Có lẽ bạn chưa biết: Nhà tuyển dụng không chỉ dùng mẫu câu: “Điểm yếu của bạn là gì?” để hỏi về nhược điểm của ứng viên trong buổi phỏng vấn. Vậy khi gặp tình huống như vậy, bạn nên giải quyết ra sao?

Nên làm gì khi đến sớm trong vòng phỏng vấn?

Nên làm gì khi đến sớm trong vòng phỏng vấn?

Phỏng vấn là vòng thi tiêu tốn rất nhiều chất xám của ứng viên khi phải đối diện trực tiếp với nhà tuyển dụng. Vì thế, nhiều người sẽ lựa chọn đến sớm trong trường...

1. Nhà tuyển dụng thường sử dụng câu hỏi gì để phỏng vấn về điểm yếu của ứng viên? 

2.1 Qua câu hỏi

Nhà tuyển dụng có thể đưa ra câu hỏi về điểm yếu dưới nhiều dạng khác nhau:

  • Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?
  • Bạn thấy phần nào của công việc này sẽ là thách thức lớn nhất đối với bạn?
  • Bạn thấy việc đưa ra quyết định nào là khó khăn nhất?
  • Bạn đã từng bị sếp chỉ trích điều gì?

2.2 Qua hình thức

Thông qua biểu hiện về tư thế, thái độ và phong cách đối thoai của bạn, nhà tuyển dụng phần nào có thể nắm bắt được bạn là người ra sao, ưu - nhược điểm mà bạn đang có là gì.

Ngoài ra, nhà tuyển dụng thậm chí còn có thể biết được điểm yếu của ứng viên trước khi cuộc phỏng vấn bắt đầu nhờ việc xem xét CV. Một chiếc CV trình bày thiếu khoa học, sơ sài hay lộn xộn đủ font chữ sẽ nói lên bạn là người không cẩn thận hay thiếu logic.

Nhà tuyển dụng dùng những cách nào để phỏng vấn về điểm yếu của ứng viên? - Ảnh 1

Nhà tuyển dụng sẽ không chỉ dùng mẫu câu: “Điểm yếu của bạn là gì?” để hỏi về nhược điểm của ứng viên trong buổi phỏng vấn. 

2. Khi được hỏi về điều yếu, bạn nên trả lời thế nào? 

Đối với những câu hỏi dạng phỏng vấn về điểm yếu, bạn có thể tham khảo một số câu trả lời sau:

  •  “Tôi thường có xu hướng chỉ trích bản thân một cách gay gắt. Bất cứ khi nào tôi hoàn thành một dự án nào đó, dù nhận được những nhận xét tích cực, tôi luôn cảm thấy mình có thể làm tốt hơn nữa. Điều này thường làm tôi bị quá tải và luôn cảm thấy không hài lòng. Trong một vài năm vừa rồi, tôi bắt đầu tự nhìn nhận thành quả mà bản thân đã đạt được. Tôi cảm thấy tự tin hơn, đồng thời trân trọng sự cố gắng của tập thể cũng như sự hỗ trợ của những người xung quanh.”
  • “Tôi thường hay cảm thấy ngại ngùng. Điều này khiến tôi gặp khó khăn khi nói chuyện trước đám đông hoặc nêu ý kiến của bản thân. Trước đây, khi ở vị trí lãnh đạo một nhóm ở doanh nghiệp cũ, tôi đã khiến nhóm của mình bị chậm tiến độ và không đạt được mục tiêu. Tôi đã không tự tin đưa ra ý kiến của mình. Tôi đã quyết định tham gia một lớp học nâng cao kỹ năng giao tiếp và tự tin trước đám đông. Lớp học rất vui, tôi có cơ hội được thực hành trong các buổi thảo luận. Bây giờ, trong các cuộc trò chuyện, tôi sẽ bắt chuyện với những người ít nói hơn. Tôi đã từng như vậy. Tôi có thể hiểu được cảm giác của họ.”
  •  “Tôi thường có thói quen trì hoãn mọi việc tới phút cuối. Tôi biết đó là một thói quen xấu vì nó luôn khiến tôi bị căng thẳng vì deadline. Khi tôi làm ở công ty cũ, thói quen này của tôi đã khiến cả nhóm bị căng thẳng và phải chạy nước rút để kịp giao sản phẩm cho khách hàng. Từ đó, tôi bắt đầu thay đổi thói quen bằng cách lên lịch trình làm việc khoa học và cụ thể. Lúc mới đầu, mọi việc rất khó khăn. Tuy nhiên, hiện tại, tôi đã có thể từ bỏ thói quen xấu này.”
  • “Khi còn đi học, tôi không thích toán, không hiểu được các môn khoa học tự nhiên. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ áp dụng những kiến thức đó vào cuộc sống. Tuy nhiên, khi đi làm, tôi muốn làm việc với số liệu nhiều hơn. Tôi bắt đầu đăng ký tham gia các khóa học phân tích, tư duy. Thực sự mà nói, học toán rất căng thẳng và khó khăn. Nhưng việc học kết hợp với thực hành trong công việc giúp tôi tiến bộ hơn rất nhiều.”

Nhà tuyển dụng dùng những cách nào để phỏng vấn về điểm yếu của ứng viên? - Ảnh 2

Khi đối diện với tình huống được hỏi về điểm yếu của bản thân, trước tiên bạn cần giữ được sự bình tĩnh để trả lời một cách chậm rãi, chuyên nghiệp

Ngoài những câu trả lời, bạn cũng cần cho thấy thái độ chuyên nghiệp, nghiêm túc của bản thân trong suốt quá trình phỏng vấn. Hãy điều chỉnh chiếc CV sao cho tinh gọn, khoa học mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ. Đừng biến chiếc CV của bạn trở thành “bằng chứng” cho sự thiếu chuyên nghiệp chỉ vì không ngay hàng thẳng lối, không đồng nhất font chữ,....Tập trung lắng nghe câu hỏi và trả lời chậm rãi, thái độ hòa nhã để giữ cuộc trò chuyện trong lúc phỏng vấn diễn ra suôn sẻ. Và cũng đừng quên kiểm tra giấy tờ trước khi tham dự buổi gặp mặt để tránh các sự cố, thiếu sót không hay.

> Đi phỏng vấn xin việc thì ngồi thế nào cho chuẩn?

> Tại sao cần update CV? Và bao lâu thì nên update CV xin việc?

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp