Nhảy việc - Khái niệm tuy lạ mà quen đối với hầu hết những người đi làm hiện nay. Đây sẽ là bước tiến trong sự nghiệp hay dấu chân cho sự bế tắc về sau? Hãy cùng Kênh Tuyển Sinh tìm hiểu về cơ hội và rủi ro khi đưa ra quyết định này!

Bạn nên làm gì khi cấp dưới lại là lãnh đạo ở công ty mới?

Bạn nên làm gì khi cấp dưới lại là lãnh đạo ở công ty mới?

Nếu bạn đột nhiên phát hiện cấp dưới của mình lại là lãnh đạo ở công ty mới, bạn sẽ làm gì? Sau đây là những lời khuyên có thể giúp bạn giảm bớt căng...

1. Vì đâu bạn muốn nhảy việc?

Cơ hội hay rủi ro khi quyết định nhảy việc? - Ảnh 1

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn muốn nhảy việc, có thể kế đến như do môi trường, lương thưởng, cơ hội thăng tiến,...

Có rất nhiều những nguyên do khiến cho bạn muốn nhảy việc. Kênh Tuyển Sinh đã tổng hợp một số lý do phổ biến khiến nhiều bạn trẻ muốn thực hiện “bước chuyển mình” này:

1.1 Công ty hiện tại có môi trường khiến bạn áp lực

Đồng nghiệp không hòa thuận, sếp không thấu hiểu, những ý tưởng của bạn không được ủng hộ, bạn bị ép tăng ca thường xuyên,.... Đây đều là những yếu tố khiến công ty hiện tại “mất điểm” trong lòng bạn. Với những tình huống khó xử xảy ra thường xuyên, bạn không thể chịu đựng thêm nữa và quyết định “dứt áo ra đi”.

1.2 Bạn muốn đi theo đam mê của bản thân

Không phải ai ai cũng được lựa chọn đi theo con đường bản thân mình mong muốn từ đầu. Có thể trước đây bạn phải tuân theo ý nguyện của cha mẹ học một chuyên ngành mình không yêu thích, hoặc do chưa có sự tiếp xúc chính xác mà đưa ra lựa chọn sai lầm,... Nhưng hiện tại, khi bạn đã có một khoảng thời gian đi làm nhất định, bỗng nhiên bạn nhận ra có một lĩnh vực khác mà bản thân yêu thích, nhiều người sẽ lựa chọn can đảm nghe theo “tiếng gọi con tim” mà nhảy việc.

1.3 Bạn tìm được cơ hội ở công ty khác

Mức lương hấp dẫn, phúc lợi hậu hĩnh, cấp trên cởi mở và nhiều cơ hội thăng tiến,.... Đây đều là những yếu tố vô cùng thu hút đối với người lao động. Với những ai không được thỏa mãn những nhu cầu từ công ty hiện tại, việc lựa chọn một một cơ hội tốt hơn là hoàn toàn dễ hiểu. Đây là những lý do “thô nhưng thật”, vì bạn đi làm để đổi lấy lương và các phúc lợi khác. Doanh nghiệp nào quy đổi được “giá trị lao động tương xứng” với bạn đồng nghĩa với việc bạn chấp thuận cống hiến cho doanh nghiệp đó.

1.4 Bạn muốn có sự thay đổi và thử thách

Công việc hiện tại quá nhàm chán và bình lặng hay được cho là “không có tương lai” cũng sẽ là nguyên nhân khiến bạn cân nhắc đến nhảy việc. Không phải ai cũng mong muốn một cuộc sống an nhàn vì điều này khiến sự nhiệt huyết của họ bị hao mòn. Nhảy việc có thể là phương án mang nhiều rủi ro, nhưng nó sẽ khiến những người có tính ưa mạo hiểm thỏa mãn được niềm đam mê trải nghiệm.

2. Cơ hội gì chờ đón khi nhảy việc?

2.1 Cơ hội thăng tiến cao hơn

Đi đến một môi trường mới đồng nghĩa với những cơ hội thăng tiến sẽ được mở ra. Bạn sẽ được tiếp xúc và thỏa sức ‘ngụp lặn’ ở một lĩnh vực mà bản thân có thể dồn hết tâm sức vào đó. Nếu đó còn là công việc do chính doanh nghiệp ‘đặt trước’ với bạn, khả năng cao là các vị trí cấp cao hơn sẽ nhanh chóng thuộc về bạn.

2.2 Kinh nghiệm phong phú hơn

Nhảy việc cho phép bạn được vẫy vùng ở môi trường mới, rộng lớn hơn. Với kinh nghiệm từ công việc cũ, sự nhiệt tình tìm hiểu cho công việc mới, bạn sẽ sớm là ‘con cưng’ của phòng ban khi có nhiều sự trải nghiệm và tính tích cực, táo bạo trong sáng tạo ý tưởng cho công việc.

2.3 Thu nhập và phúc lợi hậu hĩnh hơn

Tiền lương không phải là điều duy nhất khiến bạn quan tâm tới một công việc. Tuy nhiên đây là lại yếu tố mang tính quyết định xem bạn có thể gắn bó với công việc đó hay không. Kế đến là những khoản phúc lợi như bảo hiểm, ngày nghỉ phép,... cũng là những yếu tố quan trọng không kém. Vì vậy, đây cũng chính là lý do khiến nhiều người quyết định nhảy việc.

2.4 Mở rộng được những mối quan hệ mới

Ở môi trường mới, lĩnh vực mới, bạn sẽ được giao lưu và học hỏi với những người đi trước bạn. Thông qua sự giao lưu trên bình diện công việc, bạn hoàn oàn có thể phát triển những mối quan hệ này trở nên sâu sắc hơn. Nhờ đó bạn sẽ mở rộng được vòng giao tiếp của bản thân và gắt hái được những thành công vô hình hoặc hữu hình từ những mối quan hệ đó.

2.5 Sự nhiệt huyết của bạn sẽ được phát huy tối đa

Không ai có thể vui vẻ khi phải làm công việc mình không thích. Và ngược lại, được làm việc trong lĩnh vực bản thân có sự đam mê thì nhiệt huyết của bạn dành cho công việc đó sẽ không có giới hạn. Tại môi trường mới, bạn có kinh nghiệm và sự hăng hái cho những điều sắp tới. Đây sẽ là một nguồn năng lượng tích cực mà bất kỳ phòng ban nào cũng sẵn sàng chào đón hay mong muốn được sở hữu.

Cơ hội hay rủi ro khi quyết định nhảy việc? - Ảnh 2

Nhảy việc không hẳn là một quyết định sai lầm vì nó đem lại cho bạn rất nhiều cơ hội để phát triển

3. Có thể gặp những rủi ro gì khi nhảy việc?

3.1 Bị ép lương hoặc ảnh hưởng xấu tới thu nhập

Nhảy việc là một hành động rất mạo hiểm. Tùy theo thời điểm, đặc biệt là khi bạn chọn nhảy việc vào cuối năm, bạn rất có thể sẽ gặp phải tình trạng bị ép lương. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến vấn đề tài chính cá nhân của riêng bạn nếu không có sự chuẩn bị từ trước. Trong trường hợp bạn nhảy việc vào cuối năm, sẽ rất khó có thể nhận được khoản tiền thưởng Tết vì thời gian cống hiến chưa đủ lâu.

3.2 ‘Sốc văn hóa’ ở môi trường mới

Không hề hiếm gặp trường hợp việc bị ‘sốc văn hóa’ khi bước vào môi trường mới. Thậm chí các trường hợp như ‘ma cũ bắt nạt ma mới’, sếp ‘mắt nhắm mắt mở’ trước những xung đột,... Đây sẽ là tình trạng sẽ diễn ra trong thời gian ngắn hoặc dài tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Vì vậy bạn sẽ cần chuẩn bị tâm lý cho những ‘sóng gió’ chẳng biết từ đâu ập đến.

3.3 Sự mất cân bằng khi ‘dư’ hoặc ‘thiếu’ kinh nghiệm

Nếu bước vào môi trường mới, việc có sự xung đột lợi ích giữa cách đồng nghiệp hay đơn giản chỉ là tị nạnh chuyện thương nhật nơi công sở là khó tránh khỏi. Việc bạn ‘dư’ hoặc ‘thiếu’ kinh nghiệm đều sẽ là những điểm khiến những người khác có cái nhìn hoặc phản ứng phiến diện. Nếu ‘dư’ thì bị xem là người từng trải nhiều quá, ‘không xem ai ra gì’, thậm chí bị ‘soi’ từng hành động, cử chỉ... Nếu ‘thiếu’ thì bị nhắc nhở, chỉ bảo với thái độ ‘thân thiện hay không tùy tâm tình’,... Nếu không có sự linh động và khôn khéo, rất có thể những biểu hiện đó sẽ gây ra rắc rối không đáng cho bạn.

Cơ hội hay rủi ro khi quyết định nhảy việc? - Ảnh 3

Nhảy việc cũng có thể là một hành động liều lĩnh vì điều này mang lại rất nhiều rủi ro cho bạn

3.4 Nguy cơ rạn nứt những mối quan hệ

Quyết định nhảy việc đồng nghĩa với những công việc trên tay bạn sẽ dần được chuyển gioa cho người khác xử lý. Không một ai có thể vui vẻ khi họ có thêm ‘gánh nặng’. Việc các đồng nghiệp ‘sắp cũ’ có khả năng biểu hiện sự bất mãn với bạn là rất cao. Các mối quan hệ bạn xây đắp từ trước có thể sẽ đổ vỡ qua quyết định nhảy việc của bạn. Vì vậy hãy có một tâm lý sẵn sàng nếu những điều không vui xảy đến.

3.5 Bộ hồ sơ đã có quá nhiều ‘dấu vết’

Nhà tuyển dụng tại công ty của bạn hoàn toàn có quyền đặt ra những nghi vấn: Tại sao bạn lại nhảy việc? Bạn nghỉ làm tại công ty cũ là vì thái độ hay trình độ có vấn đề? Liệu tính ‘đứng núi này trông núi nọ’ có tiếp tục tái diễn?.... Với mỗi lần nhảy việc, bạn lại mang đến cho bộ hồ sơ của mình thêm một ‘dấu vết’, khiến cho độ đáng tin cậy nơi bạn bị giảm sút. Điều này hoàn toàn có thể khiến nhà tuyển dụng có tâm lý e ngại khi lựa chọn bạn. Chưa kể đến khả năng do bạn có nhiều lần thay đổi công việc, nếu doanh nghiệp có triển khai cắt giảm nhân sự thì bạn sẽ là một trong những ứng cử viên hàng đầu. Những người trung thành được tin tưởng nhờ cống hiến ổn định qua năm tháng, còn vị trí của bạn sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn.

> Làm sao kiểm soát được tâm lý bất ổn khi bị phải tăng ca mà không được tăng lương?

> Người sếp khó tính và những bài học quý giá bạn có thể học được khi làm việc cùng họ

Thanh Phương - Kênh Tuyển Sinh