Một trong những giấy tờ cần có để làm visa du học ở hầu hết các nước là bản kế hoạch học tập (Study plan). Đây là một trong những thông tin quan trọng.
Lãnh sự quán cần bản kế hoạch học tập của bạn để chấp nhận rằng: học sinh đến đất nước họ chỉ để du học. Với lộ trình rõ ràng từ đầu mà không phải có ý định nhập cư bất hợp pháp bằng con đường du học.
1. Bản kế hoạch học tập là gì?
Bản kế hoạch học tập – Study plan (hay còn gọi là Statement of Purpose) là một bài giải trình về toàn bộ quá trình học trong tương lai của bạn. Nó giống như một chương trình quảng cáo nơi bạn có thể “phô” ra rõ nhất những nét riêng phong cách, cá tính cộng với ưu điểm và khả năng của mình.
Qua study plan, Lãnh sự quán hiểu được bạn là ai, có nguyện vọng theo học ngành gì; những ưu điểm của bạn và lý do bạn chọn đất nước của họ.
Để viết bản kế hoạch học tập du học xin visa hiệu quả, du học sinh cần hiểu được cấu trúc của nó. Cấu trúc của bản kế hoạch học tập cũng giống các bài văn chúng ta thường làm, gồm 3 phần chính:
- Phần mở đầu.
- Thân bài.
- Kết luận.
Bản kế hoạch học tập – Study plan (hay còn gọi là Statement of Purpose) là một bài giải trình về toàn bộ quá trình học trong tương lai của bạn
2. Trong study plan sẽ cần đặt trọng tâm vào những khía cạnh nào?
Một trong những giấy tờ cần có để làm visa du học ở hầu hết các nước là bản kế hoạch học tập (Study plan). Đây là một trong những thông tin quan trọng để Lãnh sự quán chấp nhận rằng học sinh đến đất nước chỉ để du học với lộ trình rõ ràng từ trước, chứ không có ý định nhập cư bất hợp pháp bằng con đường du học. Vì vậy, study plan của bạn phải thực tế một chút, nói thẳng vào mục tiêu của mình chứ không cần “chém gió” hay rụt rè quá mức.
Không phải nước nào, tỉnh bang hay trường nào cũng bắt buộc làm Study plan, nhưng nếu nó có trong hồ sơ của bạn thì Lãnh sự quán sẽ đánh giá cao sự chuẩn bị của bạn đối với chuyên du học này. Nếu bắt buộc phải có Study plan, bạn hãy tìm hiểu kỹ quy định và xin kinh nghiệm của người đã từng làm hồ sơ để biết chính xác mình có cần làm bản kế hoạch học tập không nhé.
2.1 Về lý do chọn đất nước đó là nơi du học
Bạn không cần “tâng bốc” quá mức độ đáng sống của đất nước mà bạn muốn du học và đang xin visa đến đó, vì dù đó có là sự thật thì người khác đọc vẫn giống như bạn thực sự chưa hiểu về đất nước lá phong cho lắm. Hãy nhìn thẳng vào thực tế, đưa những lý do hực sụ bạn chọn vào plan. Ví dụ như vì an ninh an toàn, khí hậu tốt mặc dù hơi lạnh, nhiều cảnh đẹp, và quan trọng là học phí và chi phí học tập hợp lý đối với tài chính của bạn và gia đình.
2.2 Về lý do chọn ngôi trường đó
Cũng chẳng cần ca ngợi quá mức ngôi trường mà bạn chọn, vì Lãnh sự quán còn hiểu ngôi trường đó hơn cả ban. Bạn chỉ cần đưa ra lý do thực tế như có ngành học này bạn mơ ước từ lâu, có học bổng, hồ sơ nhanh gọn, được thực tập hưởng lương, chi phí sinh hoạt tốt, chỗ ở phù hợp,…
Nhưng cũng đừng thực tế quá mà chối bỏ nền giáo dục của đất nước mình đang sống, quê hương của mình. Hãy nói rằng mình muốn được học tập những thứ hiện đại và tốt đẹp, để có thể trở về làm những điều có ích hơn.
2.3 Sau khi tốt nghiệp bạn sẽ làm gì?
Hãy nhấn mạnh mục đích có một việc làm tốt hơn sau khi hoàn thành chương trình học, bạn sẽ về nước tìm cơ hội hoặc nối nghiệp ai đó, hoặc bạn có thể học cao hơn tại đất nước mà bạn sẽ du học, tìm cơ hội việc làm tại đó. Đây là điều cốt yếu vì đó là thành quả mà bạn muốn có sau khi tốt nghiệp, nên hãy nói về nó kỹ một chút.
Trong study plan, bạn cũng sẽ điền lịch sử học vấn của mình. Hãy nếu chi tiết về cả địa chỉ trường, thành tích ngoại khóa trong năm học, cũng như kinh nghiệm làm việc nếu như bạn đăng ký học MBA.
Một trong những giấy tờ cần có để làm visa du học ở hầu hết các nước là bản kế hoạch học tập
3. Chi tiết cách viết Study Plan tham khảo
3.1 Mở đầu: Giới thiệu bản thân
Phần mở đầu bao giờ cũng được đánh giá là phần gây ấn tượng nhất. Lời khuyên cho bạn là hãy viết phần này một cách trang trọng. Các bạn có thể sử dụng những từ ngữ thưa gửi, tự giới thiệu về bản thân cũng như lý do viết bản kế hoạch này.
Đặc biệt các thông tin cá nhân cũng không cần quá chi tiết. Bạn chỉ cần giới thiệu về tên tuổi, ngày tháng năm sinh, công việc hoặc ngôi trường đang theo học hiện tại.
3.2 Thân bài: Trình bày các lý do thuyết phục Lãnh sự quán
Thân bài nghe có vẻ đơn giản nhưng làm sao để tạo sức thuyết phục thì khá khó. Bạn cần phải viết thông tin một cách đầy đủ và có trình tự. Từ đây chắc chắn rằng mình không bỏ sót thông tin nào, bạn có thể tự tạo một checklist với một vài câu hỏi Wh – questions. Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo:
- Why do you choose to study abroad in this country? – Vì sao bạn lại muốn đi du học ở nước này?
Các bạn hãy cố gắng nêu rõ những lý do tại sao lại có mong muốn du học. Theo kinh nghiệm của nhiều du học sinh, bạn có thể khái quát, so sánh về chương trình giáo dục ở Việt Nam và chương trình giáo dục của nước ngoài.
Đây là cơ hội tốt để bạn nêu cảm nhận về đất nước mình sắp tới. Điều gì khiến đất nước này trở nên đặc biệt, thu hút trong mắt bạn. Ngoài nền giáo dục ra, có thể là đất nước, con người, văn hóa nơi đây sẽ làm bạn cảm thấy ấn tượng.
- Where will you study? Why do you chooses this school/ major? – Bạn sẽ học ở đâu? Vì sao bạn lại chọn ngôi trường/ ngành học này?
Với phần này bạn nên trình bày một cách chi tiết để thể hiện rằng bạn đã lên kế hoạch tìm hiểu rồi mới chọn ngôi trường này. Chẳng hạn như giới thiệu về các khu vực xung quanh trường như thành phố, chất lượng trường theo như những thông tin bạn biết… Lý do bạn chọn ngành này điều gì? Có thể là vì đam mê, có tính ứng dụng cao hoặc giúp ích cho con đường phát triển sự nghiệp về sau của bạn.
- What have you achieved so far? – Đến nay bạn đã đạt được những thành tích nào?
Trong phần này, hãy trình bày các thành tích mà bạn đạt được trong thời gian học tập tại Việt Nam. Ngoài ra, nếu bạn có tham gia vào những hoạt động liên quan trực tiếp đến ngành học mà bạn chọn khi du học thì đây sẽ là một điểm cộng cực lớn cho hồ sơ của bạn.
Một gợi ý cho bạn trong phần này là hãy dùng câu hỏi Wh – question sẽ có nhiều ý tưởng viết hơn.
- Kế hoạch học tập tương lai
Bạn hãy lên kế hoạch học tập bao gồm chi tiết về ngành học và chương trình học bạn chọn theo học. Ngoài ra có thể bổ sung thêm những dự định của bạn sau khi hoàn thành chương trình học tập trong bản kế hoạch học tập du học.
Lưu ý: Nhân viên lãnh sự mong muốn sau khi tốt nghiệp khóa học, bạn sẽ quay lại Việt Nam nên tuyệt đối không trình bày về nguyện vọng muốn định cư. Hãy tập trung vào cơ hội nghề nghiệp và triển vọng phát triển trong tương lai ở Việt Nam.
3.3 Kết luận
Hãy thể hiện nhiệt tình và niềm mong muốn được theo học ngành này ở đất nước của họ. Bạn sẽ ghi điểm tuyệt đối trong mắt các nhân viên xét duyệt hồ sơ nếu tóm tắt lại về nguyện vọng cá nhân và thêm vào câu cảm ơn. Đây được biết là một cách kết thư lịch sự, trang trọng để thể hiện thái độ của bạn.
Study plan cần được viết đầy đủ 3 phần và nhấn mạnh vào kế hoạch học tập tương lai
4. Những yếu tố tạo nên kế hoạch học tập du học hoàn hảo
Một kế hoạch học tập tốt không chỉ giúp bạn thành công với việc xin visa du học mà còn giúp bạn trong quá trình học tập lâu dài về sau. Một số điều bạn cần phải trả lời được cho kế hoạch tập của mình:
4.1 Vì sao kế hoạch này được chọn?
Một du học sinh thực sự sẽ có lý do rõ ràng vì sao lựa chọn 1 ngành nghề nhất định. Vì vậy, hãy tìm hiểu để có thể giải thích hợp lý cho mỗi sự lựa chọn của mình, vì sao kế hoạch này phù hợp với bản thân.
4.2 Chọn chương trình học
Khi lựa chọn khoá học, bạn cần biết trước liệu khóa đó có thể chuyển đổi được qua những chương trình tương tự hay không; chuyên ngành có thể theo học; ngành học này sẽ giúp bạn thực hiện được định hướng nghề nghiệp của bạn hay không; khóa học mang tính học thuật hay tính ứng dụng.
4.3 Lựa chọn địa điểm học
Mặc dù có hàng trăm trường học tuyệt vời, nhưng dường như nhiều sinh viên du học tự hạn chế lựa chọn của mình do muốn chọn sống cùng người thân khi du học. Với lựa chọn này, học sinh có thể được gia đình chăm sóc tốt hơn. Nhưng cũng có rất nhiều ưu điểm với lựa chọn ngược lại. Ví dụ như, khi ở ký túc xá, bạn có thể tập trung tốt hơn vào việc học, đạt kết quả học tập cao và duy trì được học bổng hàng năm; Cơ hội kết bạn với những người bản xứ sẽ tăng khả năng tiếng Anh, hoà nhập với đời sống xã hội Mỹ, trải nghiệm bản sắc văn hoá; học cách sống và tư duy độc lập; trưởng thành hơn v.v…
Để chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai, điều quan trọng là bạn thâm nhập được vào thế giới công việc, nơi giúp sinh viên trưởng thành hơn. Thông thường, với những công ty quốc tế lớn, việc quyết định tuyển dụng dựa trên cách người xin việc thể hiện tại cuộc phỏng vấn gần như quan trọng nhất. Vì vậy, khả năng tiếng Anh cộng với kinh nghiệm thực tế, sự chín chắn sẽ giúp bạn rất nhiều trong những cuộc phỏng vấn tuyển dụng.
4.4 Nên chọn Cao đẳng hay đại học?
Thông thường, lựa chọn học ở 1 trường đại học sẽ được nhân viên xét duyệt visa du học đánh giá bản kế hoạch học tập của bạn cao và có phần nghiêm túc hơn.
Tuy nhiên, không phải ai cứ chọn học ở trường cao đẳng là sẽ không có cơ hội, nếu như trong bản kế hoạch học tập của bản có sự cân nhắc kỹ lưỡng và có định hướng rõ ràng với lựa chọn của mình, biết rõ về khả năng chuyển tiếp vào các trường đại học tốt ở 2 năm cuối để hoàn thành bằng cử nhân thì cũng sẽ thuyết phục được lãnh sự viên.
Yếu tố tạo nên một kế hoạch học tập thông minh là thể hiện được những lựa chọn, ưu điểm của thí sinh
5. Một số lưu ý dành cho bản kế hoạch học tập đi những nước sử dụng tiếng Anh
Dưới đây là một số lưu ý gợi ý cho bản kế hoạch học tập đi du học những nước nói tiếng Anh. Tuy nhiên bạn vẫn có thể tham khảo để sử dụng cho bản kế hoạch học tập ở những nước sử dụng ngôn ngữ khác:
- Study plan phải viết hoàn toàn bằng tiếng Anh.
- Nên trình bày ngắn gọn, rõ ràng, đi đúng vào trọng tâm, tránh những câu văn dài dòng, tối nghĩa, lủng củng dễ gây mất điểm trong mắt người đánh giá.
- Tránh viết quá dài, nên gói gọn bản study plan trong vòng 1 đến 2 trang A4. Một ngày, nhân viên Lãnh sự quán phải tiếp xúc với khá nhiều hồ sơ. Vì vậy, nếu bạn chuẩn bị quá dài có thể gây phản ứng ngược.
- Cố gắng trình bày tốt, giọng văn lôi cuốn, logic và thú vị. Bởi chẳng ai có thể kiên nhẫn đọc hết một bài văn dài nhàm chán. Hơn nữa, đây là một điểm cộng rất lớn cho hồ sơ du học của bạn.
- Không nên copy mẫu study plan du học của bất kỳ ai ở bất kỳ đâu. Dựa vào những thông tin đã tìm hiểu, hãy viết nó một cách chân thành và tinh thần hứng khởi vì mỗi người là một cá thể riêng biệt với suy nghĩ và khả năng sáng tạo riêng.
- Hãy liên hệ với thực tế khi nói đến kế hoạch học tập. Tránh viết sáo rỗng, không đầu đuôi, thiếu chủ ngữ, thiếu logic
- Trước khi nộp bài, nhớ kiểm tra lại lỗi chính tả, dấu câu, ngữ pháp để thể hiện sự tôn trọng người đọc và chứng minh mình đủ năng lực tiếng Anh để theo kịp chương trình học.
- Viết lời cảm ơn trường, thầy cô, ban cán bộ tuyển sinh.
Tránh viết quá dài, nên gói gọn bản study plan trong vòng 1 đến 2 trang A4
> Nên đi du học ở Châu Á hay Châu Âu?
Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp