Những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một thị trường hấp dẫn đối với các công ty nước ngoài. Sau khi trải qua tốc độ phát triển nhanh chóng trong các lĩnh vực như sản xuất và công nghệ thông tin, tất cả được thúc đẩy để người lao động đạt được mức lương tương đối cạnh tranh. Và điều này cũng đồng nghĩa với việc, mức lương khởi điểm của các sinh viên vừa tốt nghiệp cũng tăng lên đáng kể.

Kỹ năng đàm phán lương: Những điều bạn nên học

Kỹ năng đàm phán lương: Những điều bạn nên học

Lương thưởng là mối quan tâm của hầu hết những người đi làm. Thế nhưng, đứng trước nhà tuyển dụng, không ít người cảm thấy ngại ngùng khi nhắc đến vấn đề này. Hãy cùng...

1. Hiểu về mức lương tại Việt Nam

1.1 Mức lương ước tính tại Việt Nam

Nhìn chung, một chế độ lương điển hình dành cho người lao động tại Việt Nam sẽ bao gồm khoản lương trước thuế (gross salary) cùng các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc. Tiền lương và tiền thưởng phải chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tại Việt Nam và được tính trên số dư sau khi các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc đã được khấu trừ. Một nhân viên cũng có thể nhận được các khoản phụ cấp và các lợi ích bằng hình thức nhận tiền tệ hoặc phi tiền tệ. Việc này được hiểu rằng đó là thiết kế để giữ chân nhân viên và một số khoản này phải chịu thuế TNCN. Các lợi ích khi chịu thuế sẽ bao gồm các khoản được khấu trừ, giảm được áp lực cho người chịu thuế về:

  • Tiền thuê nhà ở
  • Các khoản đóng điện, nước cùng các dịch vụ kèm theo dành cho nhân viên có thể lên đến hơn 15% tổng thu nhập phải chịu thuế.
  • Phụ cấp đi lại.
  • Bảo hiểm
  • Dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Tại Việt Nam người lao động còn có các khoản khoán chi. các khoản này sẽ sử dụng  cho các mục đích gọi điện thoại và các dịch vụ viễn thông khác, văn phòng phẩm, đồng phục, phí hỗ trợ công tác,.... Các khoán chi này sẽ không bị áp thuế nếu số tiền chi nằm trong mức quy định.

Đối với lao động người nước ngoài tại Việt Nam, họ cũng được miễn thuế TNCN với nhiều quyền lợi khác đi kèm như trợ cấp chuyển nơi ở, vé máy bay về nước, học phí cho con cái họ,....

1.2 Mức lương trung bình tại Việt Nam phân theo khu vực.

Theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP được ban hành vào ngày 1/1/2020, mức lương tối thiểu của một vùng đối với lao động ngoài nhà nước ở Việt Nam tăng bình quân 5,5% so với quy định cũ. 

Thể theo mức độ phát triển có sự chênh lệch của từng vùng, Chính Phủ chia đất nước thành 4 khu vực. Các khu vực này cũng có sự khác nhau về mức lương tối thiểu, phán ảnh sự phân chia giữa kinh tế khu vực thành thị và nông thôn. Mức lương tối thiếu của các khu vực được phân loại theo như bảng dưới đây.

Khu vực

Các tỉnh/thành phố trực thuộc

Mức lương tối thiểu năm 2020

I

Hà Nội; Hải Phòng, thành phố  Hồ Chí Minh cùng các tính lân cận như Đồng Nai, Bình Dương và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

4,420,000 VND (~190$ USD)

II

Vùng ngoại thành Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; các đô thị lớn và vừa như Đà Nẵng, Nha Trang và Cần Thơ

3,920,000 VND (~168$ USD)

III

Các thành phố nhỏ hơn thuộc tỉnh và các huyện ngoại thành

3,430,000 VND (~148$ USD)

IV

Các vùng nông thôn và miền núi có dân cư thưa thớt, kém phát triển

3,070,000 VND (~132$ USD)

Mức lương tối thiểu vùng theo quy định của pháp luật

2. Mức lương cho bậc cử nhân vừa tốt nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh

Theo trang Emerhub nhận định, mức lương khởi điểm cho các sinh viên vừa ra trường tại Việt Nam sẽ dao động từ 250$ đến 380$ một tháng. Nhận định này được dựa trên cuộc khảo sát do JobStreet thực hiện. Khảo sát cho thấy rằng mức lương bình quân của sinh viên mới tốt nghiệp đã tăng từ 225$ vào năm 2017 lên mức 345$ vào năm 2019 cho một vị trí làm việc.

Người lao động Việt Nam sẽ chấp nhận một vị trí làm việc với mức lương khởi điểm dù thấp nhưng có kỳ vọng sẽ được xét tăng lương thường xuyên. Với một người lao động càng trẻ, mức lương được tăng thường sẽ càng cao. Không hề lạ khi có các trường hợp nhân viên trẻ được tăng 40% lương chỉ sau một năm làm việc.

Thế nào là một mức lương khởi điểm sau tốt nghiệp phù hợp tại Việt Nam? - Ảnh 1

Mức lương khởi điểm dành cho sinh viên mới tốt nghiệp tại Việt Nam những năm gần đây có xu hướng tăng

3. Mức lương tham khảo của một số ngành nghề tại Việt Nam trong năm 2020

Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội được đánh giá là 2 nơi có mức chi trả lương cao nhất Việt Nam, mặc dù mức lương này sẽ thay đổi tùy theo ngành. Trang Emerhub đã thu thập một loạt các dữ liệu về mức lương cho các vị trí trong 4 lĩnh vực ngành nghề là Tài chính, Pháp lý, Sale và Marketing cùng Hành chính công vụ.

3.1 Mức lương tham khảo lĩnh vực Tài chính

Số năm kinh nghiệm

Vị trí

Mức lương theo tháng tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội (tính theo USD)

0-2 năm

Chuyên viên Quản lý Khách hàng Cá nhân

500-800

2-4 năm

Nhân Viên Tín Dụng Ngân Hàng

500-1,000

5-7 năm

Kiểm toán viên nội bộ

1,500-2,500

7-10 năm

Trưởng bộ phận kinh doanh Tín dụng doanh nghiệp

4,000-7,000

3.2 Mức lương tham khảo lĩnh vực về Pháp lý, Luật pháp

Số năm kinh nghiệm

Vị trí

Mức lương theo tháng tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội (tính theo USD)

2-4

Trợ lý Pháp lý

800-1,500

6-8

Luật sư hành nghề độc lập

3,000-10,000

8-10

Cố vấn Pháp lý

6,000-15,000

3.3 Mức lương tham khảo lĩnh vực Sale và Marketing

Số năm kinh nghiệm

Vị trí

Mức lương theo tháng tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội (tính theo USD)

1-3 năm

Account Executive

500-1,000

2-8 năm

Copywriter

1.000-3,000

3-8 năm

Giám đốc Nghệ thuật

1,500-3,000

Trên 8 năm

Giám đốc Sáng tạo

3,000-5,000

3.4 Mức lương tham khảo lĩnh vực Hành chính công vụ

Số năm kinh nghiệm

Vị trí

Mức lương theo tháng tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội (tính theo USD)

0-2 năm

Lễ tân quầy tiếp nhận hồ sơ

400-700

2-4 năm

Trợ lý Cá nhân

1.000-2,000

4-6 năm

Giám đốc văn phòng

1,500-3,000

7-10 năm

Giám đốc Nhân sự

2,000-6,000

Trên đây là bài viết “Thế nào là một mức lương khởi điểm sau tốt nghiệp phù hợp tại Việt Nam?”. Hy vọng qua bài viết, quý bạn đọc có thể có thêm nhiều kiến thức và sự lựa chọn phù hợp cho bản thân.

> Hướng dẫn viết Email khi bị nhà tuyển dụng từ chối 

> Những góc nhìn đa chiều về Multitasking mà bạn nên biết 

Theo Emerhub