguyện vọng đó phù hợp với khả năng thực tế của chúng. Nếu không đồng ý, cha mẹ hãy khéo léo giải thích, thuyết phục trẻ.
Trước khi bày tỏ chính kiến, cần nghe đầy đủ ý nghĩ của con trẻ, không vội vàng bác bỏ hoặc tán thành.
Cho phép con trẻ tham gia cùng bày tỏ suy nghĩ của mình đối với một vấn đề liên quan.

3.6 Tôn trọng khoảng không riêng của con

Trong giai đoạn dậy thì, trẻ sẽ phát triển ý thức về cuộc sống riêng tư của mình hơn và có thể sẽ hạn chế quây quần cùng bố mẹ như ngày còn bé hay chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của mình với các thành viên trong gia đình. Thay vì cố gắng để chạm đến thế giới riêng đó, các bậc phụ huynh hãy tôn trọng con bằng cách để cho con có những góc riêng tư của mình. Một vài hành động nhỏ như gõ cửa khi vào phòng con, xin phép khi sử dụng đồ của con, không trách móc khi con dành nhiều thời gian cho bạn bè hơn gia đình… có thể giúp con cảm nhận được mình đang được tôn trọng như một người trưởng thành.

> Phương pháp dạy con được bật mí bởi chuyên gia từ Đại học Harvard

> Có nên cho bé gái học võ không? Nên học khi nào?

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp