Luật được biết đến là một trong những ngành có phạm vi rất lớn, được chia thành nhiều mảng. Vậy thực tế ngành Luật gồm những chuyên ngành nào. Hãy cùng Kênh Tuyển Sinh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Ngành luật là ngành gì?
Ngành luật là ngành học đào tạo kiến thức về hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định. Tuỳ theo mỗi chuyên ngành đào tạo, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức khác nhau liên quan đến lĩnh vực cụ thể trong hệ thống pháp luật.
Khi theo học ngành luật, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức luật bao quát ở hầu hết các lĩnh vực. Sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, kiến thức về chính trị và các kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật.
Ngành luật là ngành học đào tạo kiến thức về hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định
Các môn học chuyên sâu liên quan mật thiết đến lĩnh vực pháp lý giúp người học nâng cao khả năng tư duy trong nghề nghiệp sẽ được giảng dạy như: Tâm lý học, luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng dân sự, luật tố tụng hình sự, tư pháp quốc tế, luật thương mại quốc tế,…
Ngoài ra, sinh viên ngành Luật còn được trang bị kỹ năng hành nghề luật để đáp ứng nhu cầu xã hội như: kỹ năng nghiên cứu, phân tích pháp luật, phân tích rủi ro pháp lý; kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng, văn bản pháp lý,... Sinh viên còn được tạo điều kiện thực hành, kiến tập, thực tập tại các văn phòng luật, bộ phận tư vấn pháp lý tại các doanh nghiệp... để có được những kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế. Qua đó, các bạn sẽ trở nên năng động, tự tin và dễ dàng hòa nhập với môi trường làm việc sau này.
2. Ngành luật có bao nhiêu chuyên ngành?
Cùng với sự phát triển của đất nước, các quan hệ xã hội phát sinh ngày càng nhiều hơn, đa dạng, phức tạp hơn, đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng pháp luật chặt chẽ, chính xác hơn, dẫn đến số lượng quy phạm pháp luật ngày một nhiều hơn và các ngành luật mới lần lượt được hình thành, phát triển như ngành luật lao động, ngành luật đất đai, ngành luật kinh tế, ngành luật môi trường...
Ngành Luật có 12 chuyên ngành cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam
2.1 Luật Nhà nước (Constitutional Law) (còn gọi là Hiến pháp – luật gốc)
Luật Nhà nước là ngành luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản về tổ chức quyền lực Nhà nước về chế độ chính trị, về chế độ kinh tế, văn hoá-xã hội, chế độ bầu cử, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quy định tổ chức và hoạt động của cơ quan Nhà nước trong bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là ngành luật được coi là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Tất cả các ngành luật khác đều được hình thành trên cơ sở những nguyên tắc của luật Nhà nước và không trái với Hiến pháp.
Luật Nhà nước được coi là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam
2.2 Luật hành chính (Administrative Law)
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về lý luận Nhà nước và pháp luật, kiến thức về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về khoa học quản lý nhà nước và điều hành công sở, về công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo ...
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm chuyên viên ở các Ủy ban nhân dân phường xã, các Ủy ban nhân dân quận, huyện hoặc cấp tỉnh, hoặc cơ quan khác như: Hải quan, cơ quan thuế, các cửa khẩu, sân bay. Bạn cũng có thể làm ở các Toà hành chính, Viện kiểm sát nhân dân, trở thành luật sư chuyên về lĩnh vực hành chính hoặc làm việc ở các công ty tư vấn pháp luật
2.3 Luật tài chính (Finance Law)
Là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hoạt động tài chính của nhà nước, trong quá trình thành lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể hoạt động phân phối của cải dưới hình thức giá trị.
2.4 Luật đất đai (Land Law)
Là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc sở hữu, quản lí, bảo vệ và sử dụng đất.
2.5 Luật lao động (Labour Law)
Là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động (cá nhân, tổ chức).
2.6 Luật hôn nhân và gia đình (Marriage and Family Law)
Là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh những quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh do việc kết hôn giữa nam và nữ.
Luật được biết đến là một trong những ngành có phạm vi rất lớn, được chia thành nhiều mảng
2.7 Luật hình sự (Criminal Law)
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tim viec ở Toà án, Viện kiểm sát nhân dân, các Phòng, Sở Tư Pháp, cơ quan Công an, hoặc trở thành luật sư, chuyên viên tư vấn trong lãnh vực hình sự. Một số cơ quan khác cũng cần sinh viên ngành này như: các trung tâm hỗ trợ pháp lý, các chi cục phòng chống tệ nạn...
2.8 Luật tố tụng hình sự (Criminal Procedure Law)
Là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và quá trình kiểm sát việc điều tra, truy tố, xét xử những vụ án hình sự.
2.9 Luật dân sự (Civil Law)
Trang bị cho sinh viên những kiến thức về chuyên ngành Luật Dân sự như: Hợp đồng Dân sự, Hợp đồng lao động, Thừa kế, thủ tục tố tụng dân sự, luật hôn nhân gia đình, các vấn đề về sở hữu công nghiệp . . .
Tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở các công ty tư vấn pháp luật, Toà dân sự, Viện kiểm sát nhân dân, hoặc trở thành luật sư chuyên về dân sự như trang chấp nợ, đất đai, tranh chấp tài sản, hôn nhân gia đình...; làm ở các Phòng, Sở tư Pháp, cơ quan Công an, các Trung tâm tư vấn hôn nhân gia đình, các đơn vị kinh doanh bất động sản, bộ phận pháp luật ở ngân hàng.
2.10 Luật tố tụng dân sự (Civil Procedure Law)
Là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa toà án, viện kiểm sát, các đương sự và những người tham gia tố tụng khác trong quá trình điều tra và giải quyết vụ án dân sự.
2.11 Luật kinh tế (Economic Law)
Là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức quản lí và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau và với các cơ quan quản lí nhà nước.
Trong nền kinh tế thị trường nhiều người chuyển sang nghiên cứu sâu hơn về các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động thương mại và xác định ngành luật thương mại là bộ phận chủ yếu của ngành luật kinh tế.
2.12 Luật quốc tế (International Law)
Ðào tạo 3 khối kiến thức cơ bản: Khối kiến thức về lĩnh vực Công pháp quốc tế; Khối kiến thức về lĩnh vực Tư pháp quốc tế và Khối kiến thức về Luật so sánh và Luật Thương mại quốc tế. Mục tiêu đào tạo là trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản liên quan đến chức năng đối ngoại của nhà nước trong quan hệ quốc tế, về kỹ năng lựa chọn và vận dụng pháp luật của các quốc gia, đàm phán hợp đồng ngoại thương, giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài...
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở các cơ quan nhà nước như Bộ, Sở Tư Pháp, cơ quan ngoại giao, các sứ quán Việt Nam tại nước ngoài; hoặc có thể làm việc cho các công ty nước ngoài tại Việt nam, các cơ quan quốc tế, các công ty tư vấn pháp luật.
2.13 Một số các ngành luật khác
Ngoài các ngành luật nói trên, một số học giả còn phân định thêm một số ngành luật khác nữa như: Luật an sinh xã hội (gồm các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến bảo hiểm xã hội, ưu đãi xã hội, cứu trợ xã hội... để bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội); luật môi trường (gồm các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ các hoạt động quản lí, bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, môi trường đô thị, khu dân cư...)...
Có thể mô hình hoá hệ thống pháp luật ở Việt Nam là một khối trụ hình chóp bao gồm nhiều khối trụ hình chóp nhỏ hơn, mỗi khối trụ hình chóp nhỏ tượng trưng cho ngành luật hoặc chế định pháp luật... Mỗi ngành luật có vị trí, vai trò nhất định trong hệ thống pháp luật Việt Nam, chúng luôn có mối liên hệ với nhau, thống nhất với nhau trong điều chỉnh các quan hệ xã hội ở Việt Nam.
3. Ngành luật học khối gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao?
Do là ngành học có tính đặc thù cao nên có rất nhiều bạn không biết ngành Luật xét tuyển khối nào. Nhưng trên thực tế ngành luật lại xét tuyển rất đa dạng với các khối học như:
- A00 (Toán, Lý, Hóa)
- A01 (Toán,Lý, Anh)
- D01 (Văn, Toán, Anh)
- D03 (Văn, Toán, Tiếng Pháp)
- D06 (Văn, Toán, Tiếng Nhật)
- C00 (Văn, Sử, Địa)
Ngoài ra, vì các trường có những tiêu chuẩn tuyển sinh riêng nên các khối học được sử dụng để xét tuyển trên thực tế có thể còn nhiều hơn nữa để thí sinh được linh hoạt sử dụng khối học thế mạnh tham gia xét tuyển.
Về cơ hội nghề nghiệp, sau khi tốt nghiệp ngành Luật, các bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau tùy vào năng lực, bề dày kinh nghiệm cũng như những bằng cấp hay thẻ hành nghề được kèm theo. Những vị trí công việc tham khảo như là:
- Luật sư, thẩm phán, thẩm tra viên, chấp hành viên, cố vấn pháp lý, chuyên viên pháp lý, công chứng viên…
- Chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp trong các tổ chức dịch vụ pháp luật…
- Đảm nhận công việc liên quan đến pháp lý cho các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất, tổ chức kinh tế, xã hội...
4. Điểm chuẩn ngành luật bao nhiêu?
4.1 Trường Đại học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Điểm chuẩn Trường Đại học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
4.2 Trường Đại học Luật Hà Nội
Điểm chuẩn Trường Đại học Luật Hà Nội 2021
4.3 Đại học Kinh tế – Luật – Đại học quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Điểm chuẩn Đại học Kinh tế – Luật – Đại học quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh 2021
4.4 Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội
Điểm chuẩn Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội 2021
4.5 Học viện Tòa án
Điểm chuẩn Học viện Tòa án 2021
> Những trường đào tạo ngành Luật tốt tại miền Nam
> Top 10 trường đại học kinh tế chất lượng nhất ở Việt Nam
Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp