Có nhiều cha mẹ bực tức, khó chịu khi biết con mình nghiện game nên đã sử dụng bạo lực với con. Không chịu lắng nghe những điều con nói hay áp đặt suy nghĩ của người lớn vào với đứa trẻ.
Vì vậy, chúng ta không chỉ đóng vai trò làm cha làm mẹ mà còn phải sát cánh như một người bạn với con, nhất là với những em nghiện game để có thể đưa ra các phương pháp tốt nhất giúp con bỏ chơi game.
1. Thực trạng con trẻ đồng loạt nghiện game
1.1 Chưa kịp nghỉ, mẹ sốt vó tìm lớp vì lo con “nghiện game”
Chị Nguyễn Mai Thanh (Hai Ba Trưng, Hà Nội) đếm từng ngày mong qua nhanh tháng 6 để cậu con trai (13 tuổi) trở lại các lớp học thêm từ 15/7. Chị Thanh chia sẻ, từ hôm dứt sách vở kết thúc năm học, chị cho con xả láng nghỉ ngơi. Thế nhưng, từ sớm đến tối thấy con dán mắt vào máy tính chị lại thấy lo lắng. Nhất là khi con thường xuyên bỏ bữa không ăn chỉ chơi điện tử.
Theo chị Thanh, nhà chỉ có mỗi cậu con trai, nghỉ hè con ở nhà một mình vì bố mẹ vẫn phải đi làm. Lo con lang thang ngoài đường đầy rẫy nguy hiểm nên vợ chồng chị chấp nhận cho con được phép vào máy tính để giải trí. Có lần, vợ chồng chị quyết ngắt mạng internet nên con không chơi game online được nữa. Thế nhưng không rõ cách nào, cậu con trai lại kết nối vào mạng wifi nhà hàng xóm. Việc con “đắm đuối” máy tính đến quên ăn, quên ngủ lại khiến vợ chồng chị sốt ruột. “Cũng tính cho con tham gia thêm các hoạt động hè nhưng điều kiện gia đình không cho phép. Giờ chỉ mong mau hết tháng để con nhập lớp học thêm ở trường cùng bạn bè”, chị Thanh than vãn.
Việc con “đắm đuối” máy tính đến quên ăn, quên ngủ lại khiến vợ chồng chị sốt ruột
Gia đình có điều kiện hơn, nên anh Nguyễn Văn Thành (Cầu Giấy, Hà Nội) kịp đăng ký cho con đi trải nghiệm trại hè 1 tuần. Thế nhưng, anh Thành vẫn lắc đầu ngao ngán, vì cứ trở về từ trại hè là cậu con trai cắm mặt vào máy tính chơi game. “Có nhắc nhở, rồi cấm đoán nhưng đành đầu hàng vì con than thở “bố mẹ muốn con buồn đến chết ở trong nhà này à”. Hai vợ chồng đi làm tối ngày, nên cũng không bố trí được thời gian đưa con tham gia hoạt động ngoại khóa hè nào cả nên đành chấp nhận, mong hè trôi qua thật nhanh”, anh Thành nói.
Theo BS. Ngô Anh Vinh, Khoa Sức khỏe vị thành niên, BV Nhi TƯ, trên thực tế, ranh giới giữa chơi game giải trí và lạm dụng dẫn đến “nghiện game” là mong manh, nếu cha mẹ không để tâm. Trong một số trường hợp nghi ngờ, khi thấy trẻ có những dấu hiệu như lầm lì, hay cáu gắt không rõ lý do, không thích giao tiếp với mọi người, ăn uống kém hoặc ăn uống thất thường, thậm chí còn bỏ cả ăn thì nên đưa đến các cơ sở về sức khỏe tâm lý trẻ em để được tư vấn.
Trong thời đại ngày nay, nguy cơ rối loạn tâm thần do chơi game ở Việt Nam có xu hướng gia tăng rất đáng báo động. Do trẻ em có điều kiện tiếp xúc với máy tính nhiều nên bố mẹ cần chú ý đến việc chơi game của trẻ. Tình trạng “nghiện game” online gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và đặc biệt là sức khỏe tinh thần của trẻ.
Ngoài ra, rất nhiều trường hợp trẻ đột tử do kiệt sức, suy nhược cơ thể vì chơi game kéo dài, liên tục.
1.2 Cảnh báo hệ lụy “nghiện game”
Theo BS. Vinh, hậu quả nặng nề nhất mà trẻ nghiện game phải gánh chịu có thể kể đến là rối loạn về tâm lý. Khi nghiện game, trẻ chơi liên tục bất kể giờ giấc nên cuộc sống hàng ngày bị ảnh hưởng, trẻ không còn hứng thú học tập và những hoạt động như trước kia vẫn thích. Hơn nữa, trẻ có thể mắc các chứng trầm cảm, lo âu, mất tự tin, dễ bị kích động, cảm giác có tội lỗi vì không kiểm soát được hành vi chơi game của mình…
BS. Vinh phân tích nguyên nhân của tình trạng này do não trẻ bị kích thích bởi những ám ảnh khi chơi game, đặc biệt là trò chơi bạo lực. Điều này rất có hại với sức khỏe và não bộ dẫn đến cơ thể dễ bị suy nhược, không tập trung. Tình trạng này nếu kéo dài thường xuyên sẽ gây suy giảm tế bào thần kinh, giảm trí nhớ dẫn đến làm tổn thương thần kinh.
Ngoài ra, trẻ nghiện game dễ bị rối loạn tâm sinh lý, một phần do hưng phấn hoặc tiêu cực quá mức khi chơi game, một phần do bị ảnh hưởng bởi tính cách của các nhân vật trong game nên dễ dẫn đến các hành vi sai trái, bạo lực. Trẻ đam mê chơi game bạo lực thường bị ảnh hưởng bởi những hình ảnh này và trở nên hung hăng hơn, dễ trở thành thủ phạm hoặc nạn nhân của những hành vi bạo lực ngoài đời.
Khi nghiện game, trẻ chơi liên tục bất kể giờ giấc nên cuộc sống hàng ngày bị ảnh hưởng,
Bên cạnh đó, trẻ còn có thể mắc phải chứng khô mắt, đỏ mắt, đau lưng, đau tay, đau cổ do phải ngồi quá lâu ở một tư thế.
Theo khuyến cáo của BS. Đỗ Tiến Sơn, BV Nhi T.Ư, những dấu hiệu để cha mẹ nhận biết trẻ mắc chứng nghiện game, như: Trẻ không điều khiển được bản thân khỏi game, ví dụ như chơi bất cứ đâu, chơi liên tục, chơi bất kể lúc nào; Trẻ coi trọng việc chơi game hơn tất cả những việc khác trong cuộc sống…
Để phòng trẻ “nghiện game”, theo BS. Sơn, bố mẹ cần giám sát trẻ thường xuyên để phát hiện những vấn đề bất thường của trẻ. Ngoài ra, cần định hướng trẻ sử dụng game online một cách hợp lý, tránh lạm dụng. Đặc biệt trong những ngày nghỉ hè, cha mẹ cần lập thời gian biểu hàng ngày môt cách hợp lý và giám sát trẻ thực hiện, đặc biệt cần chặt chẽ với trẻ khi chơi game online về thời gian và mục đích. “Một cách dự phòng hiệu quả là biến chơi game thành hoạt động giải trí vui vẻ và lành mạnh của cả gia đình”, BS. Sơn chia sẻ.
2. Có cách nào giúp con “cai nghiện” game?
2.1 Không dùng bạo lực với con
Đây là một điều cấm kỵ mà các bậc phụ huynh không nên dùng trong cách ứng xử với con cái, nhất là với những đứa trẻ nghiện game. Khi con mình ham chơi điện tử, không chịu học tập thì nó cũng có nguyên nhân của nó. Là người lớn, chúng ta không nên nghĩ đó là lỗi tại con mà hãy xem xét thật kỹ xem nó có liên quan đến những cái khác như cách giáo dục của cha mẹ, sự ức chế trong các mối quan hệ, bị bạn bè rủ rê…
Nếu trong hoàn cảnh này, chúng ta chỉ biết cứng nhắc dùng bạo lực với con, đánh con để con sợ mà bỏ game; hay đánh con để răn đe và làm gương cho những đứa trẻ khác trong gia đình. Thế nhưng, những việc làm đó chỉ là vô nghĩa mà đôi khi còn phản tác dụng. Trong suy nghĩ của con hiện tại, nó đang bị cuốn vào vòng xoáy của game và sự đam mê ở đó. Đồng thời những đứa trẻ như vậy thường chán học và rất bướng, nếu bạn có ý định đánh con để con bỏ điện tử thì khó có thể thành công được.
2.2 Không xem game là xấu
Thật ra các trò chơi điện tử trên mạng không phải là việc làm xấu, mà chỉ vì các con quá lạm dụng nó mới khiến cho nó trở nên bị lạm dụng. Thế nhưng, với người lớn chúng ta, chỉ cần chơi game là không tốt rồi, và các trò chơi đó cũng là xấu. Chúng ta đổ lỗi cho game vì không muốn nhìn nhận sự thật là do chính con người chúng ta tạo ra các thói xấu cho mình.
Nếu là một đứa trẻ không ham mê game thì chắc chắn bạn sẽ cho con chơi để giải trí sau mỗi giờ học căng thẳng. Nếu con bạn học tốt thì game sẽ được các bạn cho con dùng một cách thoải mái. Vì vậy, cái gì cũng có hai mặt của nó, chúng ta không nên nhìn phiến diện một phía về vấn đề này.
Thật ra các trò chơi điện tử trên mạng không phải là việc làm xấu, mà chỉ vì các con quá lạm dụng nó mới khiến cho nó trở nên bị lạm dụng
2.3 Ra điều kiện với con học tốt mới được chơi game
Nghiện game cũng giống như nghiện rượu hay nghiện thuốc lá vậy, nó rất khó bỏ được. Có nhiều phương pháp mà các bậc phụ huynh sử dụng để giúp con hết nghiện game và có một điều rất hiệu quả đó là ra điều kiện với con.
Những đứa trẻ thường thích được thưởng, vậy nên nếu bạn áp dụng quy luật thưởng – phạt vào các việc làm của con thì sẽ mang lại hiệu quả rất tốt. Con làm tốt, ba mẹ sẽ thưởng cho con; nếu con làm sai con phải chịu phạt. Cũng như vậy, nếu con học tốt ba mẹ sẽ cho con chơi game 1-2 tiếng/ ngày và ngược lại.
2.4 Uốn nắn từ nhỏ
Đây là việc quan trọng mà tất cả các bậc phụ huynh cần phải làm từ khi con đang còn nhỏ. Ông bà ta có câu "dạy con từ thuở còn thơ" chính là như vậy, dạy con không chỉ là dạy về kiến thức, dạy về cuộc sống mà cũng cần uốn nắn con về việc này.
Ngay từ nhỏ các con cũng cần phải biết nghe lời, biết sợ và biết cái gì nên làm và cái gì không nên làm. Điều đó sẽ giúp con có ý thức tốt hơn khi lớn và con có thể kiểm soát được những việc làm của mình.
Ngay từ nhỏ các con cũng cần phải biết nghe lời, biết sợ và biết cái gì nên làm và cái gì không nên làm
2.5 Nghiêm khắc trên quan điểm lắng nghe
Có nhiều gia đình con cái không chịu nghe lời cha mẹ cũng chỉ vì cha mẹ quá nghiêm khắc khiến con cảm thấy ngột ngạt và khó chịu. Nghiêm khắc là tốt, là cách để con biết sợ và biết có nên làm hay không nên làm gì. Nhưng nghiêm khắc cũng phải biết lắng nghe.
Cái gì đáng nghiêm khắc thì cha mẹ nên nghiêm khắc, cái gì không thì cũng nên hiểu biết và lắng nghe con. Có những việc con làm con muốn nói cho ba mẹ biết, có những chuyện con muốn nói để ba mẹ hiểu con hơn. Nếu cha mẹ thật sự lắng nghe con thì con sẵn sàng chia sẻ cũng như tâm sự với cha mẹ.
2.6 Cho con gặp nhà tâm lý
Trong trường hợp các vị phụ huynh không thể nào giải quyết được vấn đề cho dù dùng rất nhiều biện pháp cũng như cách làm với con thì hãy đưa con đến gặp nhà tâm lý. Có những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do tâm lý, vì chuyện này chuyện khác khiến con ức chế và tìm đến game. Chuyên gia tâm lý sẽ là người khai thác thông tin cũng như giúp con đưa ra hướng giải quyết vấn đề cho con của bạn.
> Lợi ích của việc thường xuyên nói lời yêu thương con
Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp