Quên mất học sinh mới là nội dung của công cuộc dạy và học, nhiều nơi coi việc ra đề thi khó là cách để khẳng định chất lượng trường mình. Kỳ thi THPT Quốc gia 2018 vừa qua chính là minh chứng rõ ràng nhất.

Có được thay đổi nguyện vọng xét tuyển Đại học năm 2018?

Bộ GD&ĐT trả lời câu hỏi: "Tại sao đề thi năm nay quá khó?"

Mốc thời gian công bố điểm kỳ thi THPT Quốc gia 2018

Quyết tâm đẩy độ khó tăng cao

Sau kì thi THPT Quốc gia 2017, tình trạng bội thực điểm 10 xảy ra khá phổ biến (hơn 4200 điểm 10, trong đó môn Toán có 278 điểm 10). Điều này cho thấy, mặc dù Bộ GD&ĐT rất “tự tin” vào ngân hàng đề và kinh nghiệm hơn chục năm thi trắc nghiệm của ĐHQG Hà Nội nhưng đề thi vẫn không đạt yêu cầu, phổ điểm nằm ngoài dự tính của Bộ, dẫn đến việc tuyển sinh gặp khó khăn (do điểm cao vẫn trượt NV1, phải dùng tiêu chí phụ,…).

Hãy dừng xem học sinh là con chuột bạch trong giáo dục

Chạy theo dư luận, đề thi năm 2018, Bộ quyết tâm đẩy độ khó tăng cao, khơi mào là đề minh họa được công bố hôm 24.1.2018 với độ khó “trên trời”: Khoảng 30 câu bắt đầu có tính phân hóa, trong đó có 20 câu phân hóa mạnh, khó và dài.

Khắp nơi đua nhau ra đề khó

Nhiều người ra đề như trò ú tim, đề sau phải mới, lạ hơn đề trước. Trong khi học sinh chưa kịp tiêu hóa thì các thầy đua nhau sáng tạo. Đề của thầy này chủ yếu cho thầy kia làm. Học sinh chỉ hoa mắt, chóng mặt. Có thầy chia sẻ rằng, nhiều câu khó quá, đọc lời giải cũng không hiểu. Mặc dù các cuộc thi khảo sát của các sở tổ chức vào cuối năm học nhưng điểm thi thấp thê thảm. Có thể đó là nguyên nhân mà các sở không công khai rộng rãi điểm của học sinh. Có thể dẫn chứng điểm Toán của học sinh cụm Cầu Giấy sau kì thi khảo sát toàn thành phố Hà Nội tổ chức hôm 15.3.2018 (xem ảnh), trong đó, điểm thi rất thấp, có những trường chỉ có điểm TB Toán chưa đến 3 điểm.

Hãy dừng xem học sinh là con chuột bạch trong giáo dục

Lẽ ra, từ các kết quả khảo sát này, các sở GD&ĐT nên góp ý để Bộ GD&ĐT giảm độ khó của đề thi xuống, điều chỉnh các mức độ phân hóa phù hợp hơn, được như thế chúng ta đã không có một đề thi “đầu độc” thầy và trò như vừa rồi.

Sẽ bùng phát luyện thi ĐH?

Nhiều ý kiến cho rằng: Khó thì khó chung, nước lên thuyền lên, nước xuống thì thuyền xuống. Điểm chuẩn đại học vẫn lấy từ trên xuống, lo gì. Tuy nhiên, câu chuyện không đơn giản như thế. Chỉ có người trong cuộc, đóng vai thầy và trò mới thấm thía được sự tai hại của cuộc chạy đua ra đề khó vừa rồi. Câu hỏi khó, xa rời kiến thức, kĩ năng cơ bản trong SGK, trong chuẩn kiến thức kĩ năng, xa rời mục tiêu đào tạo, làm mất bản chất của môn Toán.

Với đề thi như năm nay, thực sự không phân hóa được học sinh. Hầu hết học sinh từ trung bình, khá, giỏi đều đầu hàng khoảng 15 câu cuối cùng. Những câu như thế là vô nghĩa. Các đề thi khó quá gây áp lực nặng nề cho việc dạy và học, trái ngược với mục tiêu giảm áp lực thi cử mà chúng ta đang hướng tới. Thi cử khó khăn sẽ làm bùng phát nạn luyện thi đại học tràn lan, như thời còn thi tự luận, điều mà chúng ta không mong muốn.

Hãy dừng xem học sinh là con chuột bạch trong giáo dục

Bộ GD&ĐT nên giảm độ khó, công bố đề minh họa sớm (khoảng tháng 9, tháng 10) và nên công bố 3 đề minh họa như năm 2017 nhằm giúp thầy trò thuận tiện hơn và việc học, ôn, thi có ý nghĩa hơn. Để công tác tuyển sinh đạt chất lượng tốt hơn thì việc lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của học sinh, đặt mình vào vị trí các em để có cách làm hợp lí là điều nên được cân nhắc đầu tiên.

Thanh Tú - Kênh Tuyển Sinh

Toàn cảnh kỳ thi THPT Quốc gia 2018

Kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2018: "Công tác chấm thi bắt đầu"

Hướng dẫn xem, tra cứu đáp án chính thức các môn thi THPTQG 2018 từ Bộ GD&ĐT