Người đi làm nào cũng luôn mơ ước được làm việc trong một môi trường lý tưởng. Thế nhưng thế nào là một môi trường làm việc lý tưởng? Làm sao để tìm được môi trường ấy?

Bí quyết làm việc nhóm hiệu quả

Bí quyết làm việc nhóm hiệu quả

Làm việc nhóm là một trong những kỹ năng căn bản nhất trong quá trình học tập và cộng tác với mọi trường từ cuộc sống học đường đến công tác thường ngày.

1. Môi trường làm việc lý tưởng là gì?

Môi trường làm việc được hiểu đơn giản là các điều kiện xung quanh, bao gồm mọi hoạt động của một nhân viên. Cụ thể hơn, môi trường bao gồm cả những điều kiện vật chất như: không gian làm việc, thiết kế văn phòng, các thiết bị bổ trợ cho công việc,… và các điều kiện tinh thần như: sự tương tác xã hội tại nơi làm việc (gồm tương tác với đồng nghiệp, các lãnh đạo cấp trên và nhân viên), văn hóa công ty, quy trình và thái độ - tinh thần làm việc trong tổ chức,...   

Môi trường làm việc lý tưởng trước tiên là môi trường có đầy đủ cơ sở vật chất hạ tầng, máy móc và trang thiết bị phục vụ tốt nhất cho công việc. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi tràn đầy năng lượng tích cực, luôn đem đến và duy trì cho nhân viên sự hứng khởi và động lực để cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.

1.1 Tin tưởng và hỗ trợ lẫn nhau

Quan tâm và luôn cố gẵng hỗ trợ nhân viên hoàn thành công việc sẽ giúp cho các nhà quản lý có được sự tín nhiệm và lòng tin từ cấp dưới. Đừng mọng đợi sự trung thành của nhân viên khi chính bạn lại chỉ biết giao việc và thờ ơ không cần biết nhân viên sẽ làm như thế nào? Có khó khăn gì cần giúp đỡ trong quá trình triển khai công việc hay không? Nhân viên luôn cần những vị sếp tâm lý luôn quan tâm và sẵn sàng “gỡ rối” cho họ trong các tình huống phát sinh để nhân viên có tâm lý yên tâm và không ngại thử sức trong công việc.

1.2 Tôn trọng và giao tiếp rõ ràng

Môi trường làm việc lý tưởng là một môi trường mà ở đó có sự giao tiếp rõ ràng giữa các nhân viên và sếp, giữa các đồng nghiệp và phòng ban với nhau. Truyền tải thông tin chính xác, trao đổi chi tiết và mạch lạc là điều quan trọng để môi trường làm việc không gặp phải những hiểu lầm và xung đột không hay. Giao tiếp rõ ràng giúp nhân viên thể hiện được ý kiến riêng về những mục tiêu và mong muốn cá nhân với công việc và các vấn đề phải đối mặt. Dưới đây là một số điều cần lưu ý để bạn giao tiếp tốt hơn trong công ty:

  • Bày tỏ ý kiến thẳng thắn: Khi giao tiếp hãy cố gắng truyền đạt thông tin của mình chuẩn xác và dễ hiểu.
  • Tập trung lắng nghe: Tôn trọng đối phương khi nói chuyện, cố gắng nghe hết và nắm rõ những thông tin mà họ nói trước khi định phản biện lại họ.
  • Phản hồi lại: khi đến lượt mình nói, bạn có thể lặp lại những nội dung mà đối phương vừa trao đổi để khẳng định những thông tin mình nghe được là chính xác, thể hiện bạn đã hiểu rõ và chú tâm đến ý kiến của họ.

Giữa sếp và nhân viên nên có những cuộc họp 1:1 để tạo ra không gian riêng tư cho nhân viên thoải mái bày tỏ quan điểm của mình với lãnh đạo. Đồng thời đây là cách để cấp trên gắn kết tốt hơn với nhân viên, thể hiện sự đánh giá cao và tạo động lực giúp nhân viên làm việc tạo hiệu quả cao hơn. Và những ý kiến nhân viên đóng góp sẽ là cơ sở để sếp đưa ra cách thức giải quyết phù hợp và thiết lập các kế hoạch, mục tiêu công việc tiếp theo.

1.3 Luôn có cơ hội phát triển sự nghiệp

Định hướng cho nhân viên con đường phát triển sự nghiệp với lộ trình rõ ràng cũng là yếu tố để doanh nghiệp được nhân viên đánh giá là một môi trường làm việc lý tưởng. Chẳng có một ai cứ muốn mãi là một nhân viên, chính vì vậy doanh nghiệp cần phải cung cấp cho họ những cơ hội thăng tiến với một tương lai vững chắc sẽ khiến cho nhân viên cảm thấy được quan tâm đến lộ trình phát triển và thành công cá nhân họ. Tạo cơ hội phát triển cho nhân viên cũng đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp để sở hữu một đội ngũ nhân viên chất lượng cao, được đào tạo chuyên môn bài bản, kỹ năng làm việc tốt đáp ứng được yêu cầu công việc và tạo ra kết quả làm việc ấn tượng. Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp rất cần phải quan tâm đến những kế hoạch xây dựng chương trình đào tạo nhân sự để nhân viên tham gia học, trau dồi kỹ năng phục vụ cho sự nghiệp và đưa doanh nghiệp đi xa hơn nữa.

 - Ảnh 1

Những yếu tố nào sẽ tạo ra một môi trường làm việc lý tưởng?

1.4 Được công nhận và đánh giá cao

Động lực ảnh hưởng đến năng suất và kết quả làm việc của nhân viên. Do đó, đội ngũ cấp quản lý phải thường xuyên tạo động lực làm việc cho mỗi cá nhân bằng sự công nhận, đánh giá cao nỗ lực cống hiến, hơn thế nữa là có sự khen thưởng kịp thời ghi nhận công lao của nhân viên. Sự công nhận ấy là liều thuốc tinh thần rất tốt giúp nhân viên cảm thấy mình được coi trọng hơn, thúc đẩy họ cố gắng hơn nữa để đạt được những mục tiêu cao hơn.

1.5 Công bằng trong mọi việc

Sự công bằng trong các quyết định công việc là điều cần thiết để tạo nên một môi trường làm việc lý tưởng. Mọi nhân viên đều mong muốn được đối xử đồng đều nên doanh nghiệp cần phải có những chế độ lương thưởng, xử phạt hay đem lại những cơ hội thăng tiến dành cho tất cả nhân viên trong công ty. Điều này sẽ hạn chế xảy ra tình trạng mâu thuẫn, đố kỵ lẫn nhau trong môi trường công sở do một vài các nhân cảm thấy mình không được đối xử công bằng. Đây cũng là văn hóa công sở quan trọng để doanh nghiệp giữ chân nhân tài và xây dựng nền tảng nhân sự vững chắc cho công ty.

2. Làm thế nào để tìm được một môi trường làm việc lý tưởng?

Mọi người luôn biết rằng “nói thì dễ, làm mới khó”, những tiêu chí dù rõ ràng đến đâu cũng chỉ là lý thuyết, và thật khó để tìm được một môi trường hoàn hảo. Mỗi người có những đánh giá riêng, vậy làm thế nào để tự cá nhân tìm được môi trường phù hợp với mình? 

Trước khi đánh giá một môi trường làm việc, bạn cần hiểu được nhu cầu của chính bản thân mình. Bạn muốn làm việc linh hoạt với KPI hay một công việc cần đáp ứng thời gian 8 tiếng/ngày? Một muốn một không gian làm việc cố định, dễ tập trung hay một nơi mà bạn có thể tự do sáng tạo theo ý mình? Và nhiều câu hỏi nữa mà bạn cần tự hỏi chính mình. Chỉ khi hiểu được mình muốn gì bạn mới có thể thật sự đánh giá được một môi trường làm việc phù hợp với chính mình. 

Sau khi có những tiêu chí cụ thể, bước thứ hai bạn cần làm là “thử”. Môi trường làm việc là một yếu tố thuộc bên trong công ty, và nếu không trải nghiệm, bạn không thể biết được nó có thật sự phù hợp với mình hay không. Trước khi trải nghiệm, bạn có thể tham khảo những thông tin trên truyền thông, lời giới thiệu của công ty hoặc những chia sẻ từ chính nhân viên của công ty. Những thông tin đó sẽ giúp bạn đánh giá được cơ bản môi trường làm việc của các công ty, Dựa vào đó, bạn có thể chọn công việc ưng ý nhất, việc này sẽ giúp bạn tránh việc phải “thử” nhiều công việc và thường xuyên phải thay đổi công ty. 

Trên thực tế, nhiều doanh nhân thành công khuyên các bạn trẻ hãy trải nghiệm nhiều để tìm được một công việc phù hợp thay vì cố “ổn định”, giữ chân mình ở một vị trí không phù hợp. Những sự trải nghiệm đó không chỉ giúp các bạn tìm được một công việc phù hợp, mà còn cho các bạn những trải nghiệm quý giá, để sau này dù làm việc tại đâu, bạn đều có thể ứng xử và làm việc một cách linh hoạt, hiệu quả nhất. 

3. Nên cố gắng tìm kiếm hay tự xây dựng một môi trường làm việc vừa ý?   

Môi trường làm việc lý tưởng thực ra không được đo lường bằng các tiêu chí lương, thưởng hay công việc dễ dàng, mà là sự tình nguyện gắn bó. Bạn đôi khi sẽ tự hỏi mình rằng: bạn có thích công việc này không? Bạn có muốn làm việc ở công ty hơn 8 tiếng/ngày hay chỉ muốn về sớm? Và bạn có đang nghĩ đến vấn đề nhảy việc? Đó mới chính là những tiêu chí chính xác nhưng cũng mơ hồ để bạn đánh giá một môi trường làm việc. Bởi lẽ, đó là môi trường làm việc chung cho nhiều người, và nó không thể hoàn hảo với quan điểm cá nhân. Vậy nên thay vì cứ cố chấp với việc tìm kiếm một môi trường làm việc “lý tưởng”, tại sao bạn không suy nghĩ tích cực hơn về những khuyết điểm. Những khuyết điểm đó không quá nghiêm trọng, bạn hoàn toàn có thể chấp nhận và hòa nhập với chúng, vậy đó không còn là lý do nghiêm trọng đến mức khiến bạn phải nhảy việc. Nhìn theo một góc nhìn khác, khi công ty muốn tạo ra một không gian là việc tốt cho nhân viên, thì bạn cũng cần nỗ lực hòa nhập với tập thể. Bên cạnh đó, dù còn trẻ, việc bạn nhảy việc thường xuyên sẽ khiến bạn khó có thể ổn định và hòa nhập hơn. Hãy nhảy việc một cách khôn ngoan và suy nghĩ linh hoạt và lạc quan hơn. Hãy khiến một công việc vì bạn mà trở nên giá trị hơn, và tự tạo cho bản thân một môi trường làm việc hoàn hảo bằng năng lực của chính bạn.   

Môi trường làm việc lý tưởng cũng giống như đồng đội, bạn luôn muốn tìm một đồng đội tốt nhưng cũng cần nỗ lực để phối hợp tốt với họ. Những tiêu chí có thể giúp bạn nhìn ra đâu là môi trường làm việc tốt. Nhưng khi mọi công ty đều nỗ lực đáp ứng những nhu cầu cơ bản, thì sự phù hợp chính là yếu tố quyết định. Bạn có thể hòa nhập và thể hiện bản thân một cách trọn vẹn hay không chĩnh là cơ sở để bạn nhận ra: đó chính là môi trường làm việc lý tưởng dành cho bạn.

> Phương pháp quản lý thời gian để không trễ deadline?

> Quản lý tài chính hiệu quả với công thức 50-30-20

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp