Chương trình 'Sóng và máy tính cho em' do Thủ tướng phát động từ 12/9/2021 và tỉnh Gia Lai được thụ hưởng hơn 35 tỉ đồng. Tuy nhiên đến nay ở tỉnh này, chương trình vẫn nằm chờ... thủ tục.

Giáo viên chủ nhiệm - Không phải ai cũng dám làm

Giáo viên chủ nhiệm - Không phải ai cũng dám làm

Các nhà giáo cho rằng làm giáo viên đã khó, giáo viên chủ nhiệm còn khó hơn nhiều, bởi vậy rất cần bản lĩnh hơn, yêu thương nhiều hơn.

1. Ì ạch chương trình 'Sóng và máy tính cho em'

Chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kêu gọi nhằm tài trợ 100.000 máy tính cho học sinh (HS) có hoàn cảnh khó khăn vì dịch bệnh Covid-19. Đây là chương trình thiết thực, đầy tính nhân văn, được triển khai tại 6 tỉnh miền Trung, bắc Tây nguyên với số tiền 250 tỉ đồng do 17 ngân hàng (NH) thương mại hưởng ứng nhằm hỗ trợ kịp thời HS nghèo, cận nghèo, HS có cha mẹ qua đời do dịch bệnh Covid-19.

Theo đó, tỉnh Gia Lai được hỗ trợ 35 tỉ đồng. Với số tiền này, dự kiến mua được khoảng 14.000 máy tính (2,5 triệu đồng/máy) phát cho HS. Nhưng hơn 7 tháng qua, kể từ khi hai NH là NH TMCP Công thương VN (25 tỉ đồng) và NH TMCP Á Châu (10 tỉ đồng) chuyển tiền hỗ trợ, Gia Lai vẫn ì ạch trong việc triển khai, thực hiện.
Ngoài ra, theo báo cáo của Sở GD-ĐT Gia Lai, đến ngày 27.12.2021 các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh cũng đóng góp, hỗ trợ cho chương trình gần 1,3 tỉ đồng, 154 máy tính.
Tiền đã có, danh sách học sinh đã có, nền tảng công nghệ cũng được hỗ trợ tối đa… Song chỉ thiếu mỗi cách làm khẩn trương để máy tính đến với HS. Việc chậm trễ này khiến HS bị bỏ qua cơ hội được nhận máy trong thời gian giãn cách, học trực tuyến. Đến nay, chưa biết đến bao giờ HS Gia Lai mới có thể cầm trên tay món quà đầy tính nhân văn do Thủ tướng Chính phủ phát động.

Nhà trường, học sinh Gia Lai trông chờ 'Sóng và máy tính cho em' - Ảnh 1

Chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kêu gọi nhằm tài trợ 100.000 máy tính cho học sinh

2. Mong sớm có thiết bị

Sau khi chương trình “Sóng và máy tính cho em” được phát động, ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai đã rà soát và thống kê có trên 14.000 học sinh nghèo thiếu thiết bị học trực tuyến. Đến nay, dịch Covid-19 được kiểm soát và các địa phương bước vào năm học 2022 - 2023 trong giai đoạn bình thường mới, dù vậy, nhiều trường vẫn mong thiết bị từ chương trình “Sóng và máy tính cho em” sớm đến tay học sinh khó khăn.

Thầy Võ Trí Hoàn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Quang Trung (xã Ia Broái, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) cho biết, tất cả học sinh của trường đều là người dân tộc thiểu số Jrai. Hoàn cảnh khó khăn nên 496 em cần máy tính bảng phục vụ nhu cầu học tập.
Theo thầy Hoàn, trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhà trường phải in tài liệu và phát cho học sinh. Sau khi hay tin các em khó khăn, thiếu thiết bị sẽ được hỗ trợ từ chương trình “Sóng và máy tính cho em”, nhà trường và học sinh rất vui mừng. Tuy nhiên, đến nay thiết bị vẫn chưa về trường nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến việc dạy học. Do đó, nhà trường rất mong máy tính, thiết bị hỗ trợ nhu cầu học tập cho học sinh có sớm, tạo thuận lợi trong quá trình tiếp thu, trau dồi kiến thức.
Em Vũ Hồng Phúc An (lớp 8C, Trường THCS Hùng Vương, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) thuộc diện hộ nghèo tại địa phương. 4 chị em Phúc An đều đang đi học nên cha mẹ khá khó khăn và vất vả.

Nhà trường, học sinh Gia Lai trông chờ 'Sóng và máy tính cho em' - Ảnh 2

Học sinh Gia Lai trong tiết học

3. Nhiều bất cập vẫn còn

Mặc dù Bộ GD-ĐT đã có rất nhiều cố gắng để thực hiện chương trình này nhưng đã nhiều tháng qua, tỉnh Gia Lai vẫn chưa thể mua được máy tính. Ngày 11.3.2022 Bộ GD-ĐT có công văn nêu rõ: “Đề nghị Sở GD-ĐT các tỉnh, thành phố khẩn trương tổ chức mua máy tính từ nguồn huy động tại địa phương để sớm bàn giao máy tính cho HS. Sở GD-ĐT chủ trì, công đoàn giáo dục tỉnh, thành phố phối hợp tổ chức mua sắm máy tính để bàn giao cho HS theo đúng đối tượng”. Trước đó, Bộ GD-ĐT cũng đã có nhiều văn bản hối thúc các sở GD-ĐT sớm triển khai thực hiện chương trình này.

Tuy nhiên theo tìm hiểu, toàn bộ số tiền tài trợ đã được đem gửi vào Kho bạc Nhà nước chi nhánh Gia Lai. Một cán bộ của tỉnh Gia Lai nói rằng: Số tiền 35 tỉ đồng này nếu chưa dùng để mua máy tính thì có thể đem gửi vào NH lấy lãi mỗi tháng khoảng 150 triệu. Toàn bộ tiền lãi sẽ dùng để mua máy tính cho học sinh. Nhưng đằng này lại để tiền… “chết” trong kho bạc. Lạ quá!

Bên cạnh đó, sự “loằng ngoằng” giữa các cơ quan quản lý ở Gia Lai cũng đã làm chậm tiến trình mua, cấp máy tính cho học sinh. Đó là việc chưa thống nhất được các quy trình, thủ tục để mua máy. Mới đây, ngày 8.9.2022, Bộ GD-ĐT lại tiếp tục gửi công văn cho UBND tỉnh Gia Lai thúc giục: “Quá trình tổ chức mua sắm đã kéo dài suốt từ tháng 3.2022 đến nay vẫn chưa hoàn thành do phải thực hiện nhiều quy trình, thủ tục dẫn đến chưa có máy tính để bàn giao cho học sinh”. Bộ GD-ĐT đề nghị UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo kịp thời, khẩn trương mua sắm máy tính để thuận tiện trong việc tra cứu thông tin thư viện, học liệu số, bài giảng điện tử phục vụ cho học tập.

Theo một cán bộ của Sở GD-ĐT Gia Lai, máy tính phải mua theo cấu hình do Bộ TT-TT phê duyệt với giá 2,5 triệu đồng/máy. Hiện thị trường rất khó có loại này hoặc không có sẵn số lượng lớn như vậy. “Chúng tôi cũng đã rất cố gắng để máy tính đến được với các em sớm nhất, nhưng thời gian cụ thể như thế nào thì chúng tôi không dám chắc chắn”, vị này nói.
Tại công văn ngày 28.9.2022 của Sở Tài chính Gia Lai do ông Đặng Công Lâm, Phó giám đốc sở, ký gửi Sở GD-ĐT Gia Lai, đã phúc đáp: Sở GD-ĐT Gia Lai không cung cấp các phiếu thu thập thông tin về giá trị tài sản cần định giá và bao gồm các hóa đơn, hợp đồng mua bán được kèm theo đã được khảo sát tại các đơn vị cung cấp báo giá… Do không cung cấp các hồ sơ nêu trên, nên Sở Tài chính không có đầy đủ cơ sở để kiểm tra, thẩm định…
Với những lý do nêu trên, chẳng biết đến khi nào máy tính mới đến được tay HS Gia Lai.

4. Tháo gỡ vướng mắc

Liên quan đến chương trình “Sóng và máy tính cho em” ông Phạm Đức Huệ, Trưởng phòng Kế hoạch-Tài chính, Sở GD&ĐT Gia Lai cho biết, đơn vị đã làm 5 tờ trình gửi Sở Tài chính thẩm định và tham mưu UBND tỉnh phê duyệt danh mục thiết bị, dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Từ đó, triển khai chương trình theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, nhưng đến nay tờ trình vẫn chưa được thông qua.

Khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, học sinh Gia Lai gặp nhiều khó khăn trong quá trình học trực tuyến vì thiếu thiết bị.

Theo ông Huệ, sau khi xem xét hồ sơ, Sở Tài chính cho rằng, chứng thư thẩm định giá không đảm bảo, yêu cầu phải cung cấp hồ sơ về các hợp đồng mua, bán tương tự. Đồng thời, hóa đơn mua bán thiết bị hàng hóa chứng minh máy tính bảng với giá thẩm định 2,5 triệu đồng/máy.
Nhưng theo ông Huệ, yêu cầu này không thể thực hiện được vì là dự án lớn và không phổ biến trên thị trường. Do đó, đơn vị thẩm định có thể căn cứ cấu hình và báo giá của doanh nghiệp để làm chứng thư.
Về vấn đề máy tính chậm được hỗ trợ cho học sinh, theo ông Lê Duy Định, Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai, tháng 3, đơn vị đã tiếp nhận trên 36,3 tỷ đồng để mua hơn 14.000 máy tính bảng cho học sinh.
Sở đã có văn bản gửi UBND tỉnh Gia Lai, Cục Cơ sở vật chất (Bộ GD&ĐT) để được hướng dẫn thực hiện. Cụ thể, đơn vị đề nghị UBND tỉnh cho phép đổi chủng loại máy tính bảng với cấu hình 10 inch, có giá trên 3 triệu đồng/máy. Việc thay đổi chủng loại máy tính bảng sẽ giảm số lượng thiết bị hỗ trợ cho học sinh. Do đó, đơn vị đang chỉ đạo các phòng GD&ĐT, cơ sở giáo dục rà soát lại số lượng học sinh khó khăn, thiếu thiết bị học tập.
“Sở GD&ĐT đang phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, mua sắm thiết bị thuộc chương trình “Sóng và máy tính cho em”. Dự kiến giữa tháng 11 sẽ có máy tính bảng hỗ trợ cho học sinh khó khăn”, ông Định nói.

> Nhiều vấn đề xoay quanh dạy học môn tích hợp

> TP.HCM thông qua học phí năm học mới: Tăng học phí tối đa 5 lần nhưng lại cấp bù kinh phí

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp