Game hay internet là chứng công cụ giải trí không hề xa lạ với nhịp sống hiện đại. Thế nhưng những công cụ này dần trở thành “chất gây nghiện” độc hại, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Muốn con ngoan thì đừng dạy con cách giao tiếp giả tạo

Muốn con ngoan thì đừng dạy con cách giao tiếp giả tạo

Giao tiếp nhưng chưa thực sự hiểu ý nghĩa sẽ khiến người khác có ấn tượng không tốt trong cách giao tiếp của trẻ. Sau đây là những điều bố mẹ nên biết để có...

Vậy làm thế nào để trẻ không quá sa đà vào game đến độ “nghiện”? Dưới đây là một vài gợi ý từ Kênh Tuyển Sinh:

1. Có thái độ, nhận thức đúng đắn từ đầu

Trước hết, cha mẹ nên có thái độ, ý thức rõ ràng: Game chỉ là một công cụ, là phương thức giải trí. Bên cạnh đó cũng cần truyền đạt cho trẻ biết được điều này. Con trẻ không nên có thái độ, cảm xúc khó chịu hay áy náy khi không được chơi game. Cần bình tĩnh giải thích cho con hiểu game không phải là “phần thưởng” hay “nhiệm vụ” buộc phải hoàn thành. Cha mẹ cũng rất cần chú ý thái độ của bản thân khi truyền đạt điều này, tránh trường hợp kích động tâm lý phản nghịch của trẻ. Rất có thể việc bạn càng nặng nề, càng cấm cản bao nhiêu thì trẻ sẽ càng kích động, càng sa đà vào game hơn bấy nhiêu.

Làm sao để trẻ không nghiện game? - Ảnh 1

Game chỉ là công cụ giải trí, cấm đoán quá mức sẽ dễ dẫn đến tâm lý phản nghịch của trẻ

2. Thảo luận và bên con nhiều hơn

Đôi khi, nghiện game lại chính là hậu quả sau chuỗi ngày thiếu bóng cha mẹ bên con. Có thể vì lí do bận rộn, cha mẹ vô tình ngăn cách với con cái khiến chúng cả thấy cô đơn, trống trải. Từ đó, việc chơi game dần trở thành một hành động bổ khuyết cho sự trống vắng của con trẻ, lâu ngày dẫn đến thói quen nghiện game. Lời khuyên cho cha mẹ là hãy dành thời gian cho con nhiều hơn và cùng con trò chuyện, thảo luận. Việc này sẽ giúp trẻ mở lòng hơn, khăng khiets thêm tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Trao đổi với trẻ về các tác hại do nghiện game gây ra, dẫn dắt trẻ không mải sa đà vào game.

Làm sao để trẻ không nghiện game? - Ảnh 2

Đôi khi, nghiện game lại chính là hậu quả sau chuỗi ngày thiếu bóng cha mẹ bên con

3. Đặt ra các giới hạn cho trẻ

Không cấm cản đến mức quá căng thẳng. Cha mẹ có thể thử đặt ra các tiêu chuẩn và giới hạn cho trẻ: Chơi trong bao lâu, sau khi học bài hay làm việc nhà xong mới được chơi, đạt điểm tốt trong bài kiểm tra được chơi thêm 20 phút,.... Kế đó, bạn cũng cần xây dựng những hình phát hợp lí khi trẻ không tuân theo những tiêu chuẩn, giới hạn đã được đặt ra từ trước. Việc cho trẻ biết trước các tác hại của game đồng thời đưa ra các giới hạn, tiêu chuẩn sẽ giúp trẻ hình thành dần thói quen tự điều chỉnh dần dần.

Làm sao để trẻ không nghiện game? - Ảnh 3

Cha mẹ có thể thử đặt ra các tiêu chuẩn và giới hạn cho trẻ: Chơi trong bao lâu, sau khi học bài hay làm việc nhà xong mới được chơi,....

4. Cho trẻ có những hoạt động thay thế

Những hoạt động về sở thích năng khiếu, thể chất sẽ chính là giải pháp tốt nhất thay thế cho hoạt động chơi game của trẻ. Thay vì đắm chìm trong màn hình ảo, trẻ có thể có được cơ hội phát triển thêm về thể chất, năng khiếu và hoàn thiện thêm về tính cách. Việc được tham gia vào các lớp đọc sách, học nhảy múa, chơi đá bóng,... giúp trẻ được gặp gỡ những bạn bè cùng trang lứa. Chính những niềm vui trẻ thơ đơn thuần sẽ khiến trẻ yêu thích các hoạt động bên ngoài, rời xa màn hình ảo.

Hoặc đơn giản, nếu trẻ không có các hoạt động bên ngoài thay thế, cha mẹ có thể giao việc nhà cho chúng. Điều này sẽ dạy trẻ thêm về trách nhiệm chia sẻ việc nhà và các kỹ năng tự lập tốt hơn.

Làm sao để trẻ không nghiện game? - Ảnh 4

Những hoạt động về sở thích năng khiếu, thể chất sẽ chính là giải pháp tốt nhất thay thế cho hoạt động chơi game của trẻ

5. Rèn luyện cho trẻ kỹ năng lập kế hoạch, tự kiểm soát bản thân

Đây có lẽ là nhiệm vụ gian nan nhất đối với hầu hết các bậc cha mẹ, đặc biệt là với những người có con cái nghiện game. Đặc điểm của hầu hết những đứa trẻ nghiện game là có cha mẹ “chuyên quản”. Cha mẹ sẽ liên tục nhắc nhở, hăm dọa hay có những sự đốc thúc “kè kè” bên con. Nhìn chung thì những lịch trình, kế hoạch của cha mẹ vạch ra không sai, nhưng những điều đó không phải do tự thân trẻ nghĩ ra. Lâu dài, những lời đốc thúc trở nên thật nhàm chán và vô nghĩa với chúng.

Thay vì luôn sát sao và nhắc nhở trẻ, cha mẹ nên tìm cách giáo dục và rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tự kiểm soát bản thân cho trẻ. Chúng cần tự học cách sắp xếp lịch trình, quản lí thời gian và đặc biệt là quản lí chính bản thân. Từ đó trẻ sẽ có nền tảng để học cách tự kiềm chế, không sa đà vào game.

6. Xóa game, đặt mật khẩu

Đây có lẽ là giải pháp cuối cùng và cũng là giải pháp cực đoan nhất. Khi trẻ có dấu hiệu mất kiểm soát hành vi vì game, cha mẹ nên ngăn chặn bằng cách xóa game, đặt mật khẩu màn hình - ứng dụng để không cho trẻ tiếp cận được game nữa. Cách ly game với trẻ cho đến khi chúng nhận ra không cần game cũng không sao chính là giải pháp cuối cùng mà cha mẹ nên thử nếu những cách trước đó vô hiệu.

Làm sao để trẻ không nghiện game? - Ảnh 5

Khi trẻ có dấu hiệu mất kiểm soát hành vi vì game, cha mẹ nên ngăn chặn bằng cách xóa game, đặt mật khẩu màn hình

> Có nên cho con du học từ khi còn nhỏ?

> TOP 5 cuốn sách phát triển cảm xúc dành cho trẻ

Thanh Phương - Kênh Tuyển Sinh