Trong quá trình trưởng thành của trẻ, những kỹ năng sống đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của trẻ. Vậy trước khi đến trường, trẻ nên thành thao những kỹ năng nào?
1. Kỹ năng tự ăn
Luyện tập kỹ năng tự ăn cho trẻ ở giai đoạn mầm non sẽ xây dựng bản tính tự lập cho bé. Đây là một trong các kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần thiết, được các chuyên gia khuyến cáo cho các gia đình trong việc nuôi dạy trẻ. Khi trẻ đã có thể tự ăn, bố mẹ có thể yên tâm khi đi công tác hoặc có việc đột xuất không thể chăm lo cho trẻ.
Luyện tập kỹ năng tự ăn cho trẻ ở giai đoạn mầm non sẽ xây dựng bản tính tự lập cho bé
2. Kỹ năng giao tiếp ứng xử
Trẻ trong giai đoạn mầm non chưa có nhiều nhận thức sâu sắc về các sự kiện, hoạt động diễn ra xung quanh. Do đó, trẻ thường có thói quen bắt chước, học theo các lời nói, hành động của mọi người. Vì thế, trẻ cũng dễ học theo các thói hư, tật xấu nếu phụ huynh không ngăn chặn kịp thời. Để tránh tình trạng này xảy ra, các bậc phụ huynh nên hướng dẫn kỹ năng giao tiếp ứng xử cho bé, bắt đầu từ những việc cơ bản như chào hỏi lễ phép, nhường nhịn... Các thói quen đơn giản này sẽ giúp bé tạo được lối sống tốt đẹp về sau.
3. Kỹ năng bơi lội
Bơi lội là một trong các kỹ năng sống cho trẻ mầm non được các bố mẹ quan tâm khi nuôi dạy con. Kỹ năng này không những hỗ trợ phát triển thể chất mà còn giúp tăng khả năng sinh tồn cho bé. Đồng thời, khi tiếp xúc với bộ môn bơi lội, bé sẽ có cơ hội làm quen với môi trường mới, tạo sự thích thú, tăng khả năng sáng tạo trong học tập. Vì thế, các bố mẹ hãy dành thời gian để đưa con đi bơi mỗi tuần nhé.
Bơi lội là một trong các kỹ năng sống cho trẻ mầm non được các bố mẹ quan tâm khi nuôi dạy co
4. Kỹ năng sắp xếp đồ đạc
Dạy cho trẻ kỹ năng sắp xếp đồ đạc sẽ xây dựng cho bé thói quen chỉn chu, ngăn nắp cho con sau này. Để phát triển kỹ năng này cho bé, phụ huynh có thể bắt đầu bằng việc dạy bé sắp xếp quần áo. Lưu ý, trong quá trình chỉ dạy, phụ huynh nên làm bạn đồng hành cùng con để tăng cảm giác hào hứng. Kỹ năng sống cho trẻ mầm non này sẽ giúp các bé tự biết chăm sóc bản thân mình mỗi khi không có bố mẹ ở bên.
5. Kỹ năng tự chăm sóc bản thân
Trẻ ở lứa tuổi mầm non thì hầu hết sẽ được các bậc cha mẹ chăm sóc cho bản thân về mọi mặt. Tuy nhiên, phụ huynh nên dành thời gian để dạy trẻ kỹ năng tự chăm sóc bản thân. Để trẻ hiểu rõ bản chất của kỹ năng này, bố mẹ có thể chỉ bảo cho con các công việc đơn giản như đánh răng, vệ sinh cá nhân, nhờ người giúp đỡ khi gặp khó khăn... Đây là một trong các kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần thiết mà phụ huynh cần trau dồi cho con.
6. Kỹ năng quản lý thời gian
Các hoạt động trong ngày của bé hầu như được bố mẹ lên lịch và thực hiện. Do đó, quỹ thời gian mỗi ngày của bé cũng được bố mẹ quản lý. Chính vì thế, trẻ chưa ý thức được việc phân bổ thời gian hợp lý cho mỗi hoạt động của mình. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc tự biết sắp xếp thời gian biểu trong ngày thực sự cần thiết khi trẻ lớn lên, tạo tiền đề để phát triển trong công việc. Các bậc cha mẹ có thể bắt đầu từ việc giúp bé lên lịch và thực hiện đúng giờ các hoạt động như thức dậy, đọc sách, vui chơi, ăn uống,...
Việc tự biết sắp xếp thời gian biểu trong ngày thực sự cần thiết khi trẻ lớn lên
7. Kỹ năng vượt qua khó khăn, thử thách
Trong suy nghĩ của mỗi trẻ, bố mẹ là người không thể thiếu, là người giúp bé vượt qua các khó khăn, thử thách. Để giúp trẻ có thể tự lập, hòa nhập với môi trường mới thì các bố mẹ nên dạy cho trẻ kỹ năng vượt qua khi gặp các trở ngại. Các phụ huynh nên bắt đầu bằng các việc như tạo cho trẻ thói quen tự đứng dậy sau khi vấp ngã, để cho trẻ tự giải quyết trước khi hướng dẫn cho trẻ mỗi khi gặp trở ngại... Các thói quen nhỏ này sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này.
8. Kỹ năng biết chia sẻ và giúp đỡ mọi người
Để giúp con trở nên nhân hậu, giàu lòng nhân ái, các bậc phụ huynh nên dạy cho bé các kỹ năng về việc biết sẻ chia và giúp đỡ những người xung quanh. Kỹ năng sống cho trẻ mầm non này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại thật sự đóng một vai trò quan trọng ở xã hội hiện nay. Để giúp bé có được kỹ năng này, phụ huynh nên bắt đầu từ việc tạo cơ hội cho bé phụ giúp người lớn làm các công việc vừa sức như rửa chén, lau nhà...
9. Kỹ năng học hỏi
Trẻ nhỏ ở lứa tuổi mầm non luôn có sở thích tò mò, muốn tìm hiểu những đồ vật, sự việc xung quanh mình. Vì thế, các bậc cha mẹ nên tạo các điều kiện để bé phát huy kỹ năng này bằng cách mua sách đa dạng chủ đề cho bé. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên dạy cho bé cách tự đặt câu hỏi “vì sao” cũng như tự tìm câu trả lời cho câu hỏi ấy.
Các bậc cha mẹ nên tạo các điều kiện để bé phát huy kỹ năng này bằng cách mua sách đa dạng chủ đề cho bé
10. Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm
Trong xã hội hiện nay tồn tại rất nhiều mối nguy cơ có thể đe dọa đến sự an toàn của trẻ. Do vậy, các bậc phụ huynh nên dạy cho bé kỹ năng phòng tránh nguy hiểm. Để bắt đầu, phụ huynh cần dạy cho trẻ các việc như không nên nhận đồ từ người lạ, tránh xa các nơi có đồ vật hoặc con vật có thể gây nguy hiểm...
11. Kỹ năng trồng cây và chăm sóc động vật
Một kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần thiết khác chính là trồng cây và chăm sóc động vật. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc biết yêu thương động vật và thiên nhiên sẽ khiến cho tâm hồn và tính cách của bé trở nên tươi đẹp hơn. Từ đó góp phần giúp trẻ hình thành những cảm xúc tích cực, khả năng tư duy và tấm lòng biết quan tâm đến mọi việc xung quanh.
12. Kỹ năng kết giao
Bạn bè cũng đóng vai trò quan trọng đối với trẻ. Với bạn bè cùng trang lứa, trẻ thường thoải mái chơi đùa và dễ dàng tâm sự hơn so với bố mẹ.
Thông qua bạn bè, phụ huynh sẽ nắm bắt kịp thời những vẫn đề mà trẻ đang mắc phải để kịp thời can thiệp.
Phụ huynh nên giúp con kết bạn bằng cách thường xuyên tạo cơ hội, cho phép trẻ dành thời gian chơi và tìm hiểu người bạn mà trẻ chọn.
Bạn bè cũng đóng vai trò quan trọng đối với trẻ
13. Kỹ năng tập trung
Vào độ tuổi này, bé thường làm mọi việc theo ý thích. Chẳng hạn, bé sẽ bỏ dở việc làm bài tập để xem phim hoạt hình.
Tính cách này không tốt nếu bé đi học mà thiếu tập trung vào bài giảng.
Nếu bạn muốn bé hoàn thành tốt bài tập, tốt nhất nên cho bé làm việc này trong phòng riêng, yên tĩnh và bạn nên kiểm tra kết quả sau đó.
14. Thói quen vận động mỗi ngày
Trẻ khi đi học sẽ có lịch trình kín hơn thời điểm còn nhỏ. Nếu sức khoẻ của trẻ không tốt sẽ bị mệt mỏi, buồn chán và dẫn đến kết quả học tập kém.
Do đó, bạn nên hình thành cho trẻ thói quen vận động ngoài trời như đạp xe trong công viên, bơi lội, vừa giúp trẻ khoẻ mạnh vừa giúp tinh thần trẻ được minh mẫn.
> Những thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ
> Cha mẹ nên dạy con điều gì trước 6 tuổi?
Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp