Headhunter là thuật ngữ thường được nhắc đến trong 5 năm trở lại đây. Vậy Headhunter là gì? Và có những điều gì cần chú ý? Cùng Kênh tuyển sinh tìm hiểu nhé!
1. Headhunter là gì?
Headhunter hay còn được biết đén với các tên quen thuộc khác là Headhunting. Đây là thuật ngữ trong ngành tuyển dụng nhằm để chỉ các chuyên viên tuyển dụng cấp cao, người săn chất xám hay nôm na là thợ săn đầu người. Tất cả những từ diễn giải trên nhằm thể hiện một điều rằng họ sẽ tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu của công ty, của doanh nghiệp và bảo đảm chất lượng nhân sự theo như đơn đặt hàng mà doanh nghiệp đề ra. Họ chính là nhịp cầu nối liền doanh nghiệp với ứng viên, là những người khẳng định về chất lượng của đội ngũ ứng viên để phù hợp với mô tả công việc và văn hóa doanh nghiệp của nơi đó.
2. Phân biệt Headhunter và HR
Trên thực tế, sẽ có người nhiều nhầm lẫn giữa Headhunter và HR. Do đó, mình sẽ chỉ ra cho các bạn 5 điểm khác biệt lớn nhất giữa HR và Headhunter nhé.
2.1. Về nhiệm vụ
Giống nhau: Đều là những nhà tuyển dụng nhân sự
Khác nhau:
Đối với HR thì chỉ tuyển dụng trong một thời gian ngắn và tuyển dụng trong đợt tuyển dụng đột xuất, khẩn cấp để công việc nội bộ có thể vận hành tốt. Mặt khác, tuyển dụng chỉ là một phần trong công việc của HR. HR còn phải làm về hợp đồng, chăm lo cho đời sống của nhân viên trong công ty, chấm công,...
Đối với Headhunter thì chuyên sâu về mặt tuyển dụng. Trong đó, công việc tuyển dụng tiến hành thường xuyên theo đơn đặt hàng của công ty, doanh nghiệp. Thông thường thì với các đợt tuyển dụng tập trung lớn thì các doanh nghiệp thì tìm đến headhunter để triển khai công tác tuyển dụng này.
2.2. Về kinh nghiệm
Giống nhau: Có ít nhất 3 tháng làm về công việc tuyển dụng
Khác nhau:
Đối với các HR công ty lớn thì sẽ được phân bổ thành HR Director, HR Assistant, HR này HR nọ,... nhưng với các công ty nhỏ thì HR sẽ làm người đảm nhận chung cho tất cả công việc. Do đó, HR chung sẽ có khá ít kinh nghiệm trong công việc tuyển dụng này.
Đối với các Headhunter thì họ được đào tạo bài bản và chuyên sâu về mặt tuyển dụng. Do đó, họ có khả năng và kinh nghiệm lâu dài để săn lùng nhân tài, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.
3. Công việc của các Headhunter
Mỗi một headhunter đều là những người đã từng làm trong bộ phận HR của các công ty. Do đó, họ sẽ là những người có nguồn tri thức phong phú về nhiều lĩnh vực và có năng lực tìm kiếm được các ứng viên phù hợp.
Đầu tiên, các Headhunter khi nhận dự án thì sẽ tìm kiếm thông tin và hiểu rõ về mô tả công việc, yêu cầu ứng viên và các chế độ đãi ngộ. Từ đấy, họ sẽ nắm bắt được các thông tin thiết yếu và bắt đầu lên kế hoạch về tuyển dụng.
Sau khi lên kế hoạch tuyển dụng phù hợp thì các headhunter sẽ bắt đầu tiếp nhận hồ sơ của các ứng viên và tiến hành sàng lọc về hồ sơ để đảm bảo được chất lượng của ứng viên.
Sau vòng chọn lựa về hồ sơ nói chung thì các chuyên viên tuyển dụng cấp cao sẽ tiến hành phỏng vấn với ứng viên đã đạt yêu cầu. Đối với các ứng viên đạt yêu cầu thì sẽ trải qua một vòng phỏng vấn chính thức với doanh nghiệp.
Nếu ứng viên tiếp tục đạt yêu cầu mà doanh nghiệp đề ra thì sẽ được thảo luận về lương, về chi tiết công việc và sẽ được mời thử việc. Kết quả này sẽ được gửi về các chuyên viên tuyển dụng cấp cao và cả người trúng tuyển.
Bên cạnh việc tuyển dụng thì với các ứng viên đã tuyển dụng, các Headhunter sẽ theo dõi quá trình làm việc của ứng viên và cả tư vấn về thông tin kịp thời để ứng viên có thể hội nhập với công ty một cách nhanh và tốt nhất.
Ngoài ra, trong trường hợp các ứng viên lựa chọn rời công ty hoặc ngừng tiếp tục ở vị trí đã thử việc thì các thợ săn chất xám cần trao đổi trực tiếp để tiếp nhận các nguyên nhân và đề xuất giải pháp để ứng viên cân nhắc trước khi chấm dứt hợp đồng.
4. Nên thuê dịch vụ tuyển dụng tức headhunting khi nào?
Headhunter là những người chuyên về tuyển dụng nên công việc yêu cầu các ứng viên sẽ không thay đổi nghề nghiệp liên tục, chớp nhoáng. Do đó, headhunter sẽ là dịch vụ được doanh nghiệp thuê và các ứng viên sẽ lãng phí hoặc rất khó có kết quả như mong muốn khi liên hệ với họ.
Đối với các doanh nghiệp thì nên thuê headhunter trong các đợt tuyển dụng quy mô lớn, tập trung để làm giảm áp lực với bộ phận HR nội bộ và cả có thể sàng lọc & quan sát ứng viên một cách tốt nhất.
> HR Director là gì? Tất cả những điều bạn cần biết về HR Director
> HR Assistant là gì? Công việc chính và kỹ năng của HR Assistant
Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp