Trong những năm trở lại đây, ngành Content Marketing đã và đang trở thành xu hướng việc làm nổi bật. Hãy theo chân Kênh tuyển sinh để tìm hiểu về bộ 20 câu hỏi phỏng vấn trong ngành này nhé!

Quảng Ninh lý giải phút chót "vớt" gần 1.000 học sinh vào lớp 10

Quảng Ninh lý giải phút chót 'vớt' gần 1.000 học sinh vào lớp 10

Ngày 14.8, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, đơn vị này vừa phê duyệt phương án bổ sung chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 ngoài công lập đối với gần 1.000...

1. Hãy giới thiệu đôi nét về bản thân của bạn?

Gợi ý trả lời: 

Tôi đã có hơn 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing. Gần nhất, tôi làm việc tại một doanh nghiệp về IT. Tôi nắm bắt tốt xu hướng thị trường IT nhờ vào việc nghiên cứu và theo dõi thị trường. Tôi thành thạo kỹ năng văn phòng, đánh giá và giải quyết các nhu cầu công việc. 

Điểm đáng lưu tâm: Hãy cố gắng cung cấp cho nhà tuyển dụng một phác thảo mô tả về bản  thân. Đó có thể là kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức,… và phải đảm bảo, chúng đều chân thật.

2. Bạn hãy cho biết Content Marketing là gì?

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng đang muốn kiểm tra kiến thức của bạn về ngành nghề. Vì thế, bạn có thể trả lời thông qua định nghĩa của Content Marketing như sau: Content Marketing được hiểu là phương pháp tiếp thị nội dung có liên quan đến chiến lược tạo ra nội dung phân phối có giá trị nhằm thu hút và giữ chân người xem đồng thời liên hệ thương hiệu đối với người tiêu dùng.

TOP 20 câu hỏi phỏng vấn trong ngành Content Marketing - Ảnh 1

TOP 20 câu hỏi phỏng vấn trong ngành Content Marketing

3. Bạn coi viết lách là công việc hay sở thích?

Với câu hỏi này, bạn có thể lựa chọn tùy theo ý kiến cá nhân của mình. Nếu bạn lựa chọn trả lời rằng viết lách là một công việc, bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy được sự nghiêm túc cũng như những kỹ năng của mình trong công việc Content Marketing. Bên cạnh đó, nếu việc viết lách là một sở thích của bạn, bạn cần cho họ thấy rằng bạn có thể đủ sức biến đam mê của mình thành một công việc ổn định với lòng nhiệt huyết của mình.

4. Vì sao bạn muốn theo đuổi ngành Content Marketing?

Câu hỏi này được đặt ra nhằm giúp nhà tuyển dụng biết rằng bạn có thực sự đam mê với ngành Content Marketing hay không. Để trả lời, bạn cần chứng tỏ đam mê và sự yêu thíhc của bản thân đối với ngành nghề này. Bạn có thể trả lời như sau: “Em muốn ứng tuyển vào vị trí Content Marketing ở công ty vì viết lách là năng khiếu cũng như sở thích của em. Thêm vào đó, để trau dồi vốn từ và ý tưởng, em thường xuyên đọc sách mỗi ngày. Vì vậy, em mong nếu được nhận vào công ty thì em có thể phát huy được những điểm mạnh của bản thân cũng như học hỏi thêm nhiều kỹ năng mới.”

5. Bạn đã tham gia dự án cũng như cuộc thi viết nào chưa?

Khi hỏi câu hỏi này, mục đích của nhà tuyển dụng chính là để xác định xem bạn đã có kinh nghiệm chưa và liệu bạn có đủ khả năng để tham gia vào vị trí đang tuyển dụng hay không. Bạn cần trả lời đúng sự thật, nếu chưa từng tham gia thì nên nói rõ rằng mình chưa từng tham gia các cuộc thi nhưng đã có kinh nghiệm ở những dự án nào đó. Nếu đã có kinh nghiệm tham gia các cuộc thi, bạn có thể kể tên và nói rõ một cuộc thi mà bạn tâm đắc nhất cũng như những bài học mà bạn đã rút ra được sau quá trình dự thi.

6. Bạn hay theo dõi và đọc các thông tin, tin tức ở đâu?

Thông thường, câu hỏi này được nhà tuyển dụng hỏi để tìm hiểu xem bạn sẽ làm gì để cập nhật các xu hướng Content Marketing để áp dụng cho công việc hằng ngày của mình. Bạn có thể liệt kê từ 2 – 3 kênh tin tức như các hội nhóm, báo, kênh YouTube, Podcast,… và giới thiệu sơ lược về những trang tin tức mà bạn đã kể.

7. Theo bạn nghĩ (hoặc đánh giá), một nội dung website tốt phải có những yếu tố gì?

Có khá nhiều yếu tố để có thể cấu thành một bài viết hay, một trang web bổ ích,... Để trả lời câu hỏi này một cách đúng trọng tâm, bạn nên chọn ra những yếu tố cốt lõi của đối với nội dung website mà một Content Marketer cần phải biết như nội dung bổ ích, hấp dẫn, gây hứng thú cho người đọc, nội dung đáng tin cậy, không đạo văn, có khả năng lan toả, dẫn dắt đến hành động của người đọc,...

8. Bài viết của bạn đã từng bị độc giả phê bình vì nội dung cung cấp hay chưa? Bạn có thể chia sẻ được không?

Việc bị phê bình nội dung cung cấp đối với một người làm trong ngành Content Marketing là một điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, nhà tuyển dụng muốn biết được nếu gặp tình huống như trên, bạn sẽ xử lý như thế nào và cách khắc phục ra sao để tối ưu được bài viết của mình. Để trả lời, bạn có thể nói rằng những lời phê bình, chỉ trích này còn là động lực để bản thân có thể trau dồi lối hành văn cũng như nội dung để mang đến một bài viết chất lượng. 

9. Bài viết gần đây nhất của bạn chủ đề là gì? Và phong cách viết thể hiện cho chủ đề đó như thế nào?

Với câu hỏi này, bạn nên chọn trả lời bằng những bài viết tiêu biểu ở nhiều lĩnh vực đa dạng khác nhau để nhà tuyển dụng có thể thấy được độ linh hoạt về phong cách viết bài của mình.

10. Làm thế nào bạn biết được nội dung của bạn có nhiều người đọc hay không?

Một bài viết được đánh giá là chất lượng khi nó được lên top công cụ tìm kiếm. Để đo sự hiệu quả của bài viết, thông thường người ta sẽ đánh giá bằng lượt click vào đường link của bài viết ấy. Để trả lời, bạn có thể nhận định một bài viết có thể sở hữu nhiều lượt đọc không chỉ nhờ vào nội dung mà các thông tin phải rõ ràng, thuyết phục được người đọc cùng văn phong dễ hiểu, mượt mà.

11. Hãy trình bày qua về cách mà bạn xác định chủ đề bài viết?

Đối với ngành Content Marketing, việc xác định chủ đề bài viết là vô cùng quan trọng. Với câu hỏi này của nhà tuyển dụng, bạn có thể nêu các bước như xác định đối tượng người xem muốn hướng tới để từ đó tìm hiểu nhu cầu của họ. Tiếp theo là tìm hiểu từ khóa và phân tích các từ khóa có liên quan đến chủ đề. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung như tham khảo thêm bài viết của các chuyên gia trong lĩnh vực mà mình đang viết cũng như các bài viết của đối thủ để có thể nâng cao khả năng viết và có cái nhìn toàn diện hơn.

12. Để đảm bảo độ tin cậy cho bài viết bạn làm cách nào?

Khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi này, họ đang muốn xem cách bạn tìm và chắt lọc thông tin để chắc chắn rằng các thông tin mà bạn tìm được phải đảm bảo độ chính xác cao, đến từ các nguồn tin chính thống. Vì thế, bạn nên nhấn mạnh nguồn tin mà mình tham khảo đến từ sách, báo hay các tạp chí nổi tiếng trong lĩnh vực đang nghiên cứu hoặc các báo cáo, nghiên cứu của các tổ chức uy tín trong và ngoài nước đã được công nhận.

13. Bạn nghĩ xu hướng Content Marketing gần đây là gì?

Câu hỏi này là để nhà tuyển dụng đánh giá tư duy và sự nhạy bén nắm bắt trend của bạn. Với câu hỏi này yêu cầu bạn phải liên tục cập nhật theo từng thời kỳ trong năm để có được câu trả lời chính xác nhất.

14. Nếu ngày mai bạn được trúng tuyển thì việc đầu tiên bạn sẽ làm gì?

Với mục tiêu tìm kiếm các ứng viên tiềm năng, nhà tuyển dụng luôn ưu tiên các ứng viên có khả năng hoàn thành công việc mới một cách tốt nhất. Vì thế, bạn nên thể hiện tinh thần ham học hỏi, sẵn sàng với công việc, giúp nhà tuyển dụng thấy được bạn có tư duy rõ ràng trong việc triển khai chiến lược nội dung cho công ty.

15. Bạn mong muốn nhận được mức lương bao nhiêu cho vị trí Content Marketing?

Với câu hỏi này, bạn nên dựa vào trình độ và kinh nghiệm của mình và đưa ra một con số mong muốn, tránh việc nhường quyền quyết định cho nhà tuyển dụng. Việc tự đưa ra được một mức lương phù hợp với năng lực cũng cho thấy bạn là người có tầm nhìn và chính kiến riêng của bản thân.

16. Bạn nghĩ tại sao chúng tôi nên chọn bạn?

Đây là câu hỏi khá quen thuộc ở mỗi buổi phỏng vấn. Để có thể khiến nhà tuyển dụng có ấn tượng sâu sắc về bạn, bạn nên nêu ra được những điểm mạnh của bản thân và những gì mình có thể làm được cho công ty nếu trở thành một nhân viên chính thức tại đây.

17. Content Marketing sẽ là lựa chọn lâu dài cho sự nghiệp của bạn chứ?

Đối với câu hỏi này, thay vì chọn trả lời có hoặc không, bạn có thể chia sẻ rằng mục tiêu của bạn trong vòng 3 đến 5 năm tới là phát triển trong lĩnh vực Content Marketing. Với câu trả lời này, nhà tuyển dụng có thể hiểu rằng bạn có mục tiêu và muốn gắn bó với công ty trong thời gian dài.

18. Tại sao bạn thôi việc ở công ty cũ? 

Gợi ý trả lời: 

Tôi nghĩ công ty cũ không tập trung quá nhiều về bộ phận của tôi. Tôi nghĩ rằng không thể phát triển thêm. Tôi không thể cho phép mình dậm chân tại chỗ. Do muốn phát triển năng lực và sáng tạo nhiều thứ hơn nên tôi xin nghỉ. 

19. Liệu bạn có chịu được áp lực của ngành Marketing hay không? 

Gợi ý trả lời: 

Không có áp lực thì khó trưởng thành. Cần có áp lực, tôi mới biết mình có thể làm được những gì. Tất nhiên, tôi không bỏ quên những lúc tôi mệt mỏi, nhưng có nó mới tôi luyện tôi giỏi hơn. Tôi nghĩ với bản lĩnh của mình, mình có thể hoàn thành tốt công việc của mình.

20. Câu hỏi dành cho bạn: Bạn có thắc mắc gì đặt cho chúng tôi không?

Gợi ý trả lời: 

Tôi có thể hỏi về những dự định và kế hoạch phát triển mà công ty đang theo đuổi được hay không? Công ty nghĩ đâu là khó khăn và thuận lợi khi đang cùng cạnh tranh với nhiều đối thủ trong giai đoạn hiện tại?

> HR Director là gì? Tất cả những điều bạn cần biết về HR Director

> HR Assistant là gì? Công việc chính và kỹ năng của HR Assistant

Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp