Các tư thế trong giao tiếp là một trong những cử chỉ biểu hiện và định vị con người bạn trong môi trường sinh hoạt và làm việc trong thời hiện đại. Bộ ba tư thế quan trọng và được đánh giá nhiều nhất trong văn hóa giao tiếp đó là tư thế ngồi, đứng và đi. Vậy thì cách đi đứng ngồi như thế nào mới đúng?

TOP 4 điều kiêng kị trong văn hóa giao tiếp tại môi trường công sở

TOP 4 điều kiêng kị trong văn hóa giao tiếp tại môi trường công sở

Trong văn hóa giao tiếp của người Việt có rất nhiều điều cấm kị. Vì thế, bạn cần phải hiểu rõ để tránh mắc lỗi khi quá trình làm việc và sinh hoạt.

1. Tư thế đi

Trên thực tế, tư thế đi phải đảm bảo dáng người thẳng, thể hiện sự bình tĩnh, tự tin và chuyên nghiệp. Đầu tiên, trong quá trình di chuyển, bạn cần phải ngẩng cao đầu, ưỡn ngực nhìn về phía trước sao cho hai vai cân bằng và bước đi lấy lực từ lưng và chân. Bên cạnh đó, khi đi thì hai chân cần phải bước đi thong thả, không nhanh không chậm hai tay hơi vụng nhẹ. Lưu ý, bạn không nên cho tay vào túi quần hay vừa đi vừa ăn. Một là sẽ mất thẩm mĩ, hai là ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày và ba là sai tư thế đi vì vừa đi vừa cúi để ăn. 

TOP 3 tư thế được đánh giá chủ yếu trong văn hóa giao tiếp - Ảnh 1

TOP 3 tư thế được đánh giá chủ yếu trong văn hóa giao tiếp

2. Tư thế đứng

Tư thế đứng chuẩn thì tương tự với tư thế đi tuy nhiên sẽ không chuyển động. Đầu tiên, tư thế đứng chuẩn là phải ngẩng cao đầu, ưỡn ngực, thót bụng, hai đùi hơi mở ra để hai bàn chân rộn ngang hai vai. Bên cạnh đó, lưng bắt buộc phải thẳng. Nếu bạn có tật gù lưng thì nên tham gia vào các buổi tập gym hoặc yoga để cải thiện tật xấu này nhé. Ngoài ra, đầu phải ngay ngắn, hai mắt nhìn thẳng về phía trước. 

Đặc biệt, phái đẹp thì khi đứng, hai chân cần khé lại, tư thế đứng nên đứng theo động tác nghỉ một chân chứ không nên thả lỏng toàn thân, đặt bản thân ở trạng thái lệch cột sống. Còn đối với phái mạnh thì đứng chân có thể hơi xiên nhưng đừng bắt chéo chân nhé. Và lòng bàn tay nên hướng vào trong và ngón tay có thể khép cong hờ thay vì nắm chặt lại.

3. Tư thế ngồi

Đây là tư thế quan trọng nhất trong 3 tư thế bởi đối phương thường có nhiều cơ hội và thời gian đánh giá bạn thường xuyên, chuẩn xác nhất. Nói cách khác, trong cả quá trình giao tiếp thì tư thế ngồi của bạn sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đối thoại. Vậy nên ngồi thế nào?

Dáng ngồi nên nhẹ nhàng và hạ bàn vững. Khi bước vào văn phòng, đối phương mời ngồi thì bạn nên nhẹ nhàng đi đến trước ghế. Chú ý không nên điều chỉnh vị trí của chiếc ghế và gây ra tiếng ồn vì bình thường đối phương đã chỉnh đúng vị trí để bạn có thể thoải mái khi ngồi rồi. Sau đó, hãy đặt lưng quay vè phía lưng ghế, dùng chân trái hay chân phải đều được và nên ưu tiên chân không thuận lùi nhẹ nửa bước sao cho đùi chạm nhẹ vào mép ghế rồi mới nên ngồi xuống. Khi chuẩn bị ngồi thì hãy ngồi thật chậm rãi, từ tốn và đừng mãi nói chuyện để tránh trường hợp ngồi hẫng hoặc ngồi phịch xuống ghế gây bất lịch sự. Và một lưu ý nhỏ nữa, nếu bạn mặc váy thì nên khéo léo, nhẹ nhàng sửa nếp váy cho phẳng, giữ váy nhẹ và ngồi xuống nhé!

> Mách bạn cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu quả

> Cách bắt tay đúng cách trong văn hóa giao tiếp

Theo Long Huỳnh - Kênh tuyển sinh