Làm việc tại một cơ quan ngoại giao quả thật là một điều gì đó thú vị nhưng cũng đầy thách thức. Vậy bạn sẽ cần chuẩn bị những gì khi muốn phỏng vấn xin việc tại Đại Sứ Quán của một quốc gia?

Những điều cần lưu ý để có một cuộc phỏng vấn thành công

Những điều cần lưu ý để có một cuộc phỏng vấn thành công

Để đảm bảo phỏng vấn thành công, bạn cần nắm thông tin của nhà tuyển dụng cũng như công ty ứng tuyển, đồng thời đến nơi hẹn đúng giờ.

1. Quy trình xin việc tại Đại Sứ Quán diễn ra thế nào?

Ta có thể hiểu rằng: Đại Sứ Quán là cơ quan đại diện ngoại giao của các quốc gia khác tại Việt Nam và ngược lại. Nó được lập nên khi 2 nước thiết lập mối quan hệ ngoại giao. Người đứng đầu Đại Sứ Quán là Đại Sứ, tiếp đó là Tham tán, Bí thư, Tùy viên,… cấp thấp nhất là nhân viên.

Cơ quan này sẽ làm việc và tổ chức rất nhiều vị trí công việc khác nhau. Yêu cầu tuyển dụng cũng rất khắt khe để chọn được nguồn nhân lực chất lượng.

Vậy quy trình xin việc tại Đại Sứ Quán diễn ra thế nào?

Tại Việt Nam hiện nay bạn có cơ hội làm việc tại Đại Sứ Quán của rất nhiều nước khác nhau như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Anh, Canada, Pháp, Đức,…. Họ khác nhau về văn hoá nên quy trình tuyển dụng cũng có chút khác nhau. Tuy nhiên nó cũng sẽ có 5 bước cơ bản như sau: 

  • Thông báo tin tuyển dụng cho các vị trí cần thiết. 
  • Tiếp nhận hồ sơ của ứng viên và lọc theo yêu cầu. 
  • Tổ chức thi tuyển để chọn ứng viên chất lượng. 
  • Tổ chức phỏng vấn để tìm ứng viên phù hợp nhất. 
  • Cuối cùng là tiến hành thử việc.

2. Có những dạng câu hỏi nào sẽ được sử dụng để phỏng vấn việc làm tại Đại Sứ Quán?

Thông thường, sẽ có 4 nhóm câu hỏi được sử dụng trong buổi phỏng vấn xin việc tại Đại Sứ Quán:

  • Nhóm câu hỏi về lý lịch cá nhân
  • Nhóm câu hỏi về kiến thức chuyên môn
  • Nhóm câu hỏi về các kỹ năng trong công việc
  • Nhóm câu hỏi tình huống giả định hoặc câu hỏi phụ do người phỏng vấn lâm thời đặt ra

Những kinh nghiệm để phỏng vấn xin việc tại Đại Sứ Quán thuận lợi nhất - Ảnh 1

Phỏng vấn xin việc tại Đại Sứ Quán, Nhà tuyển dụng thường sẽ đặt các câu hỏi về lý lịch, chuyên môn và kỹ năng của bạn

2.1 Nhóm câu hỏi về lý lịch cá nhân

Bước qua vòng CV không có nghĩa là bạn sẽ hoàn toàn bỏ qua hết những câu hỏi liên quan đến lý lịch. Hầu hết các ứng viên trong vòng này vẫn sẽ được đặt những câu hỏi liên quan về mô tả bản thân, miêu tả quê hương hay trình bày về gia đình.

Đây sẽ là những câu hỏi khá đơn giản nhưng đánh giá cao về độ thành thực. Vì vậy bạn sẽ cần trả lời một cách mạch lạc và tránh lan man. Nhờ đó Nhà tuyển dụng có thể nhanh chóng nắm được thông tin của bạn và bước tới những câu hỏi trọng tâm khác, tránh việc làm mất thời gian.

2.2 Nhóm câu hỏi về chuyên môn

Đây được đanh giá là một trong những nhóm câu hỏi trọng tâm nhất trong buổi phỏng vấn xin việc tại Đại Sứ Quán. Nhờ những câu hỏi này mà Nhà tuyển dụng mới có thể đánh giá được trình đọ của bạn cũng như xem xét liệu bạn có phù hợp với công việc sắp tới hay không. 

Nhóm câu hỏi về chuyên môn sẽ xoáy sâu vào các vấn đề chuyên môn của ứng viên như các quy trình trong công việc, những kiến thức bắt buộc về công việc, trình độ tin học - ngoại ngữ,....

Để có cách trả lời chuẩn chỉnh cho những vấn đề này, bạn có thể tham khảo những video hay ebook về cách trả lời những vấn đề liên quan đến công tác của nhân viên cơ quan Đại Sứ Quán đó. Hãy có sự luyện tạp kỹ lưỡng để có phần trả lời trôi chảy, mạch lạc và đầy đủ để có thể thu hút Nhà tuyển dụng đánh giá cao về bạn. Hãy nhớ một nguyên tắc rằng ngoài kia còn rất nhiều người có trình độ rất cao, bạn không nên có tâm lý tự tin thái quá để kể về thành tích của bản thân. Hãy trả lời vừa đủ nhưng bộc lộ được tài năng cùng sự khiêm tốn để tránh gây phản cảm cho Nhà tuyển dụng.

2.3 Nhóm câu hỏi về các kỹ năng trong công việc

“Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?”, “Bạn cảm thấy bạn có phù hợp với vị trí này không? Vì sao?”, “Bạn có chịu đựng được áp lực và khối lượng công việc cao không?”.... Sẽ là những câu hỏi bạn phải đối mặt tại vòng này. Hãy cố gắng chậm rãi và từ tốn chia sẻ cho thấy được tầm quan trọng của các bạn dựa trên những kinh nghiệm, kỹ năng của các bạn có và cho thấy tính phù hợp của các bạn ở vị trí đó như thế nào. Tất nhiên, bạn cần khéo léo biểu lộ cho phía Nhà tuyển dụng thấy được một viễn cảnh tuyệt với sự đóng góp của bạn trong tương lai. Trả lời chậm rãi, đầy đủ và không vồ vậy sẽ giúp bạn thoải mái vượt qua vòng này.

2.4 Nhóm câu hỏi tình huống giả định hoặc câu hỏi phụ do người phỏng vấn lâm thời đặt ra

Tại phần này, Nhà tuyển dụng sẽ đặt ra những câu hỏi giả định để đánh giá sự linh hoạt và các kỹ năng về giải quyết vấn đề của bạn. Ví dụ như nếu bạn được luân chuyển snag nước ngoài làm việc, bạn có biết tình hình kinh tế - chính trị của nước sắp đến ra sao không; khi chương trình tọa đàm - hợp tác giữa hai nước đang được tiến hành thì xảy ra sự cố, bạn sẽ giải quyết thế nào…. Ngoài ra, họ sẽ tập trung xem xét về động lực trong công việc của bạn. Liệu bạn có đang mang một nguồn nawg uluowjng tích cực khi làm việc và giải quyết các vấn đề hay không? Nhà tuyển dụng sẽ không muốn chấp nhận một người không có kiến thức uyên bác và thiếu chuyên nghiệp khi xử lý các vấn đề phát sinh không toàn diện. Hãy chuẩn bị tâm lý thật kỹ cho phần này vì rất có thể bạn sẽ gặp phải những câu hỏi vô cùng hóc búa, nhưng nó cũng là cơ hội để bạn thể hiện sự vượt trội của chính bản thân bạn.

3. Lưu ý gì khi tham gia phỏng vấn xin việc tại Đại Sứ Quán

Những kinh nghiệm để phỏng vấn xin việc tại Đại Sứ Quán thuận lợi nhất - Ảnh 2

Hãy có những tác phong thật chuyên nghiệp khi phỏng vấn xin việc tại Đại Sứ Quán

3.1 Trang phục chỉn chu

Nhà tuyển dụng đề cao tinh thần thoải mái và cá tính của ứng viên, tuy nhiên bạn sẽ cần bộc lộ sự chuyên nghiệp. Hãy có những bộ trang phục mang tính trang trọng và lịch thiệp như đồ công sở tối giản và màu sáng.

3.2 Tác phong giờ giấc

Hãy đến sớm để có sự chuẩn bị. Tại Đại Sứ Quán, môi trường làm việc có vẻ rất chuyên nghiệp và chỉn chu. Thậm chí nếu bạn đến đúng giờ thì cũng tương đồng như đi trễ. Thêm vào đó, tâm lý con người sẽ dần có sự quen thuộc và thoải mái khi ở tại một môi trường trong vòng 30 phút dù là lần đầu đặt chân đến. Vì vậy hãy đến sớm để tránh các trường hợp đáng tiếc.

3.3 Mang đủ hồ sơ

Trước khi đến Đại Sứ Quán, hãy chắc chắn rằng bạn không bỏ sót giấy tờ nào dù chỉ là nhỏ nhất. Thậm chí bạn sẽ còn cần in và mang theo một số ảnh chụp để phục vụ cho phần phỏng vấn lý lịch. Mạnh dạn viết thư hoặc mail hỏi trước xem liệu bạn còn cần chuẩn bị thêm các loại giấy tờ nào trước buổi phỏng vấn không và chuẩn bị chúng thật chỉn chu, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. 

3.4 Hãy trung thực

Đừng cố thổi phồng hay “nổ” về bất kỳ thông tin nào trong buổi phỏng vấn. Đại Sứ Quán là nơi có sự sàng lọc rất gắt gao cũng như có mạng lưới điều tra thông tin rất rõ ràng về ứng viên. Vì thế hãy trung thực trong mọi câu trả lời. Rất có thể Nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi chỉ để xem bạn có thành thật hay không mà thôi, vì họ đã có đáp án từ trước đó.

> Nên hay không việc doanh nghiệp có riêng website dành cho việc tuyển dụng?

> TOP 6 điều không nên nói nếu muốn đậu phỏng vấn

Thanh Phương - Kênh Tuyển Sinh