Các bước làm hồ sơ du học Pháp:

1. Đăng ký trên website của CampusFrance: Việc cần thiết và bắt buộc đối với  học sinh, sinh viên và nghiên cứu sinh muốn du học Pháp đó là đăng ký trên website của Campusfrance . Bởi hiện nay, để xin được visa du học, bạn cần phải cung cấp số hiệu cá nhân mà bạn đăng ký trên trang web của CampusFrance .Bên cạnh đó việc đăng ký này còn cho phép bạn có một tài khoản riêng để trao đổi thông tin với mọi người trên trang web của CampusFrance.

2. Điền thông tin vào hồ sơ sinh viên: Sau khi tạo xong tài khoản trên web, bạn cần điền các thông tin của bạn vào hồ sơ du học Pháp như: dự định học tập, đề tài nghiên cứu là gì, quá trình học tập trước đây, kinh nghiệm nghề nghiệp như thế nào, trình độ tiếng Pháp ra sao và các ngoại ngữ khác… Trước khi hợp thức hoá –(valider) hồ sơ của bạn, cần kiểm tra kỹ càng các thông tin vừa điền vì hồ sơ sẽ được lưu lại, không sửa đổi được nữa.

Làm hồ sơ xin visa du học Pháp như thế nào?

Làm hồ sơ xin visa du học Pháp như thế nào?

3. Trả tiền phí thủ tục CampusFrance: Trong các thủ tục cần làm để xin visa du học bạn phải trải qua hai phần thi kiểm tra trình độ tiếng Pháp bắt buộc đó là: Test de Connaissance du Français (TCF) và một buổi phỏng vấn trực tiếp (CEF). Lệ phí đăng ký (bằng tiền mặt) đối với hai phần thi này như sau: phí thi : 2.500.000 VNĐ, phí phỏng vấn: 2.900.000 VNĐ.

Tuy nhiên, có một số trường hợp không bắt buộc phải thi TCF (vì đã có các loại bằng chứng minh trình độ tiếng Pháp như DELF B2, DALF… ) hoặc được miễn phí buổi phỏng vấn trực tiếp (ví dụ như sinh viên được học bổng của Evariste Galois).

Để biết  mình có thuộc diện được miễn thi TCF hay miễn lệ phí phỏng vấn hay không, bạn liên hệ trực tiếp với CampusFrance để được trả lời chính xác.

4.  Chuẩn bị hồ sơ du học Pháp: Khi đã định hình được kế hoạch đi du học, bạn cần chuẩn bị kỹ các giấy tờ cần thiết cho bộ hồ sơ sẽ phải gửi tới CampusFrance để cơ quan này xử lý hồ sơ cho bạn. Lưu ý ghi rõ họ tên và số hiệu cá nhân trên CampusFrance của bạn trên phong bì.

Bộ hồ sơ cần làm bản sao và dịch công chứng sang tiếng Pháp cho các giấy tờ sau :

  • Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông

  • Bảng điểm THPT,  giấy báo trúng tuyển đại học tại Việt Nam (đối với trường hợp học sinh muốn du học ngay sau khi tốt nghiệp THPT)

  • Bảng điểm và bằng tốt nghiệp đại học (nếu đã tốt nghiệp) hoặc bảng điểm và thẻ sinh viên (nếu còn đang học đại học )

  • Giấy chứng nhận trình độ tiếng Pháp (TCF-DAP, DELF B2, DALF…)

  • Giấy chứng nhận đăng ký vào cơ sở đào tạo tại Pháp (thời gian học:  6 tháng)

  • Giấy khai sinh( bản sao)

  • Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu( công chứng)

  • Các giấy tờ khác : giấy chứng nhận thực tập ; chứng nhận kinh nghiệm đã làm việc ; chứng chỉ tiếng Anh…

5. Thi trình độ tiếng Pháp - TCF (Test de Connaissance du Français): Bài thi để kiểm tra trình độ tiếng Pháp (TCF) của Trung Tâm quốc tế nghiên cứu sư phạm là một bài kiểm tra được chuẩn hóa. Chứng chỉ TCF này là bắt buộc đối với tất cả các sinh viên không phải là người Pháp có mong muốn theo học chương trình đại học tại Pháp. Kết quả bài thi sẽ xác định được trình độ tiếng Pháp của thí sinh như thế nào ( đánh giá trên mức thang 6 theo cách đánh giá của Hội Đồng Châu Âu).

Hạn cuối đăng ký thi TCF là trước kỳ thi 1 tháng. Bạn nên tính toán thời điểm đăng ký tham gia kỳ thi tuỳ theo trình độ tiếng Pháp và thời gian bạn cần chứng chỉ TCF. Bởi khi chưa tự tin với trình độ tiếng Pháp của mình, bạn nên tính đủ thời gian để có thể thi TCF lần 2 trước khi xin visa nếu lo điểm TCF của mình không đủ để được visa hay được nhận học.

6. Phỏng vấn tiếng Pháp: Từ tài khoản cá nhân, bạn đặt cuộc hẹn cho buổi phỏng vấn trên  website của CampusFrance. Buổi phỏng vấn kéo dài khoảng 20 phút, tại chính văn phòng của CampusFrance. Các nhân viên của CampusFrance sẽ trực tiếp phỏng vấn bạn. Nội dung các câu hỏi chủ yếu sẽ xoay quanh những thông tin bạn đã điền trên web của CampusFrance như :quá trình học tập, kinh nghiệm nghề nghiệp đã làm, dự định học tập và dự định nghề nghiệp của bạn trong tương lai.

Hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng các vấn đề này để có những câu trả lời thông minh và thống nhất.Quan trọng là bạn cần phải thể hiện được sự tích cực của việc bạn muốn đi du học ở Pháp. Buổi phỏng vấn có thể sẽ diễn ra bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh (nếu bạn theo một chương trình đào tạo bằng tiếng Anh ở Pháp).

Khi đi phỏng vấn, bạn phải mang theo bản gốc và bản dịch công chứng tiếng Pháp tất cả các giấy tờ đã ghi ở trên. CampusFrance có thể từ chối phỏng vấn nếu các giấy tờ trên không đầy đủ hoặc không hợp lệ. Cuối buổi phỏng vấn, bạn sẽ nhận giấy chứng minh trình độ tiếng Pháp do CampusFrance cấp và giấy này là bắt buộc trong hồ sơ xin thị thực (visa).

7. Chuẩn bị hồ sơ xin visa du học Pháp: Khi đã hoàn tất 6 bước trên, bạn cần xin cuộc hẹn qua điện thoại với bộ phận làm Visa của Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội – số 57 phố Trần Hưng Đạo(đối với trường hợp hộ chiếu được cấp tại Hà Nội hoặc Đà nẵng)

Nếu hộ chiếu được cấp tại TP Hồ Chí Minh thì gọi điện xin cuộc hẹn với Lãnh sự quán Pháp tại TP Hồ Chí Minh  - số 27 Nguyễn Thị Minh Khai - Quận 1.

Khi đến, bạn nộp hồ sơ và lệ phí xin visa (50 Euro, tương đương : 1.300.000 VND), sinh viên nhận học bổng của chính phủ Pháp sẽ được miễn phí visa.

Bạn có thể theo dõi trên trang web của CampusFrance về tình hình xét duyệt hồ sơ xin visa. Nếu hồ sơ được chấp thuận, bộ phận cấp visa sẽ liên lạc để hẹn ngày bạn mang Hộ chiếu tới lấy visa.

Để tránh trường hợp bị từ chối cấp visa và không được trả lại lệ phí (50Euro), bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ với các giấy tờ sau :

  • 02 tờ khai xin visa dài hạn.

  • 03 ảnh mới nhất (nền trắng ; 3,5x4,5)

  • Hộ khẩu gia đình dịch và công chứng

  • Bản sao Hộ chiếu (còn hiệu lực nhiều hơn 6 tháng so với hiệu lực của visa)

  • Giấy khai sinh (công chứng dịch sang tiếng Pháp)

  • Giấy chứng nhận đã qua vòng phỏng vấn tại CampusFrance.

  • Giấy bảo lãnh đối với những bạn du học sinh khi đặt chân tới Pháp chưa đủ 18 tuổi ( theo mẫu của đại sứ quán, hợp đồng điện nước và thẻ cư trú “Titre de sejour” của người bảo lãnh)

  • Các giấy tờ chứng minh trình độ học vấn của bạn ( chứng chỉ nhập học, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông bản sao hay thẻ sinh viên …)

  • Giấy chứng nhận đăng ký học hoặc đã được chấp nhận tại một trường đại học của Pháp

  • Chứng chỉ trình độ tiếng Pháp(TCF…)

  • Giấy tờ chứng minh tài chính:

+  Đối với nhân viên tự túc các bạn có thể mở sổ tiết kiệm hoặc mở tài khoản thanh toán quốc tế bằng tiền VNĐ (tương đương với 7380 euros), hoặc tiền USD, hoặc tiền Euros, và các bạn nhớ xin xác nhận của ngân hàng bằng tiếng Anh. Trường hợp có người bảo lãnh ở Pháp thì phải nộp giấy chứng nhận bảo lãnh do người bảo lãnh ký, giấy tờ tùy thân của người bảo lãnh (như: chứng minh thư, hộ chiếu và thẻ cư trú), giấy tờ chứng minh thu nhập người bảo lãnh (như: bảng lương ba tháng gần đây nhất, tờ khai thuế thu nhập mới nhất), hợp đồng thuê nhà hoặc giấy tờ sở hữu nhà…

+ Đối với sinh viên nhận học bổng : giấy chứng nhận học bổng (ghi rõ thời gian và số tiền học bổng được cấp).

  • Chứng nhận chỗ ở tại Pháp: Nếu có người bảo lãnh cho tạm trú, ngoài giấy chứng nhận cho tạm trú thì cần có bản sao giấy tờ sở hữu nhà hay hợp đồng thuê nhà, hoá đơn EDF hoặc France Telecom, các bản sao giấy tờ tuỳ thân của người bảo lãnh. Trong danh sách các giấy tờ cần phải nộp khi xin visa du học Pháp, thì trên trang web của Đại sứ quán Pháp không yêu cầu Giấy chứng nhận chỗ ở, nhưng trong thực tế gần đây nhiều sinh viên phải liên lạc với bạn bè tại Pháp để có giấy tờ này.

  • Điền giấy OFII để Đại sứ quán đóng dấu khi được cấp visa, sang đến Pháp bạn chỉ cần mang đến Prefecture hoặc Sous-Prefecture nộp.

Những điểm lưu ý khi làm hồ sơ du học Pháp

Điều lưu ý các em khi đi phỏng vấn du học Pháp đó là cần nói rõ ràng, rành mạch về kế hoạch học tập tại Pháp. Cần nắm rõ thông tin về chương trình, ngành học, trường học mà mình đã chọn.Pháp được biết đến như một quốc gia có chất lượng giáo dục đạt chuẩn trong khi chi phí học tập thấp so với mặt bằng thế giới.

Du học sinh được đối xử hoàn toàn bình đẳng với sinh viên bản xứ, chính vì lý do này khiến rất nhiều du học sinh lựa chọn Pháp cho con đường du học của mình. Tuy nhiên, có rất nhiều bạn còn đang gặp khó khăn trong vấn đề làm hồ sơ. Chúng tôi xin cung cấp thêm một vài điểm đáng lưu ý sau đây:

1. Việc chọn trường du học rất quan trọng: Các em nên đọc kỹ yêu cầu đầu vào của trường, nếu ngành học không tương thích chắc chắn hồ sơ sẽ không được chấp nhận. Giả dụ: học sinh học đại học về tiếng anh thương mại, muốn đăng ký học chuyên ngành Master thương mại bên pháp, hồ sơ này sẽ bị loại bởi lẽ chuyên ngành ngôn ngữ sẽ không được chuyển tiếp học thạc sĩ kinh tế.

2. Thủ tục du học Pháp: Làm hồ sơ du học Pháp cần chú ý điều gì?

- Thời hạn đăng ký du học: Với những em muốn học đại học năm thứ 1 bên pháp, các em sẽ tuân theo quy trình trên trang Admission post bac, và thời hạn cần làm trước ngày 20/03 hàng năm. Có rất nhiều em sau khi tốt nghiệp lớp 12 mới bắt đầu làm hồ sơ như vậy các em sẽ phải lùi lại lịch đi sang năm sau.Du học Pháp có điểm thuận lợi là các em được phép học chuyển tiếp năm cuối đại học, tức là sang đó học L3. Với trường hợp này, các em cần tuân theo quy trình DAP Với những hồ sơ học thạc sĩ, cần làm theo quy trình HORS DAP, tức là sẽ khai hồ sơ trên Campus France.

- Phỏng vấn du học Pháp: Điều lưu ý các em khi đi phỏng vấn đó là cần nói rõ ràng, rành mạch về kế hoạch học tập tại Pháp. Cần nắm rõ thông tin về chương trình, ngành học, trường học mà mình đã chọn. Đây là điểm rất quan trọng để vượt qua vòng phỏng vấn.Ngoài ra, khả năng ngôn ngữ cũng rất quyết định rất nhiều. Với những em nghe nói còn yếu, tỷ lệ được nhận sẽ không cao, vì đơn giản sẽ rất khó để các em theo học bên Pháp.Hi vọng những thông tin trên phần nào giải đáp được khúc mắc của các em.

3. Nguyên nhân khiến bạn trượt visa phỏng vấn du học Pháp

- Thiếu hiểu biết về thời gian nộp hồ sơ và điều kiện du học Pháp: Du học Pháp khác với du học ở các nước khác về 2 điều cơ bản : thời gian đăng ký nộp hồ sơ và điều kiện ngoại ngữ. Về thời gian đăng ký nộp hồ sơ, tại Pháp đa phần các trường chỉ có 1 kỳ nhập học vào tháng 9, tháng 10 hàng năm và không ưu tiên cấp visa cho sinh viên Việt Nam sang học tiếng Pháp, trong khi đó ở các nước khác bạn có 2-3 kỳ nhập học chính, chưa kể hàng tháng đều có khóa học ngoại ngữ.

Ngoài ra, các hệ thống Trường lớn, Trường thương mại, thời gian đăng kí dài hơn nhưng đầu vào cũng khó hơn. Do đó, rất nhiều sinh viên đã lỡ mất cơ hội khi không nắm được thời gian làm hồ sơ. Về điều kiện chứng chỉ tiếng, không giống các nước khác, ĐSQ Pháp yêu cầu bạn phải có 1 trình độ tiếng tối thiểu trước khi sang Pháp và bạn sẽ không được cấp visa sang Pháp học tiếng. Để học đại học bạn cần có tối thiểu 350đ TCF (hoặc DELF B2), và đối với bậc Master bạn sẽ cần 400đ TCF (hoặc DELF B2), với sinh viên học bằng tiếng Anh tại Pháp, yêu cầu tối thiểu 200đ TCF (DELF A2). Rất nhiều sinh viên đã không có đủ thời gian chuẩn bị cho mình chứng chỉ này khi hồ sơ yêu cầu.

Trên thực tế, nhiều bạn do bận việc học hành và thi cử  mà sao nhãng việc làm hồ sơ hoặc bắt đầu làm quá muộn, ảnh hưởng đến chất lượng hồ sơ xin học – yếu tố quyết định trong việc đăng ký du học Pháp. Chính vì vậy, trong quá trình học tiếng, bạn nên kết hợp chuẩn bị dần bộ hồ sơ của mình, hai công việc này nên được làm song song. Vậy hãy bắt đầu chủ động tìm hiểu thông tin và lên kế hoạch chuẩn bị hồ sơ, thi chứng chỉ tiếng Pháp ngay từ tháng 11,12 hàng năm.

- Chưa biết cách chuẩn bị hồ sơ: Các trường sẽ chú ý chủ yếu đến hai loại giấy tờ này, vì vậy bạn cần đầu tư thời gian chăm chút cho tốt. Có nhiều bạn có bảng điểm giỏi, nhưng do chưa biết cách làm hồ sơ nên vẫn không được trường nào nhận, trong khi có những bạn bảng điểm khá nhưng hồ sơ được viết rất tốt nên vẫn được nhiều trường nhận. Hồ sơ không tốt là nguyên nhân chính dẫn đến việc bị các trường từ chối. Có rất nhiều kỹ năng và cách thức trong việc viết hồ sơ, các bạn nên tham khảo những người có kinh nghiệm để có được một bộ hồ sơ hoàn mỹ.Sai lầm trong việc chọn trường Pháp được biết đến với nền giáo dục chất lượng cao với nhiều ngành học đa dạng.

Tuy nhiên, hệ thống giáo dục tại Pháp có nhiều lựa chọn mà nếu không tìm hiểu kỹ, bạn có thể mắc phải những sai lầm đáng tiếc trong việc chọn trường và ngành học do chưa tìm hiểu kĩ.  Dưới đây là 1 số ví dụ sai lầm khi chọn trường, chọn ngành: - Bạn tự tin vào học lực của bạn ? Bạn chọn hệ thống trường y khoa, kiến trúc ? Việc được nhận học rất khó khăn.- Bạn muốn vào năm 1 các trường như Paris 9, Paris 1,… ngành kinh tế - quản lý ? Hãy lưu ý các trường này có thể không nhận sinh viên Việt Nam vào năm 1 trong năm đó.- Bạn muốn học cử nhân ngành Quản trị doanh nghiệp, bạn đăng kí vào hệ thống IAE của Đại học tổng hợp ? Lưu ý rằng hệ thống IAE chỉ nhận sinh viên vào năm thứ 3 đại học.- Bạn chọn những trường yêu thích nhưng có đầu vào cao như Paris 1, Paris 9, Lyon 3, Rennes 1,… nhưng không căn cứ vào hồ sơ của mình? Vậy hãy có ít nhất 1,2 trường phù hợp theo năng lực của bạn dự phòng trong trường hợp bị từ chối.