Multitasking là gì? Liệu rằng một người làm nhiều việc cùng một lúc thì sẽ được đánh giá cao hay không? Liệu rằng sự đa nhiệm sẽ chỉ mang đến lợi ích hay không? Liệu rằng bất kỳ ai cũng nên lựa chọn cách làm việc đa nhiệm hay không? Hãy theo chân Kênh tuyển sinh để tìm ra câu trả lời cho những băn khoăn trên nhé!

Kỹ năng đàm phán lương: Những điều bạn nên học

Kỹ năng đàm phán lương: Những điều bạn nên học

Lương thưởng là mối quan tâm của hầu hết những người đi làm. Thế nhưng, đứng trước nhà tuyển dụng, không ít người cảm thấy ngại ngùng khi nhắc đến vấn đề này. Hãy cùng...

1. Tổng quan về Multitasking

Multitasking là sự kết hợp giữa "multiple" và "tasking" tức là "nhiều" và "làm nhiệm vụ". Từ đây, chúng ta có thể nhận ra multitasking nghĩa là làm nhiều công việc cùng một lúc trong khoảng thời gian cụ thể. Có thể lấy một ví dụ cụ thể là bạn vừa giảng dạy Marketing tại trường đại học và song song với đó là kiêm chức tư vấn chiến lược kinh doanh cho các công ty khác. Điều này đồng nghĩa bạn sẽ phải thực hiện nhiều tác vụ trong cùng một thời gian. Tuy nhiên, điều này sẽ phần nào ảnh hưởng đến hiệu suất công việc mà bạn đang đảm nhận. 

Góc nhìn đa chiều về tính đa nhiệm

Những góc nhìn đa chiều về Multitasking mà bạn nên biết

2. Tác động của Multitasking đến công việc

Lấy ví dụ thường thức về thói quen hằng ngày của chúng ta nhé. Đó là vừa ăn cơm vừa xem ti vi. Theo các chuyên gia, bác sĩ thì đây là một thói quen rất xấu và dễ dẫn đến đau dạ dày về sau. Vì thói quen này yêu cầu bộ não phải phân chia sự tập trung để có thể làm nhiều việc cùng một lúc tức vừa điều khiển đôi mắt xem tivi và vừa phải điều khiển các cơ quan tiêu hóa thức ăn. Điều này khiến cho các cơ quan khó lòng mà tiêu hóa thức ăn nhuần nhuyễn dẫn đến làm tăng áp lực cho dạ dày. Và về lâu dài thúc đẩy bệnh đau dạ dày. Từ ví dụ này chúng ta có thể dễ dàng nhận ra việc thực hiện nhiều tác vụ cùng một lúc dẫn đến sự quá tải, gây áp lực trực tiếp đến não bộ và ảnh hưởng trực tiếp các các cơ quan trong cơ thể cũng như hiệu suất làm việc của chúng ta. Bởi vậy nên đừng lựa chọn đa nhiệm vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và khi gồng mình làm cho xong những phần còn lại của công việc thì không thể gặt hái chất lượng như khi bạn tập trung làm từng việc một.

Bên cạnh đó, việc thực hiện nhiều công việc trong cùng một lúc đồng nghĩa bạn thực hiện nhiều kỹ năng trong cùng một khoảng thời gian. Điều này sẽ gây trở ngại trực tiếp cho công việc của bạn và làm giảm mạnh tính chính xác khi chồng chéo các hoạt động lên nhau. Thậm chí, các kỹ năng trong công việc của bạn sẽ trực tiếp bị mai một và giảm nhanh khả năng tiếp thu thông tin trong nhiệm vụ bạn đang thực hiện.

3. Ứng dụng Multitasking đúng đắn

Bất kỳ việc gì cũng có hai mặt của nó. Đa nhiệm cũng thế. Vì sao tổng thống Mỹ và bác bảo vệ cổng cùng có 24h nhưng hai người lại có những vị trí hoàn toàn khác biệt? Đó là cách mà hai người lựa chọn làm việc như thế nào. 

Khi yêu cầu phải giải quyết nhiều công việc cùng một lúc thì trước hết hãy phân loại công việc nào khẩn cấp cần giải quyết trước, công việc nào quan trọng có thể sắp xếp cân nhắc cẩn trọng và công việc nào có thể sắp xếp thực hiện vào thời gian nhẹ nhàng hơn. Việc lập danh sách cho các công việc sau khi phân loại một cách có hệ thống sẽ giúp chúng ta giải quyết công việc một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Song song với đó, việc sắp xếp và phân bổ thời gian cho từng mảng nhiệm vụ giúp chúng ta đảm bảo hiệu quả cho bất kỳ công việc nào chúng ta đảm nhận. 

Để có thể trở thành một người thành công thì nên lựa chọn Multitasking nhưng song song với đó phải biết phân loại, sắp xếp thứ tự ưu tiên và nỗ lực làm chủ thời gian một cách hợp lý nhất.

4. Một số ứng dụng nên sử dụng trong việc sắp xếp thứ tự công việc

4.1. Ứng dụng Trello

Trello là một công cụ quản lý công việc hiệu quả và hoàn toàn miễn phí. Bạn muốn lên kế hoạch công việc cho bản thân hay cho cả nhóm ở bất kỳ lĩnh vực kinh doanh hay ngành nghề đều có thể thực hiện được. Bên cạnh đó, Trello hoàn toàn không có bất kỳ trở ngại nào dù cho cộng sự gần ngay trước mắt hoặc cách nhau nửa bán cầu cả. Chỉ cần bạn lên danh sách công việc, viết yêu cầu chi tiết trong công việc và đặt lịch đến hạn cho những công việc ấy thì Trello sẽ hỗ trợ bạn quản lý và nhắc nhở bạn khi deadline vừa đến.

4.2. Ứng dụng DUE 

DUE là phần mềm quản lý công việc dành cho cá nhân. Bạn chỉ cần lên danh sách công việc bạn cần hoàn thành trong thời gian sắp tới là được. DUE sẽ giúp bạn nhắc nhở những nhiệm vụ đến hạn mãi cho đến khi bạn hoàn thành tất cả những công việc đó. Cách sử dụng DUE cực kỳ đơn giản và chỉ cần vài thao tác nhanh gọn lẹ là bạn sẽ có ngay một hệ thống hỗ trợ quản lý công việc ăn ý ngay đấy.

4.3. Ứng dụng Google Calendar

Nhắc đến Google thì bạn sẽ nghĩ đến chức năng tìm kiếm vượt bậc đúng không nào? Nhưng bên cạnh hệ thống tìm kiếm thông tin vượt bậc ấy thì Google còn có một ứng dụng rất tuyệt vời mang tên Google Calendar. Phần mềm này chỉ cần vài cú click chuột là bạn có thể lên ngay kế hoạch cho bản thân, cho các lịch họp, lịch học, lịch gặp mặt quan trọng đấy. Bằng việc nhắc các công việc một cách chuẩn xác theo ngày theo giờ và theo năm, Google Calendar là một ứng dụng bạn nên "bỏ túi" để tối ưu hóa hiệu quả công việc của mình. 

> Hoạt động ngoại khóa có mang lại lợi ích cho sinh viên?

> Trả lời những câu hỏi phỏng vấn Tiếng Anh thông dụng

Bảo Châu - Kênh tuyển sinh