Giao tiếp nhưng chưa thực sự hiểu ý nghĩa sẽ khiến người khác có ấn tượng không tốt trong cách giao tiếp của trẻ. Sau đây là những điều bố mẹ nên biết để có thể giúp trẻ giao tiếp tự nhiên và có thể kết nối với mọi người xung quanh.
Bố mẹ có thể dạy trẻ cách giao tiếp như thế nào?
1. Đừng để những đứa trẻ thường nói "cảm ơn" đang "giao tiếp giả tạo"
Con trai của bạn tôi năm nay 5 tuổi, là một đứa trẻ rất ngoan và lễ phép. Ví dụ, nếu đưa cho bé một chiếc khăn giấy, bé sẽ ngay lập tức nói "cảm ơn". Tôi giúp cháu giữ cửa và mua đồ ăn nhẹ, cháu cũng sẽ nói cảm ơn. Việc lịch sự đối với người lạ thì không sao, nhưng tôi quen gia đình bé đã 5 năm rồi, còn khách sáo với tôi quá, tôi thấy có chút không đúng. Còn bạn của tôi, cách đây một thời gian, cũng thấy có điều gì đó không ổn ở đứa trẻ, bởi vì một “cậu bé ngoan” mà ai cũng thích như vậy nhưng lại có ít bạn ở trường.
Theo lời giáo viên, đứa trẻ rất lễ phép, ai giúp đỡ cháu một chút, thậm chí ngay cả không hẳn là giúp, cháu đều sẽ nói “Cảm ơn” và “Phiền bạn quá”. Sau đó, khi giao lưu thì cháu không chủ động nói chuyện, còn hơi rụt rè và tự ti, và cũng rất bi quan. Bạn tôi vội đưa con đi khám chuyên khoa tâm lý, bác sĩ cho biết cháu bị trầm cảm nhẹ. Sau khi hỏi kỹ, cháu bé mới nói thật rằng khi còn nhỏ, mẹ luôn yêu cầu cháu phải nói cảm ơn với người khác. Vì vậy, đôi khi quá để ý đến việc nói lời cảm ơn với người khác, nhưng thực ra trong tâm rất miễn cưỡng.
Hóa ra, là đứa trẻ chỉ thực hiện “giao tiếp giả tạo” với người khác, chẳng trách nó rất ngoan nhưng lại không có nhiều bạn bè. Vì khi tiếp xúc, giao lưu, con người cần thể hiện cảm xúc thật của mình. Còn trẻ luôn buộc mình phải nói "cảm ơn", lại khiến những người xung quanh thấy không thoải mái. Vì vậy, không nhiều người sẵn sàng làm bạn với trẻ.
Thực ra trong tâm lý học, đây là một kiểu “giao tiếp giả tạo” trong các mối quan hệ xã hội mà các nhà tâm lý học đã nêu ra. Nói cách khác, kiểu giao tiếp khách sáo này thực chất là trái với lòng mình, đương nhiên người khác thấy không thoải mái, và bản thân trẻ cũng khó chịu.
2. Tại sao một số trẻ luôn nói "cảm ơn"?
Thực tế, "cảm ơn" chỉ là một cách dùng từ lịch sự, và nó cũng là một sự đáp lại khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Tuy nhiên, tại sao một số trẻ luôn dùng nó như câu cửa miệng và còn gây gánh nặng cho bản thân? Có một số lý do sau:
2.1. Muốn được công nhận, tính cách lấy lòng
Bởi vì cha mẹ luôn bảo con mình phải là một đứa trẻ ngoan, lễ phép thì mới được mọi người yêu quý. Đồng thời, các thành viên trong gia đình ít khi khen ngợi và khẳng định trẻ. Vì vậy, nhiều trẻ sẽ cố tình dùng một số ngôn ngữ lịch sự để thu hút mọi người và được công nhận, chẳng hạn như tự nhủ phải nói lời cảm ơn dù việc lớn hay nhỏ. Nhưng bản thân trẻ không cảm thấy cần thiết phải nói lời cảm ơn vì những điều đó mà chỉ muốn nhận được cảm tình từ người khác. Đây thực sự là một loại tính cách muốn lấy lòng.
2.2. Trong tâm thiếu tình yêu và cảm giác an toàn, cố tình giữ khoảng cách với người khác
Một số trẻ thích nói "cảm ơn" với mọi người, không vì mục đích đặc biệt, và khi nói thì lạnh lùng như thể chúng đang hoàn thành một nhiệm vụ. Hơn nữa, nó tạo cho mọi người cảm giác rằng những đứa trẻ như vậy không thích làm phiền người khác, ngay cả khi giao tiếp với cha mẹ, chúng luôn dùng "cảm ơn" để giữ mối quan hệ thêm xa cách.
Thực tế, điều này cho thấy trẻ có thể thiếu thốn tình yêu thương, không có cảm giác an toàn nên mong tự mình, tự lập giải quyết mọi việc. Khi người khác muốn giúp đỡ và đến gần, trẻ sẽ dùng "cảm ơn" để cố tình duy trì khoảng cách. Trên thực tế, trẻ em rất muốn được quan tâm, nhưng lại không biết cách gần gũi với người khác.
3. Ý nghĩa của lời cảm ơn và xin lỗi đối với bé
Bên cạnh việc trao đi những kiến thức về kỹ năng sống khác. Ý nghĩa của lời cảm ơn và xin lỗi là giá trị mà bậc phụ huynh nào cũng đặt làm trung tâm cho sự phát triển của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách trẻ có thể nói “cảm ơn” và “xin lỗi” một cách thiện chí và đúng lúc.
“Cảm ơn” và “Xin lỗi” cũng là hai bài học được nhiều các giáo viên của các trường mầm non cung cấp cho học sinh vào tuần trước. Phương pháp giáo dục sáng tạo và linh hoạt phổ biến nhất để tránh sự nhàm chán của trẻ em, chẳng hạn như kể chuyện với con rối tay, diễn xuất và chép lại các đoạn trích phim hoạt hình trong phòng của trẻ em như nhà riêng, thư viện và lớp học. Nói “Cảm ơn”, “Tôi xin lỗi” cho tình hình phù hợp của trẻ.
4. Hướng dẫn dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi đúng cách
4.1. Cha mẹ cần làm gương khi dạy bé xin lỗi và cảm ơn
Theo các chuyên gia, trẻ em thường quan sát và bắt chước những gì cha mẹ đang làm. Vì vậy muốn dạy bé xin lỗi và cảm ơn chân thành thì trước hết cha mẹ phải làm gương cho con. Luôn nói lời cảm ơn và xin lỗi tất cả mọi người, đặc biệt là trong cuộc sống gia đình,. Điều này cho phép trẻ mới biết đi ghi lại một cách tự nhiên nhất.
Ngoài ra, lời xin lỗi, cảm ơn là một cách để hiểu rằng con cái được cha mẹ tôn trọng. Điều này giúp họ trưởng thành và tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày. Vì vậy, hãy cảm ơn và nói lời xin lỗi với trẻ về những điều dù là nhỏ nhất.
Ví dụ: “Cảm ơn bạn đã giúp tôi” hoặc “Xin lỗi, hôm nay tôi bận nên hôm nay không làm được”.
4.2. Nói cho bé giá trị của lời xin lỗi đúng cách và kỹ năng nói lời cảm ơn chân thành
Trong các gia đình Việt Nam, cha mẹ thường không dạy giá trị của lời xin lỗi đúng cách và kỹ năng nói lời cảm ơn chân thành cho con cái vì cho rằng chúng “đáng sợ” hoặc còn quá nhỏ để hiểu và để ý. Nhưng đây là một quan điểm hết sức sai lầm. Nói “Cảm ơn” hoặc “Xin lỗi” vào đúng thời điểm cũng có thể làm tăng sự tự tin của bạn.
Ngược lại, nhiều bậc phụ huynh thường có thói quen ép trẻ nói xin lỗi hoặc cảm ơn. Những câu nói như “Cảm ơn cô/chú đã tặng quà cho con. Nhanh lên!” hoặc “Tại sao không xin lỗi mẹ?” nghe rất quen thuộc phải không? Vào trường hợp này, có thể trẻ vẫn sẽ có thói quen nói lời xin lỗi hay cảm ơn. Nhưng khi đó, trẻ chỉ biết nói suông, bởi trẻ không thực sự thoải mái và hiểu được ý nghĩa của câu nói ấy. Lúc này, bạn hãy dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi. sau đó cho con bạn biết ý nghĩa thực sự của lời xin lỗi và lòng biết ơn. Khi nhận quà, hãy cảm ơn trẻ và thể hiện sự biết ơn, tấm lòng của mình đối với món quà. Đối với lời xin lỗi, hãy cho con bạn biết nếu bạn cần xin lỗi.
4.3. Sử dụng toàn văn khi dạy trẻ nói lời cảm ơn xin lỗi
Không chỉ riêng dạy trẻ nói lời cảm ơn xin lỗi. Ngoài ra, hãy dạy con bạn nói một cách lịch sự và đầy đủ để giao tiếp bình thường. Yêu cầu trẻ nêu lý do và thêm tiêu đề cho tuyên bố để thể hiện sự chính trực. Ví dụ, bảo trẻ nói “Cảm ơn vì đã đưa tôi đi chơi” thay vì nói “Cảm ơn”. Không khó để nói với trẻ “Cảm ơn” hay “Xin lỗi”, nhưng cha mẹ cần kiên nhẫn và tế nhị. Nó rất cần thiết trong nửa sau quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
5. Làm thế nào giúp trẻ cải thiện kỹ năng giao tiếp?
5.1. Tạo thói quen chủ động cho trẻ
Bắt đầu từ việc bạn hãy luôn dành cơ hội để con được thể hiện chính kiến của mình. Khi con được hỏi để trình bày và được nói lên quan điểm của mình, khả năng diễn đạt của con sẽ được hình thành. Chính điều này giúp cho trẻ có thể diễn đạt được ý muốn của mình khi cần kết nối với người khác. Bên cạnh đó, việc trẻ được tự do thể hiện giúp trẻ hình thành sự tự tin, chính sự tự tin sẽ thúc đẩy và làm nền tảng để trẻ mạnh dạn tiếp xúc với những người bạn mới.
5.2. Quan tâm đến bạn bè của trẻ
Không phải là sự quan tâm theo kiểu hạch hỏi hoặc tra khảo. Đừng để trẻ cảm nhận sự quan tâm của bạn là kiểm soát và hạn chế và các mối quan hệ của mình. Việc quan tâm chỉ nên được thể hiện một cách thiện chí để trẻ hiểu rằng bạn đang rất khuyến khích con có thêm những mối quan hệ mới. Bạn luôn đồng hành cùng trẻ trong việc thiết lập các mối quan hệ ấy. Những hỏi han: “Con đã hỏi được tên của bạn chưa?”, “Bạn ấy có thích quán quân của Vietnam Idol Kid năm nay không?”, “Bạn nào trong lớp của con thích môn Toán giống con,..." Khi trẻ được hỏi những câu này một cách thân thiện, trẻ hiểu rằng mình không đơn độc trong việc kết nối cùng bạn bè, mặt khác, chính những điều chúng ta quan tâm về bạn bè của trẻ cũng là những nội dung định hướng cho trẻ khi giao tiếp cùng bạn của mình.
5.3. Khuyến khích trẻ xây dựng quan hệ bạn bè trong các tình huống của cuộc sống
Hãy để trẻ được thực hiện điều này càng sớm càng tốt. Cuộc sống luôn diễn ra với những bối cảnh sinh động: họp mặt họ hàng, các buổi tiệc của người lớn, sinh hoạt cộng đồng, khu phố,… Hãy để trẻ tự do kết nối với mọi người trong những dịp gặp gỡ như thế. Trẻ có thể nói chuyện với người cùng trang lứa hoặc những người lớn tuổi hơn. Khi để trẻ tự do trong những lúc này, bạn sẽ cảm thấy trẻ không còn là một “cái đuôi” bám dính lấy mình – đây không phải là sự giải thoát cho cả hai bên sao? Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, bạn cần lưu ý: phải nói trước với trẻ về sự kiện sắp diễn ra với một thái độ hào hứng và cung cấp cho trẻ những điều cần làm và những điều nên tránh. Khi sự kiện diễn ra hãy để trẻ tham gia với tư cách là một thành viên độc lập, việc bạn cần làm lúc này là quan sát từ xa để đảm bảo an toàn cho trẻ và ghi nhận lại tất cả những điều trẻ làm để hiểu thêm về năng lực giao tiếp của con mình mà thôi.
5.4. Hướng dẫn trẻ quan sát biểu hiện cảm xúc của người khác
Một trong những cản trở mà trẻ gặp phải khi giao tiếp với người khác là không nhận biết cảm xúc của họ. Bạn hãy trò chuyện cùng trẻ về những đặc trưng cảm xúc với sự hỗ trợ của các hình ảnh trực quan. Phim, truyện tranh là một trong những phương tiện phù hợp cho việc này. Hãy để trẻ nhận ra các dấu hiệu cảm xúc thông qua cử chỉ, nét mặt bằng cách đặt câu hỏi theo mô-typ “Biểu hiện… theo con có nghĩa là gì?”. Và, đừng vội phủ định kết quả mà trẻ đưa ra, thay vào đó là câu hỏi “Vì sao con nghĩ vậy?”. Đồng thời với điều này, bạn cũng cần có những biểu hiện sinh động về cảm xúc khi giao tiếp với trẻ để trẻ được cảm nhận rõ ràng nhất các tín hiệu ngôn ngữ cơ thể. Khi trẻ có thông tin về điều này, khả năng giao tiếp của trẻ sẽ có những chuyển biến về chất đáng kể - thấu cảm với người khác, trò chuyện về những nội dung phù hợp với tâm trạng của đối phương. Từ đó, trẻ dễ dàng được chấp nhận hơn trong các mối quan hệ của mình.
5.5. Nói với trẻ về sự khác biệt
Trẻ thường cảm thấy không thoải mái khi bạn bè có những điểm khác biệt với mình trong sở thích hoặc cách xử lý các vấn đề của cuộc sống. Điều này, nếu không được chú ý có thể khiến trẻ trở thành một “kẻ khó chịu” trong mắt bạn bè và bản thân trẻ hoặc bị xa lánh hoặc tự phá hủy các mối quan hệ của mình vì không cảm thấy được như ý. Mặc dù việc kết bạn của trẻ chủ yếu dựa trên những nét tương đồng về sở thích, xu hướng, tính cách,… Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ là một chủ thể tâm lý độc đáo, không lặp lại nên việc “trùng khớp hoàn toàn” là điều hầu như không thể xảy ra giữa những người bạn với nhau. Bạn hãy chủ động nói với con về điều này ngay từ khi chưa xảy ra khủng hoảng – “Môn bóng rổ mà bạn Tuấn Kiệt chơi cũng hay con nhỉ”, “Ánh Ngọc là con gái nên nói nhiều một chút á mà”, “Con thích ăn gà rán nên con thấy ngon đúng không? Bạn Thanh Hà lại thích trứng chiên nên với bạn ấy món đó là ngon nhất!”,… - Chuẩn bị trước tâm thế cho con trong việc đón nhận sự khác biệt sẽ làm trẻ bớt e dè khi muốn kết bạn với một ai đó khi họ có nhiều đặc điểm khác mình; về lâu dài, hiểu về sự khác biệt sẽ giúp trẻ dễ dàng ứng xử với người khác và linh hoạt hơn trong các mối quan hệ của mình.
5.6. Hướng dẫn trẻ xử lý khủng hoảng trong quan hệ bạn bè
Bạn phải nghĩ đến điều này ngay từ khi chưa có khủng hoảng xảy ra. Mọi mối quan hệ trong xã hội đều có những điểm bất ổn cần được nhìn nhận như một lẽ tất nhiên. Và trẻ cùng với bạn của mình cũng sẽ phải đối mặt với những điều không như ý. Bạn hãy bắt đầu bằng việc đưa ra cho trẻ những tình huống giả định và để trẻ hình dung về cách mà mình sẽ giải quyết, từ đó bạn có thể giúp trẻ chọn cách phản ứng tích cực nhất.
Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi chuyện trong cuộc sống cũng diễn ra như một kịch bản được viết trước. Do đó, hãy nói với trẻ về sự linh hoạt và yêu cầu được giúp đỡ nếu tính huống trở nên xấu đi hoặc quá khả năng giải quyết của mình.
Tóm lại, bạn cần hiểu rằng giao lưu bè bạn là một trong những hoạt động sống rất cơ bản của trẻ. Vì thế, hãy đồng hành cùng con trong việc định hướng hình mẫu người bạn trẻ muốn kết giao, hỗ trợ con trong việc hình thành các năng lực giao tiếp và hướng dẫn con xử lý các diễn biến xấu trong mối quan hệ bạn bè. Và đừng quên, chính bạn, đồng thời cũng là một người bạn lớn của con mình.
> Có nên cho con du học từ khi còn nhỏ?
> 6 chiến lược mà giáo viên sử dụng để giúp trẻ phát triển học tập và suy nghĩ khác biệt
Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp