Chắc hẳn khi làm việc ở bất kỳ doanh nghiệp nào, bạn đều đã nghe đến những chuyến công tác cùng Sếp. Vậy bạn đã nắm được những lưu ý khi đi công tác chưa?

Công tác là gì? Những lưu ý khi đi công tác cùng Sếp - Ảnh 1

Bạn cần lưu ý những gì khi đi công tác cùng sếp?

1. Công tác là gì?

Nói về khái niệm công tác sẽ có nhiều cách hiểu khác nhau về phạm vi nghĩa của từ. Khái niệm công tác có thể được hiểu theo 2 nghĩa như sau:

– Công tác là công việc của cơ quan nhà nước, đoàn thể hoặc tổ chức mà một người phải thực hiện. Nghĩa này thường được sử dụng trong các cụm từ như đơn vị công tác, công tác cán bộ, công tác kiểm sát thi hành án,…

– Công tác là làm việc tại một nơi khác, xa nơi làm việc hằng ngày trong một thời gian nhất định. Nghĩa này thường được sử dụng trong các trường hợp như đi công tác, chuyến công tác,…

Nhìn chung khi được hỏi công tác là gì? Thì chúng ta có thể hiểu đây là công việc mà một người phải thực hiện.

2. 10 đồ dùng cần mang khi đi công tác xa

2.1. Giấy tờ cá nhân và tiền

Đối với một chuyến công tác xa thì những giấy tờ cá nhân quan trọng là không thể thiếu. Chúng sẽ giúp bạn thuận tiện trong mọi giao dịch ở một nơi xa lạ.

Một số giấy tờ cá nhân cần thiết bạn cần chuẩn bị cho chuyến công tác của mình bao gồm:

  • Thẻ căn cước công dân (Chứng minh thư nhân dân)
  • Bằng lái xe
  • Thẻ hành nghề (ví dụ: thẻ nhà báo,…)
  • Thẻ ATM
  • Tiền mặt
  • Nếu bạn đi công tác nước ngoài thì cần chuẩn bị thêm:
  • Hộ chiếu
  • Visa
  • Vé máy bay

Trước khi đi, bạn hãy kiểm tra những giấy tờ này để đảm bảo không để quên. Ngoài ra, khi di chuyển ở những nơi đông người giấy tờ có thể dễ bị thất lạc. Hãy đảm bảo cất chứng ở những nơi an toàn và dễ lấy.

2.2. Laptop, Ipad

Ngoài điện thoại thì laptop, Ipad là những món đồ công nghệ không thể không có đối với một chuyến công tác xa. Bởi chúng sẽ giúp bạn làm việc và trao đổi online dễ dàng hơn khi cần. Nên bảo quản Laptop hoặc Ipad của bạn trong những chiếc túi chống sốc để chúng luôn hoạt động tốt. Nếu được, bạn cũng nên ưu tiên những chiếc máy có trọng lượng nhẹ để tiện mang theo.

Một số phụ kiện đi kèm máy tính cần thiết giúp bạn làm việc tốt như: chuột máy tính, sạc pin,…Vì thế hãy đảm bảo chúng đã nằm trong vali đựng đồ của bạn.

2.3. Sạc dự phòng, sạc chuyển đổi

Nguồn điện tại những nơi bạn sắp tới công tác có thể không ổn định. Vì thế hãy sạc căng cục sạc dự phòng của mình trước mỗi chuyến đi công tác dài ngày.

Nếu bạn chuẩn bị đồ đi công tác nước ngoài thì cần đem theo sạc chuyển đổi đa năng. Vì mỗi quốc gia sẽ có các loại phích cắm khác nhau, nếu bạn mang theo loại sạc thường cắm ở Việt Nam thì chưa chắc có thể dùng được tại quốc gia khác. Chính vì vậy loại sạc này sẽ giúp bạn sử dụng được nguồn điện tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

2.4. Quần áo các loại

Quần áo chắc chắn là thứ không thể thiếu đối với một chuyến đi công tác dài ngày. Thế nhưng, không giống với việc chuẩn bị quần áo đi du lịch “thích mang gì thì mang”. Đối với quần áo mang đi công tác bạn nên chuẩn bị thành từng bộ riêng để mặc đi làm hàng ngày. Nên chọn những trang phục có màu sắc đơn giản và dễ mix để sử dụng linh hoạt hơn.

Ngoài ra, vẫn cần mang theo những bộ đồ thoải mái để mặc khi đi chơi cuối tuần và quần áo mặc nhà. Đối với đồ lót bạn có thể chuẩn bị đồ lót giấy nếu ngại giặt.

Tùy vào chuyến công tác của bạn kéo dài bao nhiêu ngày mà bạn có thể mang theo số quần áo cho phù hợp. Với những chuyến công tác dưới 5 ngày thì có thể mang theo 5 bộ đồ đi làm kèm theo quần áo mặc nhà và đi chơi. Ngược lại nếu chuyến đi dài hơn, bạn có thể giặt đồ trong khách sạn để không phải mang theo hành lý quá cồng kềnh cho chuyến công tác của mình.

2.5. Một vài đôi giày/dép

Đối với giày dép mang đi công tác xa nam giới nên chuẩn bị tối thiểu là 2 đôi (1 đôi giày đi làm và 1 đôi giày/dép để đi chơi). Đặc biệt nữ giới thì có thể mang theo tối thiểu 3 đôi giày (1 đôi giày cao gót, 1 đôi giày thể thao và 1 đôi giày búp bê đế bệt).

Tuy nhiên, với những chuyến công tác ngắn ngày thì nam giới có thể chuyển bị 1 đôi giày và nữ giới là 2 đôi để tiết kiệm diện tích hành lý.

2.6. Đồ vệ sinh cá nhân

Mặc dù tại các khách sạn cũng thường có sẵn một số đồ vệ sinh cá nhân cơ bản như: bàn chải, kem đánh răng, dầu gội, sữa tắm,…Nhưng những đồ dùng đó có thể không phù hợp hoặc khiến bạn không thích. Cách tốt nhất vẫn nên tự chuẩn bị một số món đồ cơ bản và mang chúng theo trong vali.

Nam giới có thể chuẩn bị: dao cạo râu, bàn chải đánh răng, sữa tắm, dầu gội, nước hoa,…

Nữ giới ngoài chuẩn bị đồ vệ sinh cá nhân thì cần mang theo mỹ phẩm chăm sóc da và đồ trang điểm để luôn có diện mạo hoàn hảo nhất khi gặp đối tác.

2.7. Thuốc và dụng cụ y tế cơ bản

Dù là đi công tác hay đi du lịch xa thì một chiếc túi nhỏ đựng các loại thuốc cơ bản như ho, đau bụng, thuốc sốt,…là không thể thiếu. Đặc biệt, nếu bạn đang phải sử dụng thuốc thì hãy chia sẵn thuốc vào các túi đựng nhỏ dùng uống hàng ngày để tránh bị quên.

2.8. Đồ ăn nhẹ

Đo công tác xa bạn hãy mang theo trong vali một chút đồ ăn nhẹ. Vừa có thể đề phòng khi đói mà chưa kịp ra ngoài ăn hoặc trong trường hợp bạn chưa thích nghi kịp với ẩm thực của một vùng đất mới thì hoàn toàn có thể dùng bữa bằng những món ăn quen thuộc.

Đồ ăn nhẹ bạn có thể chuẩn bị khi đi công tác như: xúc xích ăn liền, bánh, thịt hộp, các loại hạt sấy khô, mì ăn liền,….Cũng có thể chuẩn bị thêm một chút trà hoặc cafe nếu muốn.

2.9. Tai nghe

Hãy mang theo tai nghe khi bạn đi công tác. Vì chúng có thể giúp bạn trò chuyện, trao đổi công việc với nhân viên, cấp trên dễ dàng ngay cả khi bạn đang làm việc tại một quán cafe hay một nơi công cộng ồn ào nào đó.

2.10. Một số đồ dùng khác

Ngoài những đồ dùng kể trên thì bạn có thể mang theo những đồ dùng khác như máy ảnh, bàn là mini để là quần áo, mang theo một vài cuốn sách yêu thích, bút, sổ tay, đồng hồ, đồ trang sức,…Tùy vào nhu cầu và sở thích cá nhân của mình. Bạn có thể thêm chúng vào list đồ cần mang đi công tác của mình.

3. 4 điều cần tránh khi đi công tác cùng sếp

3.1. Lo lắng thái quá

Lẽ tự nhiên khi đi công tác cùng cấp trên của mình, đặc biệt nếu là lần đầu, bạn sẽ cảm thấy hơi lo lắng, thậm chí ngại ngùng. Thế nhưng, bạn không thể để sự lo lắng khiến mình nói nhiều hay gây ra những thói quen phiền phức khác như nhắn tin trong suốt quãng đường đi, im lặng… Sếp sẽ cảm thấy không thoải mái và bực mình vì sự phiền phức của bạn. Hãy cố gắng kiềm chế những thói quen không tốt để đảm bảo những cơ hội tiếp tục được đi công tác cùng sếp trong tương lai.

3.2. Uống nhiều rượu, bia

Bạn có thể xả hơi sau những cuộc hội thảo dài hay kết thúc một bản hợp đồng thành công với khách hàng bằng một “chầu nhậu”. Song, điều không thể chấp nhận là uống quá nhiều chất có cồn. Sếp có thể đánh giá bạn là người thiếu chín chắn, ham chơi.

Thậm chí, nếu sếp là người uống quá chén, bạn cũng không thể làm như sếp, hãy giữ chừng mực. Như vậy, bạn sẽ tránh nói hoặc có hành động sai trái khiến sau này phải ân hận. Đặc biệt, nếu sếp say khướt, hôm sau bạn không nên đề cập gì về chuyện đó, dù chỉ là đùa cợt. Đừng làm cho sếp cảm thấy xấu hổ trước mặt người khác.

3.3. Tiêu pha quá đà

Bạn không nên nghĩ một cách nông cạn rằng mình có thể tiêu pha thoái mái khi đi công tác, gọi những món “sơn hào hải vị”, nghỉ ở khách sạn hạng sang hay thuê xe tốt nhất để di chuyển vì đó là tiền của công ty. Thay vào đó, hãy tìm hiểu kỹ lưỡng chính sách, quy định về công tác phí của công ty.

Ngoài ra, bạn cũng không nhất thiết phải “nịnh” sếp bằng cách bỏ tiền túi mời sếp món ăn đắt tiền hay những dịch vụ tốn kém khác. Sếp cũng sẽ không thoải mái, hay tệ hơn là đánh giá bạn là kẻ tiêu xài hoang phí và có thể không tin tưởng giao cho bạn những công việc quan trọng liên quan tới tài chính trong tương lai.

3.4. Thay đổi thói quen làm việc

Thông thường, cách tốt nhất để tránh những sai lầm lớn khi đi công tác cùng sếp là duy trì thói quen làm việc chuẩn mực như khi làm việc tại văn phòng công ty, từ đến cuộc họp với khách hàng đúng giờ tới ăn mặc phù hợp, giữ vững thái độ làm việc đúng đắn. Như vậy, sếp cũng sẽ bảo toàn quan điểm tích cực về một nhân viên chuyên nghiệp, đồng thời tạo điều kiện tốt cho bạn trong những chuyến công tác tiếp theo.

4. Những lưu ý khi có sếp hoặc người khác đi cùng

Giao dịch kinh doanh đối với một người mới là điều mà dù chỉ là đi công tác thôi cũng đã đủ sợ rồi. Nhưng nếu có sếp đi cùng, bạn còn phải chú ý quan tâm đến cả sếp nữa.

Ví dụ như nếu lên máy bay hay tàu siêu tốc, thì điều căn bản là hãy để sếp ngồi ở vị trí gần cửa sổ, còn cấp trên sẽ ngồi ở vị trí gần lối đi. Đó là vì những người ngồi ở lối đi sẽ dễ di chuyển hơn nếu bị nhờ nhường chỗ để đi ra hoặc mua bán trong máy bay/tàu. Nhưng cũng có những người thích ngồi hàng ghế cạnh lối đi, nên hãy ngỏ ý hỏi sếp trước nhé.

Bên cạnh đó, một điều quan trọng nữa là cần chủ động lấy hành lý trước, và chuẩn bị vé tàu. Hơn nữa, dù là chỗ trọ thì cũng đừng quên để ý rằng sếp có thoải mái khi ở hay không. Ngoài ra khi đi bộ cùng, đừng quên đi bộ chậm hơn sếp một chút. Hãy giữ mình ở một vị trí khiêm tốn.

Trong lúc di chuyển, hãy nói chuyện với sếp một cách thích hợp. Bạn cũng có thể trao đổi những vấn đề liên quan đến công việc như xác nhận xem lịch trình khi đến nơi công tác, hỏi thông tin khách hàng, hay hỏi thăm về kinh nghiệm công tác của sếp.

Một hành động quan tâm trong lúc đi công tác cũng sẽ khiến sếp tin tưởng bạn hơn. Ngoài những lưu ý về địa điểm công tác, thì đây cũng là điều chúng tôi muốn bạn lưu tâm thêm.

TOP 7 câu trả lời thông minh cho câu hỏi phỏng vấn rập khuôn

TOP 7 bí quyết hòa nhập với đồng nghiệp mới mà bạn nên biết

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp