Bạn phỏng vấn xin việc ở nhiều nơi nhưng vẫn chưa trúng tuyển? Liệu bạn có mắc phải những sai lầm nào trong buổi phỏng vấn? Cùng xem qua 6 điều không nên nói khi phỏng vấn để rút kinh nghiệm cho bản thân.

TOP 6 điều không nên nói nếu muốn đậu phỏng vấn - Ảnh 1

Bạn có đang mắc phải những sai lầm nào khi phỏng vấn xin việc?

1. Nói về nhà tuyển dụng hoặc công việc trước đây một cách tiêu cực

Người phỏng vấn có thể hỏi bạn những câu hỏi như "Tại sao bạn lại tìm kiếm một công việc mới?" hoặc "Bạn không thích điều gì ở các vị trí công việc trước đây của mình?" Việc tránh nói bất cứ điều gì tiêu cực về nhà tuyển dụng hoặc công việc cũ khi trả lời những câu hỏi này có thể cho thấy khả năng duy trì tính chuyên nghiệp và tích cực của bạn trong mọi tình huống. 

Những câu trả lời tích cực cũng có thể giúp người phỏng vấn tin tưởng rằng bạn sẽ góp phần dựng xây văn hóa công ty, và trong tương lai, bạn có thể cũng sẽ không nói bất kỳ điều gì tiêu cực về công ty họ. 

Khi trả lời các câu hỏi liên quan đến nhà tuyển dụng trước đây của bạn, hãy cố gắng nhấn mạnh về những điều mà vị trí bạn đang ứng tuyển có thể mang lại cho bạn, trong khi vị trí trước kia không thể.

Ví dụ: "Mặc dù tôi đã rất thích công việc cũ, nhưng tôi thực sự muốn phát huy các kỹ năng và kinh nghiệm mà tôi đã đạt được trong năm năm qua cho vị trí giám sát - nơi tôi có thể giúp những người khác phát triển và gặt hái thành công. Thật không may, không có bất kỳ vị trí giám sát nào ở công ty cũ, và tôi không nghĩ sẽ có vị trí giám sát nào sẽ được thiết lập trong tương lai gần."

2. Trả lời “Tôi không biết”

Khi phỏng vấn, có những vấn đề không phải lúc nào bạn cũng biết cách giải quyết. Tuy nhiên, tuyệt đối không được trả lời “Tôi không biết” ngay khi vừa nhận được câu hỏi. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn không có tính kiên nhẫn tìm hiểu cách giải quyết vấn đề. 

Thay vào đó, bạn có thể trả lời như sau: “ Câu hỏi này khá hay. Xin cho tôi một chút thời gian để suy nghĩ câu trả lời cho vấn đề đó.”  

3. Thảo luận về quyền lợi kém tinh tế

Dù biết mục đích chính của làm việc là tạo thu nhập để nuôi sống bản thân. Tuy nhiên, bạn cần biết cách đề cập đến lương và chế độ đúng thời điểm. Trước tiên, hãy dành thời gian để bạn và nhà tuyển dụng tìm hiểu về nhau trước. Hoặc tốt nhất là nên để phía công ty đề cập trước đến lương thưởng. Nếu sau quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng vẫn chưa đề cập đến quyền lợi làm việc nhiều, bạn có thể hỏi họ ở cuối buổi phỏng vấn.

Việc đề cập đến chế độ phúc lợi lịch sự còn sẽ giúp cho người đối diện cảm thấy thoải mái trả lời thắc mắc từ bạn. Vì thế, hãy khéo léo khi đặt câu hỏi này cho nhà tuyển dụng nhé.

4. “Điều này đã được đề cập trong sơ yếu lý lịch của tôi."

Tuy câu trả lời cho câu hỏi của người phỏng vấn có thể được viết trong sơ yếu lý lịch của bạn, nhưng bạn vẫn nên diễn giải lại, và cung cấp thêm chi tiết cho câu hỏi phỏng vấn. Nếu câu trả lời của bạn đã có trong sơ yếu lý lịch, có khả năng người phỏng vấn đang tìm kiếm thêm thông tin. Bạn nên trả lời những câu hỏi này bằng các ví dụ cụ thể chứng minh kinh nghiệm hoặc kỹ năng của mình hoặc giải thích bằng cấp của bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển như thế nào.

Ví dụ: "Tôi có bằng cử nhân nghiên cứu pháp lý của Đại học Tampa. Tất cả các khóa học chính của tôi đều yêu cầu khả năng nghiên cứu pháp lý sâu rộng và viết ngắn gọn để có thể học tốt trong lớp. Tôi tự hào đã duy trì kết quả cao trong tất cả các khóa học của mình.

Việc nghiên cứu sâu rộng và những bài viết mà tôi đã làm trong các khóa học này đã giúp tôi chuẩn bị tốt cho công việc về mảng tiếp thị nội dung, bằng cách dạy tôi các phương pháp nghiên cứu thích hợp để tìm các nguồn đáng tin cậy và cách viết các bài chất lượng. Các kiến thức học được từ chuyên ngành cũng giúp tôi chuẩn bị cho ngành công nghiệp đặc biệt có các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về tiếp thị."

5. Ngôn từ sử dụng không chuyên nghiệp

Việc thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn trong buổi phỏng vấn là rất quan trọng. Một trong những cách thể hiện sự chuyên nghiệp tốt nhất là sử dụng ngôn từ chuyên nghiệp. Bạn không cần sử dụng biệt ngữ trong ngành, mà bạn nên cố gắng tránh sử dụng ngôn ngữ thiếu chuyên nghiệp, bao gồm tiếng lóng, từ tục tĩu và từ đệm ("như" hoặc "ừm").

Bạn có thể tránh sử dụng ngôn ngữ thiếu chuyên nghiệp trong suốt buổi phỏng phấn khi bạn thả lỏng, hãy suy nghĩ về việc bạn sẽ đáp như thế nào, và tập trung vào việc diễn đạt rõ ràng. Bạn cũng có thể tránh sử dụng các từ đệm bằng cách dừng lại một chút, hoặc hít thở sâu.

6. Nói về sở thích cá nhân qua loa

Nhiều bạn khi đối mặt với câu hỏi “Sở thích của bạn là gì?” thường trả lời rất hạn chế. Thông tin bạn cung cấp quá ít sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn không nhiệt tình với câu hỏi và chỉ thích nói suông. Thay vì nói “Tôi thích đọc sách, xem phim, chơi thể thao.”  Bạn có thể giải thích thêm về những đam mê của mình như: Bạn thích đọc thể loại sách gì? Chơi giỏi bộ môn thể thao nào? Và sắp xếp cho những đam mê đó ra sao? Thông qua điều đó, nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ hơn về bạn. Biết đâu một trong những sở thích của bạn phù hợp với công ty. Đây có thể là điểm cộng giúp bạn nổi trội hơn ứng viên khác. 

9 mẹo để trở nên nổi bật với nhà tuyển dụng

Những điều cần lưu ý để có một cuộc phỏng vấn thành công

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp