Trong văn hóa giao tiếp thì việc giao tiếp bằng ánh mắt là một trong những phương thức truyền đạt thông tin quan trọng mà mỗi người cần phải học và ứng dụng.
1. Những sai lầm trong văn hóa giao tiếp bằng ánh mắt
1.1. Nhìn chằm chằm vào một bộ phận trên cơ thể đối phương
Nếu có một ai đó nhìn chằm chằm vào một bộ phận trên cơ thể bạn khi bạn đang đi đường thì bạn cảm thấy thế nào? Sẽ cảm thấy người đó là đăng đồ tử hoặc có ý đồ xấu phải không? Thực tế thì đúng như vậy. Những người có thói quen nhìn chằm chằm vào một nơi trên cơ thể đối phương thường là người không có hảo ý hoặc thậm chí là có ý đồ quấy rối. Bởi vậy nên để không bị đánh giá là thô lỗ, thiếu văn nhã thì bạn tuyệt đối không được "dán mắt" vào người khác với bất kỳ lý do gì.
Giao tiếp bằng ánh mắt như thế nào cho hiệu quả?
1.2. Đảo mắt nhìn xung quanh quá nhiều
Có lẽ bạn không để ý nhưng khi bạn có thói quen liên tục nhìn xung quanh hoặc một khoảng không vô định nào đó quá nhiều thì điều đó chứng tỏ bạn đang ở trạng thái bồn chồn, lo lắng và thậm chí là trạng thái tinh thần nhạy cảm. Và trong văn hóa giao tiếp bằng ánh mắt thì việc bạn đảo mắt nhìn quanh quá nhiều sẽ khiến đối phương hiểu lầm là bạn đang cố phớt lờ hoặc là không muốn lắng nghe đối phương nói chuyện. Đây là một trong những hành vi được đánh giá kém và bạn cần phải khắc phục để có thể tạo ấn tượng tốt với mọi người.
Nếu bạn có thói quen đảo mắt nhìn xung quanh thì hãy nên luyện tập là nhìn về phía bên trái để nhớ lại một điều gì đó rồi dịch tầm mắt trở lại vị trí ban đầu nhé. Bằng cách này, hành vi đó sẽ được xem là một điều bình thường trong giao tiếp như một phương thức để bạn nhớ thông tin chứ không phải là cố tình phớt lờ đối phương đâu.
1.3. Né tránh giao tiếp bằng ánh mắt
Hành vi né tránh giao tiếp bằng ánh mắt không chỉ dừng lại ở việc bị đánh giá là thiếu tự tin mà còn là không hề hứng thú với việc trò chuyện cùng người đối diện. Đây là một lỗi cực kỳ nghiêm trọng nếu bạn đang ở trong cuộc phỏng vấn xin việc đấy. Vậy thì nên đặt trọng tâm ánh mắt như thế nào cho hợp lý? Đầu tiên, hãy nhìn trực diện vào đôi mắt mà nhà tuyển dụng đang đặt câu hỏi. Sau đó, duy trì ánh mắt trong 4 - 5 giây và có thể gật đầu như một cách tiếp nhận lời nói của họ. Ngoài ra, bạn tuyệt đối không nên nhìn thẳng quá lâu vì điều đó sẽ khiến cuộc đối thoại trở nên mất tự nhiên và khiến họ cảm thấy không thoải mái nữa.
Dẫu vậy, việc giao tiếp bằng ánh mắt thì không nên né tránh thường xuyên khi đang đối thoại. Hãy chứng tỏ mình là một người tự tin và chuyên nghiệp khi trình bày về bản thân, giải thích một vấn đề nào đó nhé bằng cách duy trì góc nhìn trực tiếp vào đôi mắt hoặc nhìn vào một khoảng không vô định nhé!
2. Cách giao tiếp bằng ánh mắt hiệu quả
2.1. Thực hiện quy tắc 50/70
Đây là một quy tắc thiết thực và được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Theo nguyên tắc này, bạn nên khuyến cáo duy trì ánh mắt với 50% khoảng thời gian khi nói và 70% khoảng thời ian khi nghe. Bằng cách điều chỉnh ánh mắt theo thời gian hợp lý như trên thì bạn có thể tạo cảm giác thoải mái trong cuộc nói chuyện và khiến đối phương cảm thấy bản thân được coi trọng cũng như có ấn tượng tốt về bạn
2.2. Thực hiện kỹ thuật tam giác
Việc nhìn thẳng vào đôi mắt đối phương quá lâu không phải là một phương pháp hay. Hoặc là đảo mắt xung quanh quá nhiều cũng không thích hợp. Vậy thì phương pháp nào mới hợp lý đâu? Câu trả lời chính là kỹ thuật tam giác.
Kỹ thuật tam giác được ứng dụng theo góc nhìn "tam giác" từ điểm sáng trong đôi mắt của bạn. Lấy điểm nối giữa hai mắt làm trung tâm thì bạn sẽ tưởng tượng ra 2 điểm còn lại ở hai bên trái phải người đối diện. Hãy nhìn thẳng vào đôi mắt đối phương. Sau đó từ từ di chuyển hướng nhìn từ trái sang phải theo các đỉnh tam giác tưởng tượng và trở lại đỉnh điểm đôi mắt ban đầu. Bằng cách này, bạn có thể cân bằng việc nhìn chằm chằm quá lâu vào đối phương cũng như vào một vị trí vô định trong quá trình giao tiếp rồi đấy.
> Đối phó ra sao khi làm việc trong một văn phòng ồn ào?
> Lý thuyết 4 lò lửa - Bí quyết cân bằng cuộc sống và công việc cho người hiện đại
Theo Long Huỳnh - Kênh tuyển sinh