Có lẽ bạn đã biết, thành công và thất bại chỉ cách nhau một đường ranh giới nhưng lại là cả một vùng trời khác biệt. Vậy người thành công và kẻ thất bại khác nhau điều gì?

TOP 3 tư thế được đánh giá chủ yếu trong văn hóa giao tiếp

TOP 3 tư thế được đánh giá chủ yếu trong văn hóa giao tiếp

Bộ ba tư thế quan trọng và được đánh giá nhiều nhất trong văn hóa giao tiếp đó là tư thế ngồi, đứng và đi. Vậy thì cách đi đứng ngồi như thế nào mới...

1. Khác nhau ở tư duy

Nicholas Muuay Bulter cho rằng: “Kẻ bi quan luôn nhìn thấy sự khó khăn trong mọi cơ hội; người lạc quan luôn nhìn thấy các cơ hội trong mọi khó khăn”. Quả thực là như vậy, mang thái độ sống bi quan sẽ chẳng khác nào tự bản thân đang vùi dập cuộc đời mình khi chỉ nghĩ đến những điều tệ hại, tiêu cực, tự tước mất cơ hội có được cuộc sống dễ chịu. 

Cần có hiểu biết sâu sắc về bản thân và nhận thức chính xác về hoàn cảnh đặt cơ sở cho thái độ sống lạc quan. Không nên có cái nhìn hời hợt dễ dãi, đánh giá không đúng mức khó khăn sẽ dẫn đến sai lầm, thất bại khác nhau.

Hãy quay về hướng mặt trời, và bạn sẽ không thấy bóng tối. Phải cố gắng sống lạc quan và lan truyền sự lạc quan của minh cho những người còn bi quan, từ đó chúng ta sẽ cảm nhận được nhiều niềm vui trong cuộc sống bằng cách làm cho người khác được hạnh phúc.

Vậy nên thành công sẽ đến khi bạn nhìn mọi thứ lạc quan hơn. Hãy nhìn mọi thứ bằng con mắt tốt đẹp nhất thì mọi chuyện sẽ trở nên tốt nhất trong khả năng có thể.

Người thành công và kẻ thất bại khác nhau điều gì? - Ảnh 1

Người thành công và kẻ thất bại khác nhau điều gì?

2. Khác nhau ở hành động

Tôi thấy có khá nhiều người quan với việc than vãn, bất cứ mọi sự việc xảy ra không tốt với họ thì điều đầu tiên là than thân trách phận trước rồi làm gì thì làm. Bạn nên đặt câu hỏi cho mình rằng, liệu than vãn có giải quyết được vấn đề hay không, nếu không hãy im lặng và tìm cách giải quyết.

Không gì là không thể, chỉ là có dám thử không. Người thành công sẽ là người đi tiên phong bắt tay vào tất cả mọi việc và không nghĩ tới việc bỏ cuộc hay không làm được. Đừng bao giờ hỏi: “Tại sao lại là tôi” mà hãy luôn tự hỏi bản thân: ” Tại sao không phải tôi?” Sự khác nhau chính là ở điểm đó

3. Cách đương đầu với khó khăn

Chỉ khi bạn đương đầu với khó khăn thì cơ hội mới xuất hiện, mà một khi cơ hội xuất hiện thì bạn phải nắm bắt ngay. Đó là con đường ngắn nhất dẫn tới thành công. Một khi nhìn thấy bất cứ điều gì bạn cũng sợ sệt, lo lắng, đứng tại chỗ thì sẽ chẳng có bất cứ trắc trở nào xảy ra. Cũng đồng nghĩa với việc chẳng có cú bứt phá tạo ra cơ hội thành công. Lý do chính khiến bạn thất bại đó là không dám thách thức bản thân, nhút nhát như con rùa rụt cổ.

Phải thử thì mới có cơ hội thành công, còn trần trừ thì cơ hội là 0%. Khác nhau ở chính hành động chứ k phải chỉ nằm trong suy nghĩ

Hãy bắt đầu ngay hôm nay, ngay bây giờ là bạn đã thành công một nửa rồi đó!

4. Người thành công và người thất bại khác nhau sự tự tin

Đối mặt với vấn đề nào cũng vậy, một khi đã làm thì phải tự tin, phong thái luôn chiếm giữ vị trí quan trọng cho việc hoàn thành tốt không. Người thành công và người thất bại khác nhau ở sự tự tin.

Nhiều khi trong một cuộc gặp đối tác, tuy là sản phẩm và dịch vụ bạn mang tới cũng bình thường như bao dự án khác, nhưng một người tự tin bày tỏ rõ ràng thế mạnh của mình, thể hiện rõ quan điểm sẽ nắm được cơ hội chiến thắng nhiều hơn người nghĩ mình không tốt, dự án mình không hay.

Vì nếu ngay cả bạn cũng không tin chính bản thân mình làm được thì làm sao người khác có thể tin bạn đây. Người thất bại tự ti cho rằng bản thân không được, không hay, không nổi trội, không giỏi vậy thì rõ là chưa đánh đã thua rồi.

5. An toàn và mạo hiểm

Những người dám mạo hiểm đầu tư lớn là những người có thể nắm được chìa khóa thành công, còn những người lựa chọn an toàn, nhàn nhã và bình yên qua từng ngày từng ngày giống nhau là an phận. Mà an phận thì không thất bại cũng sẽ chẳng có thành công.

Cũng như việc người có tiền thì đem tiền đi đầu tư là mạo hiểm, còn có tiền mà đem tiền gửi ngân hàng để sinh lãi là người an toàn.

Người thành công lại là những người sợ nhưng không thể hiện ra bên ngoài, lo lắng nhưng không than vãn mà bắt tay vào hành động, cố gắng vượt qua giới hạn bản thân để tìm ra chính mình.

6. Người chăm chỉ đọc sách và kẻ chỉ biết xem tivi

Sách là báu vật vô giá của sự thành công, đó là những chia sẻ kinh nghiệm về sự thành công cũng như những lý do thất bại của người đi trước. Những người thành công luôn biết lựa chọn cho mình những cuốn sách phù hợp và bổ ích để tạo độc lực cho sự thành công.

Xem tivi chỉ giúp chúng ta giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng chứ nó không cho chúng ta tích lũy được nhiều kiến thức. Nếu cứ mãi chìm trong những bộ phim không có thực, lãng phí thời gian cua bản thân. Thì một ngày nào đó ta sẽ sớm trở thành kẻ thất bại.

7. Người luôn biết tha thứ và quên đi, kẻ chỉ biết nuôi hận trong lòng

Những người có lòng bao dung, không để bụng những điều nhỏ nhặt của người khác. Luôn biết tha thứ và quên đi mọi thù hận là những người có tầm nhìn và luôn tiến lên phía trước.

8. Người tân tiến, kẻ thì cô hủ

Những người tân tiến luôn có những suy nghĩ sâu rộng hơn. Dám nghĩ dám là, và luôn sẵn sàng mạo hiểm, nắm bắt sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật hiện đại vào sự nghiệp của mình.

Thời buổi hiện đại, văn minh không có chỗ cho những tư duy cổ hủ, lạc hậu tồn tại. Nếu cứ đem những suy nghĩ và việc làm cổ hủ áp đặt cho sự phát triển của xã hội thì ngay chính bản thân người đó đã là một kẻ thất bại.

9. Giấu kiến thức và chia sẻ kiến thức

Kiến thức là vô tận, kiến thức có trong cá nhân mỗi người chẳng là gì so với lượng thông tin khổng lồ có ở bên ngoài. Nếu cứ khư khư giữ kiến thức cho riêng mình mà không chịu chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ người khác thì rất khó có thể đem lại thành công cho mình.

Một người thành công luôn biết chia sẻ những kiến thức mình có được và tiếp nhận những kiến thức mình còn thiếu từ người khác. Vì họ biết chỉ những kiến thức mà họ có được thôi là chưa đủ đê có được thành công.

10. Hay đổ lỗi cho người khác và biết nhận trách nhiệm về mình.

Trong cuộc sống, không ai là không bao giờ mắc sai lầm. Quan trọng là khi mắc lỗi, có những người luôn biết nhận trách nhiệm về bản thân để sửa sai và khắc phục lỗi lầm đã gây ra. Ngược lại, lại có những kẻ chẳng bao giờ biết nhận lỗi, luôn đổ thừa trách nhiệm cho người khác để trốn tránh.

> Đối phó ra sao khi làm việc trong một văn phòng ồn ào?

> Lý thuyết 4 lò lửa - Bí quyết cân bằng cuộc sống và công việc cho người hiện đại

Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp