Trẻ nhỏ là lứa tuổi vàng để đầu tư cho trí tuệ và thể chất về sau. Thế nhưng những thói quen dưới đây sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển trí tuệ của trẻ.

Những thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

Những thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

Trong nhịp sống hiện đại, rất có thể nhiều cha mẹ vì quá bận rộn mà quên để ý rằng những thói quen nhỏ, hằng ngày của trẻ cũng có thể mang lại những nguy...

1. Giấc ngủ có chất lượng kém

Giấc ngủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ. Khi một ngày dài với các hoạt động đã diễn ra, giấc ngủ sẽ đem lại sự bù đắp cho thể lực và dành thời gian đó nuôi dưỡng cho não bộ, chiều cao và tất cả các phương diện của trẻ được phát triển thêm nữa. Bất kể các tác động tiêu cực nào đối với giấc ngủ của trẻ như mất ngủ, ngủ nông, thiếu thời gian ngủ,.... đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là về trí não. Trẻ sẽ đối diện với các nguy cơ như trí nhớ ngắn hạn và nhanh giảm sút, tính tiếp thu kém hoặc các biểu hiện như chán nản, lười ăn, cáu gắt,.... 

Cách tốt nhất để phòng tránh những rủi ro được nêu trên là hãy tập thói quen ngủ sớm, ngủ đủ giấc cho trẻ. Hãy quy định về thời gian lên giường, cam kết về việc tắt hết các thiết bị điện tử trước khi ngủ và thức dậy đúng giờ. Khi được luyện tập từ nhỏ, trẻ chắc chắn sẽ xây dựng được một thói quen bền vững cho tương lai. Lớn dần chúng cũng sẽ có ý thức hơn về việc giữ sức khỏe bằng giấc ngủ. Vì thế luyện tập cho trẻ ngủ sớm, ngủ đủ từ lúc nhỏ vô cùng cần thiết.

TOP 7 thói quen xấu ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ - Ảnh 1

Giấc ngủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ

2. Bỏ ăn sáng

Ai cũng hiểu được thức ăn đóng vai trò cung cấp trực tiếp năng lượng, dưỡng chất cho cơ thể. Nhất là trong giai đoạn khi trẻ còn nhỏ, cần nhiều năng lượng đểv phát triển toàn diện. Bữa ăn sáng cung cấp một lượng lớn năng lượng lành mạnh cho cơ thể trẻ, đảm bảo cho những hoạt động trong buổi sáng được thực hiện với công suất lớn, hiệu năng tốt. Việc trẻ bỏ qua bữa sáng sẽ mang những mối nguy khôn lường cho chính cơ thể trẻ khi chúng có thể ngất do hạ đường huyết, mệt mỏi do đói và dĩ nhiên cũng ảnh hưởng đến não bộ như kém tập trung, mờ mắt,...

Hãy đảm bảo chất lượng của bữa ăn sáng của con luôn phong phú, đủ chất. Nếu quá bận rộn thì nên ưu tiên cho yêu tố đủ chất trước dù các món ăn đơn giản.  Cho bé tập thói quen ăn uống đủ bữa, thức ăn có chọn lọc và khoa học ngay từ nhỏ sẽ rất tốt cho quá trình phát triển về sau.

TOP 7 thói quen xấu ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ - Ảnh 2

Cho bé tập thói quen ăn uống đủ bữa, thức ăn có chọn lọc và khoa học ngay từ nhỏ sẽ rất tốt cho quá trình phát triển về sau

3. Ăn uống thiếu khoa học

Bỏ ăn đã gây ảnh hưởng đến trí não và cơ thể của trẻ, thế nhưng ăn quá nhiều cũng không có nghĩa là vô hại. Việc trẻ dung nạp quá nhiều dầu mỡ, bột đường khó tiêu hóa bằng thức anh nhanh, đồ ăn vặt không lành mạnh hoặc chỉ chăm chú ăn một món trên bàn cơm cũng sẽ gây cho trẻ rối loạn tổng hợp chất. Quá nhiều chất béo, calories trong cơ thể phần nào làm ngăn chặn máu lưu thông lên não khiến trẻ suy giảm trí nhớ, kém nhận thức.

TOP 7 thói quen xấu ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ - Ảnh 3

Bỏ ăn đã gây ảnh hưởng đến trí não và cơ thể của trẻ, thế nhưng ăn quá nhiều cũng không có nghĩa là vô hại

4. Không trò chuyện, giao lưu

Giao tiếp là cầu nối giữa người với người. Trong quá trình lớn lên của trẻ, chúng sẽ dần học được cách phát âm, nói năng, đọc chữ,... Nhờ có giao tiếp mà trẻ có thể thể hiện được những mong muốn, trình bày suy nghĩ của bản thân. Tuy nhiên nếu trẻ lười trò chuyện, khả năng giao tiếp của trẻ rất có thể bị đình trệ và suy giảm dần, trực tiếp gây ảnh hưởng đến khả năng tư duy của trẻ. Ngôn ngữ có thể giúp trẻ hoạt động não bộ và rèn luyện logic hiệu quả. Vì vậy cha mẹ và những người xung quanh nên chủ động giúp trẻ có cơ hội được giao lưu, bàn luận về những vấn đề mà trẻ có thể hiểu.

TOP 7 thói quen xấu ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ - Ảnh 4

Ngôn ngữ có thể giúp trẻ hoạt động não bộ và rèn luyện logic hiệu quả

5. Đắm chìm vào game, chương trình TV quá nhiều

Thực tế cho thấy thế hệ trẻ nhỏ ngày nay có được quá nhiều cơ hội tiếp xúc với các thiết bị điện tử. Thế nhưng việc đắm chìm vào những thế giới không có thật đó phần nào khiến trẻ bị suy giảm đi các chức năng của não bộ. Game, chương trình TV có bối cảnh quen thuộc, hành động lặp lại khiến trẻ dễ sa đà. Các trò chơi dù có phần giúp trẻ vận động trí óc nhưng cũng khiến não bộ mệt mỏi, kém dần tính sáng tạo. Chưa kể đến các chương trình TV phát đi phát lai nhiều lần khiến trẻ thuộc làu về nội dung chúng xem song thực tế không có mấy kiến thức. Chưa kể đến thế giới ảo gây hại trực tiếp nhất đến thị lực của trẻ.

TOP 7 thói quen xấu ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ - Ảnh 5

Việc đắm chìm vào những thế giới không có thật đó phần nào khiến trẻ bị suy giảm đi các chức năng của não bộ

6. Không vận động

Có lẽ bạn sẽ thắc mắc: “Vận động thì liên quan gì đến trí não?” Thật ra, não bộ và cơ thể liên quan mật thiết với nhau. Não bộ phải truyền tải mệnh lệnh xuống thì tứ chi mới hoạt động, tức là chúng cùng hoạt động song song với nhau. Thậm chí trong 8 loại thông minh nhân loại, thể chất cũng được gọi tên. Vì thế nếu thể chất không được được rèn luyện thì não bộ cũng sẽ đình trệ. Vì thế cha mẹ cần thường xuyên khuyến khích trẻ vui chơi, hoạt động ngoài trời thay vì chỉ để chúng ngồi ù lì trong nhà.

TOP 7 thói quen xấu ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ - Ảnh 6

Nếu thể chất không được được rèn luyện thì não bộ cũng sẽ đình trệ

7. Lười động não

Não bộ luôn hoạt động, nhưng nếu không có bất kỳ “điểm nhấn”, không có hoạt động nào cần sự động não tích cực thì sớm muộn chúng cũng sớm suy thoái. Các biểu hiện như không muốn làm bài tập, không muốn đọc sách, không muốn nghe giảng giải về bất kỳ vấn đề nào,... Đặc biệt là khi tuổi nhỏ, trẻ đang sở hữu thời điểm vàng để tiếp thu kiến thức và sự giáo dục. Chúng cần được mở rộng tầm hiểu biết và nâng cao khả năng ghi nhớ từ bé. Thế nên cha mẹ đừng quá lơ là về việc cho trẻ tiếp thu kiến thức vì nghĩ: “Chúng còn bé mà.” Khuyến khích con tham gia các hoạt động sáng tạo như vé tranh, lắp ghép,... hay đọc sách, diễn thuyết hoặc bàn luận để trình bày quan điểm. Hãy tinh tế và khéo léo, phối hợp các hoạt động thường ngày: ăn, ngủ, vận động, học tập,... sao cho trẻ có được môi trường tốt nhất để phát triển và hoàn thiện não bộ, thể chất.

TOP 7 thói quen xấu ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ - Ảnh 7 

Khi tuổi nhỏ, trẻ đang sở hữu thời điểm vàng để tiếp thu kiến thức và sự giáo dục

> Cha mẹ nên dạy con điều gì trước 6 tuổi?

> Những cách giúp trẻ cải thiện chiều cao mà cha mẹ cần biết

Thanh Phương - Kênh Tuyển Sinh