Bạn dự định du học Châu Âu nhưng chưa biết nên lựa chọn du học quốc gia nào? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn một số quốc gia được nhiều du học sinh Việt lựa chọn và tìm ra cho mình đất nước phù hợp cho con đường du học sắp tới.

TOP 5 quốc gia Châu Âu được du học sinh Việt lựa chọn nhiều nhất - Ảnh 1

Bạn đã tìm được cho mình đất nước phù hợp để du học chưa?

1. Anh 

Là một đất nước có nền giáo dục phát triển với nhiều trường đại học nổi tiếng có chất lượng và lâu đời nhất trên thế giới như đại học Cambridge, đại học Oxford…Vương quốc Anh thực sự trở thành quốc gia số 1 thu hút nhiều du học sinh nhất trên thế giới. Điểm đặc biệt trong giáo dục của nước Anh chính là phương pháp học tập hiện đại, không bị giới hạn càng không bị gò bó theo một khuôn mẫu nhất định mà sinh viên được trải nghiệm, suy nghĩ theo lỗi tư duy tích cực và nhất là được bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình đối với thầy cô giáo, chính điều đó luôn thôi thúc sinh viên theo học các trường này có một ý chí phấn đấu, nỗ lực rất lớn để tự khẳng định mình. Việc tốt nghiệp cử nhân ở 1 trong những trường đại học danh tiếng của Anh cũng là một bước khởi nghiệp quan trọng trong cơ hội tìm kiếm việc làm tốt cho các bạn sau này. Hiện tại thì có đến hơn 427.000 sinh viên quốc tế đang theo học ở các trường đại học của Anh, một con số quả thực không hề nhỏ chút nào phải không.

Ngoài những ưu điểm về hệ thống giáo dục thì Vương quốc Anh cũng là quốc gia có khối lượng học bổng lớn nhất nhì thế giới, nhiều học bổng có giá trị lên đến 100% đến từ những trường đại học danh tiếng. Anh cũng sở hữu một danh sách dài những trường Đại học lâu đời và nổi tiếng nhất thế giới như: University of Birmingham, University of Exeter, City University London, Sussex University, University of Newcastle, University of Lancaster, University of Leicester…

Không gian văn hóa đa dạng, có sự hòa quyện giữa cổ điển và hiện đại theo một cách rất riêng cũng là một niềm kiêu hãnh của đất nước này và nó có đủ sức lôi cuốn khiến bạn bè quốc tế đều muốn được đến trải nghiệm và khám phá. Nhịp sống hiện đại nhưng rất thanh bình, thiên nhiên tươi đẹp và con người thân thiện là một lời mời khó có thể chối từ với bất kỳ một du học sinh quốc tế nào.

Theo số liệu của Bộ Giáo dục Anh, có khoảng 3.800 học sinh, sinh viên Việt Nam đăng ký nhập học mỗi năm và hiện có tổng số 12.000 sinh viên Việt tại Vương quốc Anh.

2. Đức 

Nằm trong top những quốc gia tân tiến nhất thế giới, Đức mang đến một nền giáo dục tuyệt vời với mức học phí vô cùng thấp. Theo tổng hợp mới nhất của Internationale-Studierende, tất cả các bang của nước Đức đều đồng loạt không thu học phí để đảm bảo cơ hội giáo dục bình đẳng cho người dân. Trong trường hợp các sinh viên học quá hạn cho phép hoặc học thêm chương trình đại học thứ 2 tại Đức thì có 6 bang sẽ thu học phí, mức học phí này rơi vào khoảng 800 EURO/1 học kỳ. Còn ở những bang còn lại vẫn miễn học phí cho sinh viên.

Nếu bạn là một sinh viên có thành tích học tập xuất sắc, bạn có rất nhiều cơ hội để nhận các học bổng dành cho du học sinh tại Đức. The German Academic Exchange Service (DAAD) là một trong những tổ chức có lượng học bổng lớn nhất thế giới. Mỗi năm, tổ chức này đều cung cấp vô số chương trình học bổng lớn cho các bạn sinh viên.

Cơ cấu dân số già là điểm hạn chế cho quá trình phát triển xã hội của Đức. Các ngành dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, điều dưỡng ở Đức luôn ở trong tình trạng thiếu vắng nguồn nhân lực. Để giải quyết tình trạng đó, chính phủ nước này luôn tạo điều kiện nhập tịch cho du học sinh và một bộ phận lớn lao động nhập cư. Theo quy định chung, du học sinh đến từ các nước không thuộc khối EU được ở lại làm việc tại Đức thời gian 18 tháng sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, sau khi cư trú hợp pháp tại Đức 8 năm, bạn sẽ được xét định cư tại đất nước này. Sống ở Đức là bạn đang sống ở một trong những quốc gia an toàn nhất thế giới, cảnh sát có mặt ở khắp mọi nơi và sẵn sàng giúp đỡ bất cứ khi nào bạn cần, bạn có thể tự do đi lại giữa đêm khuya mà không cần bất kỳ biện pháp bảo vệ an toàn đặc biệt nào. Bên cạnh đó Đức có vị trí địa lý nằm ở trung tâm Châu Âu, nơi giao thoa giữa nhiều nền văn hóa cổ điển, hiện đại, đa màu da, đa sắc tộc; con người hiền lành, thân thiện, hòa đồng chính là những yếu tố quan trọng không kém thu hút du học sinh quốc tế.

Nước Đức trong mắt du học sinh Việt ra sao?

Làm việc tại Đức: Không phải là không thể

Cũng phải thừa nhận, trình độ lao động của Đức rất cao, cũng như đòi hỏi của các công ty Đức là không hề đơn giản. Để kiếm được công việc sau tốt nghiệp đúng ngành nghề là khá khó khăn, khi phải cạnh tranh trực tiếp với các bạn Đức và các nước châu Âu khác, với vốn tiếng Đức bản địa hoàn hảo và kĩ năng làm việc cùng tư duy hiện đại.

Tuy nhiên, cơ hội làm việc tại Đức của các sinh viên Việt Nam là có. Một vài du học sinh Việt Nam đã kiếm được việc làm rất tốt tại đây, như  Trịnh Lê Minh – sinh viên khóa 01, chương trình hợp tác giữa trường Đại học Bách Khoa Hà Nội với đại học Leibniz Hannover (LUH01) hiện đang làm kỹ sư phát triển phần mềm ở Braunschweig, Sinh viên Hoàng Bách (LUH02) đang làm kỹ sư cơ khí ở München. Các du học sinh ở lại làm việc tại Đức đều có mức thu nhập khá cao, ví dụ như trường hợp của sinh viên Nguyễn Hoàng Tùng (LUH01) đang hưởng mức lương 4000Euro/tháng (tương đương gần 100 triệu đồng/tháng).

Nếu bạn còn chưa tốt nghiệp, thì việc kiếm tìm một việc làm “hái ra tiền” tại Đức cũng không khó khăn gì. Nguyễn Đức Hiếu – sinh viên chuyển tiếp của Viện Đào tạo Quốc tế, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết: “Việc làm ở thành phố Hannover, nơi em theo học, rất nhiều, các bạn sinh viên hoàn toàn có thể tranh thủ thời gian nhàn rỗi để đi làm thêm. Công việc phổ biến, như: đứng quầy thu ngân tại các cửa hàng ăn nhanh như Mc Donald, Le Crobag, Burger King, sắp xếp kho trong những cửa hàng thời trang như Esprit, S.Oliver, H&M …, làm phụ bếp tại các quán ăn Việt Nam, làm thêm trong các viện nghiên cứu của trường, đi đưa thư… Thu nhập từ 7 Euro/giờ (tương đương 186.400đ/giờ). Mỗi sinh viên được làm thêm tối đa là 90 ngày/năm (8 tiếng/ngày). Mức thu nhập này đủ để mỗi sinh viên có thể trang trải cuộc sống hàng ngày”.

Nước Đức – Thiên đường mua sắm

Sinh viên là những người thích mua sắm nhưng luôn đặt “tính kinh tế” lên hàng đầu. Vì vậy, mùa rộn ràng nhất và được mong chờ nhất là “Mùa Sale”. Mùa sale của nước Đức rơi vào khoảng thời gian tháng 7, tháng 8, cũng như đợt sale mạnh trước và sau kỳ nghỉ Noel và năm mới. Ngoài ra, các cửa hàng như H&M, Esprit, Mango, Newyorker … thường sale mạnh mẽ vào cuối đợt thời trang xuân, hè, thu … để thanh lí hàng hoá. Nếu may mắn, sinh viên hoàn toàn có thể mua được những sản phẩm “hàng hiệu” cực kì chất lượng với giá chỉ bằng 20-30% giá gốc.

Nguyễn Tuyết Hạnh – sinh viên chuyển tiếp sang Đại học Leibniz Hannover chia sẻ: “Hannover có khá nhiều trung tâm mua sắm lớn như Ernst August Galerie, Karstadt, Kaufhof Galeria …, ngoài ra còn vô số các cửa hàng thời trang của từng thương hiệu như Tommy Hilfiger, Lacoste, Mango, Esprit, H&M, S.Oliver, mỹ phẩm thì có Yves Rocher, Bodyshop, Douglas…, hay đồ thể thao như Adidas, Nike, Puma… Chính sách hạ giá của từng cửa hàng là khác nhau, tuy nhiên nếu khéo chọn, bạn sẽ luôn luôn mua được hàng sale giá rẻ. Ngoài mua sắm tại chính Hannover, 3 thành phố cũng cực kì thu hút sinh viên là Bremen, Hamburg và Wolfsburg (3 thành phố này đều nằm rất gần Hannover, chỉ cách xấp xỉ 1 tiếng đi tàu, và đặc biệt, với thẻ sinh viên của mình, các bạn sinh viên của Uni Hannover có thể đi tàu đến hoàn toàn MIỄN PHÍ.)

Không thể không kể đến những nơi mua sắm với giá  cực sốc là Ebay và Amazon. Sinh viên không những có thể mua đồ cũ, mới với giá cực rẻ, các bạn sinh viên còn có thể đăng bán chính những sản phẩm của mình, như máy ảnh, điện thoại, quần áo, giày dép …Ngoài ra, thiên đường của các du học sinh nói chung và du học sinh Việt Nam nói riêng là các trang mua bán online. Với hệ thống bưu điện nhanh chóng và ưu việt, chỉ 1-2 ngày sau khi đặt hàng, bạn đã có thể có ngay trên tay sản phẩm mong muốn với giá sale 50-70% qua những trang web lớn trên mạng chuyên mua sắm online…

Và nước Đức – Thiên đường du lịch

Đối với mỗi du học sinh thì việc đi học đã được coi là một hình thức đi du lịch miễn phí rồi. Đối với những sinh viên của Viện Đào tạo Quốc tế, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, khi chuyển tiếp sang học tại Đại học Leibniz Hannover cũng vậy. Trong hè, sinh viên thường tổ chức đi du lịch theo từng nhóm nhỏ từ 5-10 người. Họ có thể đi trong nước Đức hoặc trong các nước châu Âu. Hiện tại, ngoài các nước Tây Âu gần biên giới Đức nổi tiếng về du lịch như Hà Lan, Đan Mạch, Pháp, Bỉ, Thuỵ Sĩ… thì rất nhiều nước Đông Âu (như: Ba Lan, Séc, Hungary) đã gia nhập EU nên việc du lịch sang các nước này là vô cùng thuận tiện do không phải xin visa, và chi phí sinh hoạt, phòng khách sạn lại tương đối rẻ. Giá vé tàu tương đối hợp lý và linh động. Trung bình cho một chuyến đi 3-4 ngày tiêu tốn quãng 200-300 Euro (bao gồm tất cả tiền tàu xe, ăn uống, khách sạn, chi phí tham quan …) tuỳ theo mức độ phát triển của nước đến.

Thụy Sĩ

Thụy Sĩ là quốc gia có hệ thống giáo dục chất lượng cao, không chỉ phù hợp với các sinh viên trong nước mà còn thu hút được đông đảo sinh viên quốc tế. Hiện nay số sinh viên quốc tế đang học tại các trường đại học của Thụy Sĩ chiếm đến 40% tổng số sinh viên của trường và con số này đang có xu hướng ngày càng tăng dần lên.

Thụy Sĩ là một quốc gia theo chế độ liên bang với ba cấp độ chính trị là: Nhà nước, bang và xã, các cấp quản lý đều có chung nhiệm vụ và trách nhiệm với chương trình đào tạo giáo dục trên khu vực của mình. Chính vì vậy, tùy thuộc vào cấp độ của mình mà mỗi cấp quản lý sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng đào tạo đạt mức cao nhất. Với những đặc điểm khác biệt như vậy cho nên việc tìm hiểu về hệ thống giáo dục tại Thụy Sĩ không chỉ là vấn đề cần thiết cho ai muốn đi du học Thụy Sĩ mà còn là giúp các bạn có thêm những thông tin vô cùng thú vị.

Tại Thụy Sĩ do hệ thống chính trị có sự phân cấp rõ ràng cho nên việc quản lý giáo dục cũng tuân theo những quy định nghiêm ngặt này. Các cấp luôn có sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau kịp thời và chính xác nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục ở mức cao nhất. Chỉ khi nào các tổ chức quản lý bên dưới không đủ khả năng hoặc không còn biện pháp nào khác để giải quyết vấn đề thì các cơ quan có thẩm quyền cao hơn mới chính thức can thiệp.

Do vậy, khi đi du học tại Thụy Sĩ bạn sẽ nhận thấy có những sự khác nhau trong cách tổ chức giáo dục tại các bang tại Thụy Sĩ. Bởi mục tiêu hàng đầu mà các nhà quản lý đặt ra chính là đảm bảo và bám sát nhu cầu của địa phương, phù hợp với điều kiện sinh sống của dân cư trong khu vực.

Cũng giống như mọi quốc gia khác, hệ thống giáo dục tại Thụy Sĩ cũng có các trường công lập và trường tư thuộc các cấp và phạm vi quản lý khác nhau. Trong đó, trường công do Chính phủ các tiểu bang cung cấp tài chính và giám sát hoạt động.

Nhìn chung, Thụy Sĩ là quốc gia có hệ thống giáo dục chất lượng cao, không chỉ phù hợp với các sinh viên trong nước mà còn phù hợp với cả sinh viên quốc tế. Hiện nay số sinh viên quốc tế đang học tại các trường đại học của Thụy Sĩ chiếm đến 40% tổng số sinh viên của trường và con số này đang có xu hướng ngày càng tăng dần lên.

Nước Thụy Sĩ trong mắt du học sinh Việt ra sao?

Điều kiện du học và chất lượng đào tạo

Tuy điều kiện của hầu hết các khóa về cao đẳng hay đại học tại Thuỵ Sĩ là Ielts 4.5 và có thể học dự bị tiếng. Nhưng trên thực tế nếu trình độ tiếng anh quá kém, du học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp và dần dần sẽ cảm thấy khó khăn, tự ti về trình độ ngoại ngữ của mình. Bạn Lan Hương du học sinh trường HTMi chia sẻ.

Nói về giải pháp của những sinh viên còn yếu về trình độ ngữ bạn Lan Hương cũng chia sẻ thêm: Bản thân mình ở cùng một vài người bạn cũng yếu về giao tiếp ngoại ngữ, thì cách hiệu quả nhất mà sinh viên mới du học áp dụng là tham gia vào các khoá học dự bị của trường trước khi vào khoá học chính và thường xuyên giao tiếp với người bản địa để cải thiện vốn ngoại ngữ.

Khi được hỏi về chất lượng đào tạo của các trường tại Thụy Sĩ bạn Lan Hương cho biết:

Du học tại HTMi, mình thấy khá ấn tượng với mô hình giảng dạy cũng như môi trường học và sinh hoạt ở đây. Khác với Việt Nam Trường các trương tại Thuỵ Sĩ luôn tổ chức các lớp học nhỏ và giới hạn số lượng sinh viên chỉ tối đa khoảng 15-16 người để đảm bảo chất lượng đầu ra. Trang thiết bị phục vụ cho học tập của trường, hầu hết đều là những vật dụng và sách vở tiên tiến nhất, nâng cấp và làm mới từng năm để sinh viên được học các kiến thức mà thị trường đang đòi hỏi. Trong các khoá học trường mời về từ các doanh nghiệp nên thầy cô đồng thời cũng là trưởng phòng, là quản lý, chuyên gia,có kinh nghiệm giảng dạy lâu nam. Bài chia sẻ của họ không chỉ dừng lại ở kiến thưc mà còn về kinh nghiệm cá nhân của các thầy cô. Điều này, giúp em có cái nhìn cụ thể hơn về ngành học của mình khi ứng dụng trong thực tế. 

Nói đến môn học ấn tượng nhất Lan Hương cũng cho hay: Với ngành du lịch khách sạn mà mình đang theo học thì các môn học chuyên ngành sẽ phải học phải kể đến như Tourism management, Leadership, Rooms division manager,…các môn cũng có sự thay đổi tùy từng năm. Nhưng để lại ấn tượng nhất với mình là môn Wine & Bar, khi học môn này sinh viên sẽ được thử rượu trong tất cả các giờ học, nhận xét đánh giá và cuối giờ kiểm tra. Đây là môn học khó và lượng học sinh trượt nhiều. Tuy nhiên, cá nhân mình thấy những bài học trong môn học chuyên ngành này khá là thực tế giúp chúng mình có thêm kiến thức về các loại rượu. 

Những dịch vụ, đãi ngộ dành cho du học sinh

Bạn Tuấn Anh du học sinh trường BHMS cho biết:

Dịch vụ dành cho sinh viên quốc tại Thuỵ Sĩ rất tốt. Ngay từ những dịch vụ nhỏ nhất như đưa đón sinh viên tại sân bay cũng rất chu đáo. Khi mới sang du học, đáp xuống sân bay trường đã cử tài xế đưa đón sinh viên có mặt tại cổng Arrival 2 sân bay Zurich và cầm theo tấm biển ghi tên trường nên chúng em rất dễ tìm và không bị mất nhiều thời gian đi lạc xứ người. Dù chuyến bay là sáng sớm hay đêm muộn vào khoảng 12h đêm hoặc 2 giờ sáng mới đến nơi thì việc sắp xếp người đón vẫn luôn được trường thực hiện. Thủ tục check in phòng khi sang cũng được hỗ trợ rất chi tiết bởi hầu hế mỗi trường đều có welcome desk ở sảnh phía dưới nơi sinh viên có thể nhờ các cô trợ giúp làm thủ tục nhập học cũng như lấy phòng ở ký túc (nếu đã đăng kí trưoc đó). Thi thoảng tổ chức city tour cho chúng em tham quan xung quanh thành phố và được giao lưu học hỏi cùng các bạn cùng khóa, và các anh chị tưf khoá trước.

Hơn nữa, trước khi kết thúc kì học lí thuyết ìtrường sẽ tổ chức một Work Fair – hội nghị tìm việc cho sinh viên và mời đến những đơn vị nhà hàng, khách sạn, tập đoàn kinh doanh lớn nhỏ đến để phỏng vấn tuyển dụng. Du học simh cũng không cần quá lo lắng trong khâu cách làm CV, trình bày khi phỏng vấn xin việc, trả lời các câu hỏi từ nhà tuyển dụng và cách đặt câu hỏi trong buổi phỏng vấn. Bởi trước đó các thầy cô sẽ hướng dẫn chi tiết cho các học sinh.

Hà Lan 

 Hà Lan ghi điểm ấn tượng với chất lượng giảng dạy xếp thứ 3 châu Âu và xếp thứ 4 về mục tiêu nghề nghiệp. Với hơn 2000 chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, không quá khó để sinh viên quốc tế lựa chọn khóa học phù hợp cho mình. Đặc trưng giáo dục tại đây là giảng dạy và tương tác, lấy người học làm trung tâm. Đặc biệt, Chính phủ Hà Lan cũng đưa ra nhiều chính sách hấp dẫn với mục đích giữ chân nhân tài. Bạn có thể tùy chọn xin giấy phép cư trú 1 năm sau khi tốt nghiệp. Hà Lan là điểm đến lý tưởng để học tập và xây dựng sự nghiệp trong tương lai.

Lợi thế duy nhất để Hà Lan được lựa chọn làm nơi du học của sinh viên quốc tế đó là ngôn ngữ tiếng anh thông dụng, chi phí sinh hoạt cùng học tập không quá đắt đỏ, môi trường sống thì trong lành, thân thiện cùng một đội ngũ giáo viên có chất lượng và các ngành nghề đào tạo cũng tương đối đa dạng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện tại theo thống kê của ngành thống kê UNESCO thì có hơn 57.000 du học sinh đang theo học ở đây.

Hà Lan, đất nước của hoa tulip, cối xay gió và guốc gỗ, hình ảnh đã thu hút khách du lịch hàng trăm nước trên thế giới. Nơi đây còn nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên xanh tươi, thanh bình, và nền kinh tế phát triển bậc nhất Châu Âu.

Ngày nay Hà Lan không chỉ thu hút khách du lịch mà còn là địa điểm hấp dẫn để sinh viên quốc tế đến học tập. Bên cạnh các trường giảng dạy bằng Tiếng Hà Lan, từ hơn 45 năm qua các trường đại học tổng hợp, đại học chuyên ngành cũng như các viện giáo dục quốc tế của Hà Lan còn cung cấp các chương trình giáo dục quốc tế bằng Tiếng Anh với nhiều trình độ khác nhau.

Điều kiện du học và chất lượng đào tạo

Tuy điều kiện của hầu hết các khóa về cao đẳng hay đại học tại Thuỵ Sĩ là Ielts 4.5 và có thể học dự bị tiếng. Nhưng trên thực tế nếu trình độ tiếng anh quá kém, du học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp và dần dần sẽ cảm thấy khó khăn, tự ti về trình độ ngoại ngữ của mình. Bạn Lan Hương du học sinh trường HTMi chia sẻ.

Nói về giải pháp của những sinh viên còn yếu về trình độ ngữ bạn Lan Hương cũng chia sẻ thêm: Bản thân mình ở cùng một vài người bạn cũng yếu về giao tiếp ngoại ngữ, thì cách hiệu quả nhất mà sinh viên mới du học áp dụng là tham gia vào các khoá học dự bị của trường trước khi vào khoá học chính và thường xuyên giao tiếp với người bản địa để cải thiện vốn ngoại ngữ.

Khi được hỏi về chất lượng đào tạo của các trường tại Thụy Sĩ bạn Lan Hương cho biết:

Du học tại HTMi, mình thấy khá ấn tượng với mô hình giảng dạy cũng như môi trường học và sinh hoạt ở đây. Khác với Việt Nam Trường các trương tại Thuỵ Sĩ luôn tổ chức các lớp học nhỏ và giới hạn số lượng sinh viên chỉ tối đa khoảng 15-16 người để đảm bảo chất lượng đầu ra. Trang thiết bị phục vụ cho học tập của trường, hầu hết đều là những vật dụng và sách vở tiên tiến nhất, nâng cấp và làm mới từng năm để sinh viên được học các kiến thức mà thị trường đang đòi hỏi. Trong các khoá học trường mời về từ các doanh nghiệp nên thầy cô đồng thời cũng là trưởng phòng, là quản lý, chuyên gia,có kinh nghiệm giảng dạy lâu nam. Bài chia sẻ của họ không chỉ dừng lại ở kiến thưc mà còn về kinh nghiệm cá nhân của các thầy cô. Điều này, giúp em có cái nhìn cụ thể hơn về ngành học của mình khi ứng dụng trong thực tế. 

Nói đến môn học ấn tượng nhất Lan Hương cũng cho hay: Với ngành du lịch khách sạn mà mình đang theo học thì các môn học chuyên ngành sẽ phải học phải kể đến như Tourism management, Leadership, Rooms division manager,…các môn cũng có sự thay đổi tùy từng năm. Nhưng để lại ấn tượng nhất với mình là môn Wine & Bar, khi học môn này sinh viên sẽ được thử rượu trong tất cả các giờ học, nhận xét đánh giá và cuối giờ kiểm tra. Đây là môn học khó và lượng học sinh trượt nhiều. Tuy nhiên, cá nhân mình thấy những bài học trong môn học chuyên ngành này khá là thực tế giúp chúng mình có thêm kiến thức về các loại rượu. 

Những dịch vụ, đãi ngộ dành cho du học sinh

Bạn Tuấn Anh du học sinh trường BHMS cho biết:

Dịch vụ dành cho sinh viên quốc tại Thuỵ Sĩ rất tốt. Ngay từ những dịch vụ nhỏ nhất như đưa đón sinh viên tại sân bay cũng rất chu đáo. Khi mới sang du học, đáp xuống sân bay trường đã cử tài xế đưa đón sinh viên có mặt tại cổng Arrival 2 sân bay Zurich và cầm theo tấm biển ghi tên trường nên chúng em rất dễ tìm và không bị mất nhiều thời gian đi lạc xứ người. Dù chuyến bay là sáng sớm hay đêm muộn vào khoảng 12h đêm hoặc 2 giờ sáng mới đến nơi thì việc sắp xếp người đón vẫn luôn được trường thực hiện. Thủ tục check in phòng khi sang cũng được hỗ trợ rất chi tiết bởi hầu hế mỗi trường đều có welcome desk ở sảnh phía dưới nơi sinh viên có thể nhờ các cô trợ giúp làm thủ tục nhập học cũng như lấy phòng ở ký túc (nếu đã đăng kí trưoc đó). Thi thoảng tổ chức city tour cho chúng em tham quan xung quanh thành phố và được giao lưu học hỏi cùng các bạn cùng khóa, và các anh chị tưf khoá trước.

Hơn nữa, trước khi kết thúc kì học lí thuyết ìtrường sẽ tổ chức một Work Fair – hội nghị tìm việc cho sinh viên và mời đến những đơn vị nhà hàng, khách sạn, tập đoàn kinh doanh lớn nhỏ đến để phỏng vấn tuyển dụng. Du học simh cũng không cần quá lo lắng trong khâu cách làm CV, trình bày khi phỏng vấn xin việc, trả lời các câu hỏi từ nhà tuyển dụng và cách đặt câu hỏi trong buổi phỏng vấn. Bởi trước đó các thầy cô sẽ hướng dẫn chi tiết cho các học sinh.

TOP những quốc gia Châu Á được du học sinh việt lựa chọn nhiều nhất

Nên đi du học ở Châu Á hay Châu Âu?

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp