Để đảm bảo phỏng vấn thành công, bạn cần nắm thông tin của nhà tuyển dụng cũng như công ty ứng tuyển, đồng thời đến nơi hẹn đúng giờ.
Làm thế nào để buổi phỏng vấn thành công tốt đẹp?
Ấn tượng đầu tiên của bạn đối với người phỏng vấn thường có thể vượt trội hơn thông tin thực tế của bạn. Đĩnh đạc, thái độ, kỹ năng xã hội cơ bản và khả năng giao tiếp sẽ được đánh giá cùng với kinh nghiệm và trình độ học vấn của bạn.
Bạn và người phỏng vấn phải tham gia vào một cuộc trò chuyện - một cuộc trao đổi thông tin lẫn nhau. Chỉ thông qua một cuộc đối thoại như vậy, cả hai bạn mới có thể xác định được liệu bạn, tổ chức và công việc có phù hợp với nhau hay không.
1. Đúng giờ
Điều này thường có nghĩa là sớm 10-15 phút. Người phỏng vấn thường đã chuẩn bị sẵn sàng trước giờ hẹn.
2. Biết rõ tên của người phỏng vấn
Nếu bạn không biết tên, hãy gọi điện trước và hỏi rõ. Ngoài ra, hãy ghi lại tên của người thư ký trong trường hợp bạn phải gọi lại. Thư ký có thể ảnh hưởng đến quyết định tuyển dụng!
3. Chuẩn bị trước một số câu hỏi
Không có gì sai khi có một danh sách ngắn các câu hỏi và suy nghĩ - điều đó cho thấy bạn đã có sự chuẩn bị và muốn biết thêm về tổ chức và vị trí.
4. Mang theo một số bản sao sơ yếu lý lịch của bạn
Ngoài ra, hãy mang theo một bản sao bảng điểm của bạn. Mang theo giấy tờ của bạn một cách có tổ chức.
5. Mang theo một cây bút và một tập giấy nhỏ bên mình
Nhưng không dùng để ghi chép trong cuộc phỏng vấn mà ngay sau đó, hãy viết ra giấy càng nhiều càng tốt, bao gồm cả cảm nghĩ của bạn về việc bạn đã làm tốt như thế nào.
6. Chào người phỏng vấn bằng một cái bắt tay và một nụ cười
Hãy nhớ duy trì giao tiếp bằng mắt nhưng không có nghĩa là bạn nhìn chằm chằm thẳng người phỏng vấn vì điều đó sẽ gây ra sự khó chịu cho người đối diện.
7. Đừng xấu hổ nếu bạn cảm thấy lo lắng
Khi bạn có nhiều kinh nghiệm hơn sau này, bạn sẽ trở nên thoải mái hơn với việc phỏng vấn.
8. Tập trung
Tập trung vào tính cách, các kỹ năng và sự sẵn sàng học hỏi của bạn; đừng xin lỗi vì thiếu kinh nghiệm; thay vào đó hãy mô tả điểm mạnh của bạn về những gì bạn có thể làm cho tổ chức.
9. Trung thực
Nói dối và cường điệu hóa mọi thứ sẽ tạo ra những trở ngại và khó khăn cho bạn sau này.
10. Hãy lắng nghe người phỏng vấn một cách cẩn thận
Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu câu hỏi; nếu không, hãy yêu cầu người phỏng vấn trình bài lại thêm một lần nữa. Trả lời đầy đủ và ngắn gọn. Bám sát vào trọng điểm mà người phỏng vấn muốn biết.
11. Cẩn thận ngữ pháp
Nhà tuyển dụng quan tâm đến những ứng viên có khả năng thể hiện bản thân một cách chính xác. Ngay cả khi bạn có vẻ ngoại ngữ của bạn không được tốt, độ chính xác vẫn được ưu tiên hơn là sự trôi chảy.
12. Hãy chuẩn bị cho các câu hỏi cá nhân.
Một số người phỏng vấn có thể không biết những gì họ có thể và không thể hỏi một cách hợp pháp. Dự đoán cách bạn sẽ xử lý những câu hỏi trong những tình huống như thế.
13. Chờ người phỏng vấn đề cập đến mức lương và quyền lợi.
Để nghiên cứu thang lương, bạn có thể tham khảo mức lương và thông tin chung trên các trang web tuyển dụng.
14. Đừng mong đợi sẽ được offer trong buổi phỏng vấn đầu tiên
Thường thì bạn sẽ được mời đến một cuộc phỏng vấn thứ hai hoặc thậm chí thứ ba trước khi một offer được đưa ra vài tuần sau đó.
15. Kết thúc buổi phỏng vấn với một thái độ tích cực và nhiệt tình
Hãy hỏi người phỏng vấn bước tiếp theo sẽ là gì. Cảm ơn người phỏng vấn đã dành thời gian của họ và bày tỏ sự quan tâm của bạn đối với công việc. Hãy rời đi một cách nhanh chóng và lịch sự với một cái bắt tay và một nụ cười.
16. Thank-you note
Bày tỏ sự đánh giá cao của bạn về cuộc phỏng vấn hoặc thậm chí bày tỏ sự quan tâm của bạn đối với công việc bằng cách gửi email hay gọi cho người phỏng vấn. Bước cuối cùng này có thể tạo ra sự khác biệt. Đừng quên nó.
Theo University of North Georgia