Đối với mỗi một công dân khi bước vào thị trường lao động thì luôn bị bối rối trước vấn đề nên lựa chọn công ty nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân?

Hiệu ứng hào quang trong tuyển dụng mà HR cần tránh

Hiệu ứng hào quang trong tuyển dụng mà HR cần tránh

Khi trải qua các vòng tuyển dụng ở một số doanh nghiệp, bạn sẽ không khó để bắt gặp những nhà tuyển dụng chọn ứng viên thông qua hiệu ứng hào quang. Vậy bạn đã...

1. Đặc điểm khác biệt giữa làm nhà nước hay tư nhân

Để biết được bản thân phù hợp làm nhà nước hay tư nhân, trước tiên bạn cần phải biết tìm hiểu xem hai hình thức công việc này có những điểm gì khác biệt:

Đặc điểm so sánh

Làm Nhà nước

Làm Tư nhân

Thời gian làm việc

– Thời gian làm việc cho nhà nước khá cố định, thông thường đều tuân theo quy định từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiếu.
– Các hình thức làm thêm ngoài giờ hay tăng ca hầu như không có. Ngoài giờ làm, bạn có thể dành nhiều thời gian hơn cho bạn bè, gia đình hoặc làm những điều mình thích. 

– Ở công ty tư nhân, thời gian làm việc thường không cố định. Có những ngày bạn sẽ được về sớm hơn dự kiến, hoặc không phải đi làm.
– Nhưng cũng có những hôm phải ở lại tăng ca và làm thêm ngoài giờ. Tất cả những điều này sẽ được quyết định bởi cấp trên. Do đó, bạn khó có thể sắp xếp được thời gian cho mình. 

Tính chất công việc

– Công việc nhà nước thường theo một khuôn khổ có sẵn, không quá nặng nề hay áp lực nhưng khá nhàm chán. Bạn sẽ phải thực hiện một công việc lặp đi lặp lại hàng ngày.
– Ở công ty nhà nước, họ cũng không yêu cầu bạn phải đa-zi-năng hay biết làm nhiều việc. Do đó, bạn cũng khó có cơ hội học hỏi thêm nhiều kỹ năng cho mình. 

– Công việc ở các công ty tư nhân thường mang tính sáng tạo cao và thay đổi theo từng ngày.
– Họ cũng muốn nhân viên của mình luôn có sự đổi mới, cầu tiến và biết làm càng nhiều càng tốt.
– Do đó, khi làm tư nhân, bạn sẽ có cơ hội được đào tạo, training nhiều kiến thức mới. Từ đó có thêm kinh nghiệm cho bản thân. 

Yêu cầu về trình độ

– Đối với hình thức làm việc cho nhà nước, bằng cấp sẽ là yếu tố đầu tiên quyết định việc bạn có được tuyển dụng hay không.
– Bởi công việc của họ thường diễn ra đúng theo những gì bạn đã được học, do đó không có chuyện coi trọng kinh nghiệm hơn bằng cấp.
– Một tấm bằng đẹp sẽ quyết định rất nhiều đến chế độ lương thưởng và vị trí của bạn. 

– Công ty tư nhân thường hoạt động về những mảng liên quan đến thị trường, kinh tế. Do đó, họ sẽ không yêu cầu bằng cấp mà cần những người có năng lực thực chiến và bề dày về kinh nghiệm.
– Những người chưa có kinh nghiệm làm việc sẽ được bài bản, chứ không yêu cầu đầu vào như làm nhà nước. 

Chế độ lương thưởng

– Chế độ lương khi làm nhà nước khá rạch ròi và ổn định. Mỗi tháng chỉ cần bạn đi làm đủ, không nghỉ quá số ngày phép là đã đủ điều kiện để nhận lương.
– Chế độ thưởng cũng phải tuân theo các quy định của Bộ Lao Động, và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, số năm làm việc và tính chất công việc của bạn. 

– Khi làm tư nhân, lương của bạn phụ thuộc khá nhiều vào năng suất và hiệu quả tạo ra sản phẩm.
– Chế độ thưởng cũng như vậy. Nghĩa là, giữa hai người làm cùng một vị trí, sẽ có sự cao thấp khác nhau về mức lương.
– Mức thưởng tháng, thưởng quý cũng có sự chênh lệch giữa các thời điểm. 

Môi trường làm việc 

– Môi trường làm việc nhà nước thường khá yên tĩnh và không có tính cạnh tranh cao. Mỗi người đều có phận sự riêng, và họ chỉ cần làm tốt công việc của mình là được.
– Môi trường này tuy nhẹ nhàng và không áp lực nhưng cũng vì thế mà không phù hợp với những ai ưa thích mạo hiểm và sự tranh đua. 

– Nếu bạn lựa chọn làm tư nhân, thì đây thực sự là một môi trường nhiều thử thách. Năng lực và hiệu suất của bạn sẽ quyết định rất nhiều đến không chỉ mức lương mà còn ảnh hưởng độ trọng dụng và tin tưởng của cấp trên đối với bạn. Do đó, bạn phải luôn cố gắng hết mình và luôn đặt bản thân vào các thử thách. 

2. Sự khác nhau giữa Doanh nghiệp nhà nước và tư nhân

Bên cạnh những yếu tố cơ bản, bạn cũng nên tìm hiểu về tính chất của từng doanh nghiệp trước khi quyết định nên làm nhà nước hay tư nhân:

Đặc điểm so sánh

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp tư nhân

Vốn

Vốn được rót xuống bởi nhà nước, cụ thể là các cơ quan có phận sự. 

Vốn là tiền cá nhân của chủ doanh nghiệp, hoặc tiền đầu tư từ các cổ đông. 

Sở hữu

Được kiểm soát bởi các bộ phận có chức quyền trực thuộc nhà nước. 

Hoàn toàn thuộc sở hữu của người thành lập ra doanh nghiệp

Quy mô

Rất lớn, chỉ có ở những ngành nghề mang tính chất quan trọng.

Phân bố đều từ nhỏ đến lớn, ở tất cả các ngành nghề. 

Quản lý tài chính

Chịu sự kiểm soát của nhà nước

KIểm soát bởi cá nhân thành lập ra doanh nghiệp

Ràng buộc ngân hàng

Được hưởng nhiều chế độ ưu đãi đặc quyền, ví dụ như các chính sách về công nghệ, thuế… Vay vốn nước ngoài cũng dễ dàng hơn và được tiếp cận nhiều hơn với các mặt bằng đất đai trong sản xuất. 

Doanh nghiệp tư nhân bị ràng buộc bởi nhiều chính sách khó khăn hơn. 

Thua lỗ

Nếu thua lỗ, sẽ được bù đắp bằng ngân sách của nhà nước hoặc thuế của dân. 

Nếu thua lỗ nặng nề có thể dẫn đến phá sản. 

Quyền lợi cho công nhân viên

Được hưởng chế độ lương thưởng rõ ràng theo quy định. 

Hưởng chế độ lương thưởng dựa trên năng lực cá nhân. 

3. Nên lựa chọn công ty nào để phù hợp với bản thân?

3.1. Các công ty nhỏ

Vì các khoản doanh thu cũng như lợi nhuận thấp nên việc trả lương cũng như các khoản trợ cấp khác của họ cũng sẽ thấp hơn các công ty khác. Có thể bạn sẽ phải làm việc trong một môi trường ít đảm bảo hơn vì các doanh nghiệp nhỏ thường không đủ ổn định để tính tới chuyện dài lâu.

Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, khi làm việc cho các doanh nghiệp nhỏ, bạn luôn phải đảm trách công việc ở rất nhiều nhiệm vụ khác nhau và cơ hội thăng tiến nhanh là rất lớn nếu bạn chứng tỏ được năng lực của bản thân. Làm việc cho những công ty này cũng là một cách tuyệt vời để bạn có thêm những kỹ năng mới trong công việc.

Nên làm nhà nước hay tư nhân? - Ảnh 1

Nên làm nhà nước hay tư nhân?

3.2. Các công ty vừa

Chắc chắn là bạn có thể hy vọng sẽ nhận được nhiều quyền lợi hơn ở các công ty nhỏ, bạn có thể được hưởng thêm chế độ bảo hiểm y tế và lương hưu. Với số lượng nhân viên tương đối nhỏ, cơ cấu chi trả lương của những công ty này tương đối linh hoạt vì họ phải tính toán cho phù hợp với các khoản tài chính của mình. Các doanh nghiệp vừa luôn hiểu rất rõ những yếu tố sống còn của mình, do đó mọi quyết định tuyển dụng hay sa thải bớt nhân sự luôn căn cứ vào những mục tiêu tài chính rõ ràng.

Các công ty này có thể đòi hỏi rất cao ở nhân viên, họ luôn mong muốn bạn có thể làm bất cứ những gì họ cần, kể cả việc thêm giờ hay thay đổi mức độ trách nhiệm. Tất nhiên ở đây cũng luôn có cơ hội để làm nhiều việc khác nhau nhưng không nhiều như tại các công ty nhỏ. Thường thì với những công ty này, do cơ cấu tổ chức còn hời hợt nên cơ hội thăng tiến cũng rất hạn chế.

3.3. Các công ty lớn

Điểm lợi dễ thấy nhất ở các công ty lớn là tính đảm bảo và các khoản thu nhập tương đối tốt, cùng với đó là rất nhiều cơ hội để bạn phát triển sự nghiệp của mình. Vì số lượng nhân viên các công ty này phải quản lý là rất lớn nên thường cơ cấu lương cũng rất chặt chẽ, mặc dù nền tảng tài chính của họ tương đối vững và mức lương khởi điểm cũng không thấp.

Tuy nhiên các công ty lớn thường cũng dễ quan liêu, làm việc tại đó sẽ khiến bạn không có được cảm giác chung một mục tiêu hay là thành phần của một đội ngũ giống như khi làm trong các công ty nhỏ. Các công ty lớn thường thuê nhân viên theo kiểu chuyên môn hoá, nghĩa là những người có kỹ năng chuyên môn phục vụ cho những vị trí cụ thể, vì vậy, bạn không có nhiều hy vọng sẽ có được sự đa dạng trong công việc.

Nếu bạn vẫn chưa chắc chắn muốn làm việc cho công ty nào, một ý tưởng hay là bạn nên tìm cơ hội để "thử" trước khi "làm thật". Đăng ký thực tập hay tìm một vị trí tạm thời chính là cơ hội tuyệt vời nhất giúp bạn có dịp cảm nhận rõ con người cũng như công ty. Làm việc part-time cũng là một lựa chọn tốt vì bạn có cơ hội được làm việc ở hai công ty cùng một lúc.

Ngoài các công ty trên thì các tổ chức nhân đạo và phi chính phủ khác cũng có những ưu và nhược điểm của nó. Tuy nhiên, có một điểm chung bạn nên chú ý khi làm cho các kiểu công ty này đó là, ở đó, mỗi một khoản tiền chi ra đều phải có lý do chính đáng vì rốt cục họ đều phải giải thích trước mọi người về việc giải ngân ngân sách của mình.

3.4. Tránh xa các rắc rối

Luôn có những môi trường làm việc lý tưởng và có những môi trường khó chịu. Không phải không có những công ty lớn luôn bằng mọi thủ đoạn cạnh tranh một cách đáng sợ. Bạn có thể hỏi han xung quanh, tự tìm hiểu hoặc qua cảm giác, phán đoán của chính mình.

Đừng sợ phải nghe theo trực giác của mình nếu bạn cảm thấy một công ty không được tốt. Bạn sẽ phải sống với quyết định của mình nếu bạn đánh giá sai, vì vậy hãy học cách phán xét qua các dấu hiệu. Chuyện gì xảy ra với những người tiền nhiệm của bạn? Vấn đề thăng quan tiến chức ở đó như thế nào? Người tuyển dụng đã cư xử với bạn như thế nào trong cuộc phỏng vấn - nếu đó là một không khí căng thẳng thì đó có thể chính là dấu hiệu bắt đầu của mọi việc rồi đó.

3.5. Chọn đúng công ty nhưng địa điểm làm việc lại không phù hợp

Nếu bạn chịu khó mở rộng diện tìm kiếm một công ty tốt, có thể bạn sẽ tìm được một "bến đỗ" thực sự hoàn hảo, nhưng công ty đó lại nằm ở khu vực khá xa nơi bạn ở. Thay đổi chỗ ở vì công việc là một quyết định lớn với bất cứ ai, song nếu bạn đánh giá cao công việc đó và muốn tận dụng tốt mọi cơ hội thì có thể đó là bước cần thiết phải làm. Ngày nay, công nghệ thông tin rất phát triển, Internet sẽ giúp bạn thường xuyên liên lạc với bạn bè, người thân và bạn sẽ làm được rất nhiều điều hơn nữa trong môi trường mới.

TOP 7 cách từ chối lời mời trúng tuyển từ nhà tuyển dụng

TOP 8 hình thức phỏng vấn phổ biến

Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp