1. Thuyết trình bằng tiếng Anh phải đảm bảo cấu trúc chặt chẽ

Cũng như những bài thuyết trình tiếng Việt chuẩn thì với một bài thuyết trình bằng tiếng Anh chuẩn hay chuyên nghiệp thì cũng phải đáp ứng đủ yêu cầu 3 phần cho một bài thuyết trình hoàn chỉnh. Để có thể tự tin trước đám đông thuyết trình tiếng Anh thì bạn nên tham khảo nội dung chi tiết của từng phần trong bố cục bài thuyết trình bằng tiếng Anh.

Thuyết trình bằng tiếng Anh không còn là chuyện khó

Thuyết trình bằng tiếng Anh không còn là chuyện khó

Mở đầu: Bỏ qua phần thủ tục giới thiệu trước khi thuyết trình mà chúng ta bàn thẳng tới vấn đề mở đầu một bài thuyết trình tiếng Anh. Điều quan trọng nhất là phải tạo sự lôi cuốn tò mò của người khác vào bài thuyết trình bằng tiếng Anh của mình. Nhưng là sao để tạo được sự lôi cuốn và tò mò của người nghe.

Bạn có thể mở đầu bằng vấn đề nóng trong thời gian qua mà mọi người đang hàng ngày hàng giờ dõi theo thông tin trên báo chí hay internet chẳng hạn như: "Gasoline prices are falling sharply in recent times. So let’s find out the cause of this extraordinary discounts." Giá xăng dầu đang giảm mạnh trong thời gian gần đây. Vì vậy chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân của sự giảm giá bất thường này.

Trong kỹ năng thuyết trình còn có rất nhiều cách để lôi cuốn sự chú ý người nghe. Những kinh nghiệm tạo sự lôi cuốn này ngoài việc tìm hiểu trên sách vở thì kinh nghiệm bản thân là thứ quý giá nhất để rèn giũa nó. Bên cạnh đó nhiều bạn cũng không biết nên mở đầu bài thuyết trình trước đám đông ấn tượng và chuyên nghiệp. Đừng có quá quan trọng hóa vấn đề như vậy, bạn hãy thử một vài cấu trúc mở đầu đơn giản như:

Welcome to …! (Chào mừng các bạn đến …!)
Hello everyone! (Xin chào mọi người!)
Ladies and gentlemen! (Kính chào quý vị đại biểu! Cách mở đầu lịch sự và thường thấy trong những buổi thuyết trình)
My presentation is in three parts. (Bài thuyết trình của tôi gồm ba phần).
My presentation is divided into three main sections. (Bài thuyết trình của tôi gồm ba phần).
I’m going to talk about…… (Tôi sẽ nói về………)
I will take a look at…… (Tôi sẽ nói qua về…….)
Today! I will tell you something about the background of …… (Tôi sẽ nói cho các bạn vài điều căn bản về……)
I want to concentrate on ……….. (Tôi muốn tập trung nói về ……)

Đó chỉ là những gợi ý cơ bản để cho bạn có cái nhìn tổng quát nên bắt đầu bài thuyết trình tiếng Anh như thế nào mà thôi. Tùy vào từng tình huống, từng hoàn cảnh sẽ có cách mở đầu riêng và khác nhau cho một bài thuyết trình bằng tiếng Anh.

Nội dung: Để tránh cho người nghe lạc trong phương hướng khi thuyết trình bạn nên áp dụng những phương pháp đơn giản khi triển khai nội dung bài thuyết trình là nên trình chiếu Mind Map về cấu trúc bài thuyết trình tiếng Anh bạn nói hoặc có thể nhắc cho họ biết chúng ta đang đi tới phần nào rồi để tránh người nghe có cảm giác mệt mỏi và mất định hướng khi nghe thuyết trình. Một vài gợi ý bạn có thể tham khảo như:

As I said at the beginning of my presentation… (Như tôi đã nói ở phần đầu bài thuyết trình…).
As you remember, we are concerned with…. (Chắc bạn vẫn còn nhớ chúng ta đang lưu tâm đến…).
This relates directly to the question I put to you before. (Phần này có liên hệ trực tiếp tới câu hỏi mà tôi đã đặt ra cho các bạn trước đó).

Bạn có thể tham khảo thêm vài mẫu câu khác trong bài viết Những câu nói thường gặp khi thuyết trình tiếng Anh

Ngoài ra trong phần nội dung bài thuyết trình bằng tiếng Anh này bạn cũng cần chú ý tới việc nên sử dụng hỉnh ảnh, biểu đồ minh họa thực tế. Nó sẽ giúp người nghe dễ tiếp cận với vấn đề bạn nói hơn. Khi sử dụng hình ảnh, biểu đồ minh họa bạn cũng có thể mở đầu cho nó như:

This graph shows you….. (Biểu đồ này cho thấy…)
Take a look at this chart…… (Nhìn vào đồ thị này…)
If you look at this, you will see…. (Nhìn vào đây, các bạn sẽ thấy…)
I’d like you to look at this….. (Tôi muốn các bạn hãy nhìn vào đây…)

Trong phần nội dung bài thuyết trình bằng tiếng Anh này có một vấn đề mấu chốt là bạn hãy định hướng được nội dung bạn nói cho người nghe. Điều quan trọng trong kỹ năng thuyết trình bằng tiếng Anh là diễn đạt sao cho người nghe dễ hiểu và dễ hình dung nhất. Vì nếu không khéo bạn sẽ trở thành tiến sĩ gây mê với người nghe. Trong khi thuyết trình nên để ý thái độ, cử chỉ, nét mặt của người nghe mà linh động xử lý tình huống tránh mắc phải sai lần khi đã quá muộn để cứu vãn.

Tổng kết: Khi triển khai nội dung bài thuyết trình bằng tiếng Anh xong rồi, thì phần kết cũng là lúc bạn nên tổng kết những điều đã nói và lưu ý tới phần quan trọng trong bài thuyết trình cho người nghe như:

That brings me to the end of my presentation. I’ve talked about…. (Tôi xin dừng bài nói hôm nay tại đây. Tôi vừa nói về…)
Well, that’s about it for now. We’ve covered…. (Trên đây là tất cả nội dung bài thuyết trình hôm nay. Chúng ta vừa bàn tới…)
So, that was our marketing strategy. In brief, we…. (Vâng, đó là chiến lược marketing của chúng tôi. Nói tóm lại, chúng tôi…)
To summarize, I …. (Tóm lại, tôi …)

Cuối cùng bạn cũng không nên quên cảm ơn người nghe đã giành thời gian quý báu của mình để tới buổi thuyết trình ấn tượng của bạn. Việc đơn giản như vậy cũng tạo động lực khá lớn cho người nghe và tạo cho họ được ấn tượng tốt với bạn trong buổi thuyết trình bằng tiếng Anh.

2. Thuyết trình bằng tiếng Anh phải chuẩn bị kĩ lưỡng

Phải chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng và cẩn thận vì đây là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ bài thuyết trình nào. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng và có kế hoạch sẽ khiến bạn hoàn toàn tự tin và khán giả của bạn cũng sẽ cảm nhận được sự tự tin đó của bạn. Điều này sẽ giúp bạn có thể kiểm soát được những điều bạn  thuyết trình. Với điều này, bạn sẽ là người diễn viên chính và các khán giả của bạn sẽ luôn lắng nghe một cách chăm chú và tích cực vì bài thuyết trình của bạn đem lại những thông tin mà họ cần. -> Xem thêm: 5 lời khuyên cho việc chuẩn bị bài thuyết trình bằng tiếng Anh

3. Thiết bị hỗ trợ: Bạn có thể cần phải chuẩn bị một số dụng cụ hỗ trợ như:

  • bảng trắng
  • giá treo bảng biểu
  • máy chiếu
  • các slide cho máy chiếu
  • các biểu đồ trên máy tính

Bất kỳ thiết bị nào cũng có ưu và nhược điểm của riêng nó. Điều quan trọng là bạn cần phải sử dụng chúng một cách thành thạo và là người điều hành chúng chứ không phải phụ thuộc vào chúng.

4. Dùng nhiều hình ảnh minh họa bằng tiếng anh: Một bức tranh có giá trị minh hoạ bằng 1000 từ. Có rất nhiều cách để đưa ra minh hoạ  như bảng biểu, tranh vẽ, bản đồ, ví dụ thực tế, v.v. Nhưng bạn cần phải sử dụng chúng một cách thận trọng. Đừng để khán giả của bạn bị ngợp vì có quá nhiều thông tin. Lời khuyên ở đây là chỉ sử dụng một hình ảnh để đưa ra một thông điệp, đừng cố đưa ra hai thông điệp bằng một hình ảnh.

5. “Biển chỉ đường”: Khi bạn đọc một cuốn sách về tài liệu luyện thi Toeic, bạn biết mình đang ở đâu vì bạn biết nhan đề của cuốn sách, chủ đề, đối tượng, chương mục, bạn biết đâu là là phần mở đầu và kết thúc, số mục, số trang. Cũng như khi bạn học tiếng anh,bạn biết khi nào mình nên bắt đầu cho 1 quá trình rèn luyện có phương pháp bài bản và khi nào thì nên dừng lại để tổng hợp lại kiến thức mình đã học. Nhưng khi bạn thuyết trình, khán giả của bạn không biết họ đang ở đâu trừ phi bạn nói cho họ biết điều này. Bạn có thể sử dụng những câu mở đầu hay chuyển tiếp làm “biển chỉ đường” cho khán giả của bạn để họ biết rằng mình đang ở đâu. Một số ví dụ cho bạn tập nhé:

  • Let\\\'s begin by...(Chúng ta hãy bắt đầu với…)
  • That\\\'s all I have to say about...( Đó là tất cả những gì tôi nói về…)
  • Now we\\\'ll move on to...(Bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang phần…)
  • Let\\\'s consider this in more detail...(Chúng ta sẽ cùng xem xét vấn đề này một cách chi tiết hơn…)
  • I\\\'d like to deal with this question later, if I may...(Tôi sẽ trả lời những câu hỏi này sau, nếu tôi có thể…)
  • To start with...later...to finish up...(Bắt đầu với… sau đó là… kết thúc là…)

6. Giao tiếp với khán giả: Bạn cần có một mối quan hệ chặt chẽ và thân thiện với khán giả. Bạn sẽ làm gì để đạt được điều này? Sự nhiệt tình có thể truyền từ người này sang người khác. Nếu bạn nhiệt tình thì khán giả của bạn cũng sẽ nhiệt tình như thế. Hãy cố gắng nhìn vào khán giả bên dưới, có thể lần lượt từng người một để từng thành viên có thể cảm thấy như bạn đang nói chuyện với họ.

Nếu vẫn chưa đủ tự tin, bạn có thể tham khảo thêm khoá học kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp:

Video giới thiệu khoá học Kỹ năng thuyết trình và nói trước công chúng


Thuyết trình bằng tiếng Anh không còn là chuyện khó