Nếu bạn đột nhiên phát hiện cấp dưới của mình lại là lãnh đạo ở công ty mới, bạn sẽ làm gì? Sau đây là những lời khuyên có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng và bối rối khi trong trường hợp này.

Bạn nên làm gì khi cấp dưới lại là lãnh đạo ở công ty mới? - Ảnh 1

Bạn nên hành xử như thế nào khi cấp dưới trở thành lãnh đạo ở công ty mới?

1. Người quản lý phải chịu những áp lực như thế nào?

Tôi là Lan từng có thời gian làm việc tại công ty cũ trong khoảng thời gian 1 năm, thời điểm đó tôi là quản lý của Lan. Nhớ lại thời huy hoàng của bản thân tự thấy mình giỏi giang. Tôi biết rằng để trở thành một người quản lý tốt cần nắm chắc những kỹ năng cơ bản và nâng cao để mang lại năng suất cao cho công ty.

Tôi nhớ có những lúc bản thân stress tâm lý và tôi chưa có sự chuẩn bị sẵn vì thế đâm ra có những cư xử chưa đúng đắn với nhân viên cấp dưới. Và Lan là một trong những nhân viên cấp dưới của tôi, vì vậy mà em ấy cũng gặp nhiều khó khăn trong công việc. Nhưng sẽ chẳng ai hiểu cảm giác này khi bị áp lực từ cấp trên và năng lực trung bình từ cấp dưới, đứng giữa sự kết nối để tăng cường hiệu quả.

Khoảng thời gian một năm khiến tôi ngẫm nghĩ về tư cách làm quản lý của chính mình, đôi khi thấy bản thân còn non trẻ để đảm nhận vị trí này, nhưng khi lại nhiệt huyết tự tin. Sau đó tôi cũng quyết định nghỉ việc tại công ty và bắt đầu một lĩnh vực mới.

Tôi còn nhớ Lan làm tại công ty được nửa năm và em ấy nghỉ, nghĩ lại thì tôi không hiểu gì về nhân viên của mình mà chỉ ép chạy deadline công việc. Vì vậy mà tôi lo lắng rằng bản thân cũng rơi vào tình trạng trước đó mà Lan gặp phải.

Đối với tôi một người sếp nên có những áp lực nhất định để tạo động lực, kỷ luật để hoàn thành tốt công việc cho một tổ chức. Cùng với đó một người lãnh đạo nên nắm chắc các kỹ năng quản lý nhóm và điểm mạnh của từng thành viên trong nhóm. Đây là những gì mà tôi đã kinh nghiệm sau khoảng thời gian làm sếp.

2. Đừng để bản thân quá căng thẳng

Trong buổi họp nhậm chức của Lan tại công ty mới tôi vô cùng ngạc nhiên, tôi không nghĩ rằng chỉ với thời gian ngắn mà Lan đã có thể đảm nhận vị trí quản lý. Tôi và Lan không chào nhau cho đến khi họp nhóm. Lan có hành sự rất nghiêm túc và lịch sự với tôi trong buổi gặp mặt nhận chức đầu tiên vì thế mà sự căng thẳng của tôi cũng phần giảm bớt.

Trong những tuần đầu tôi không dám chia sẻ nhiều vì đâu đó vẫn còn sự ngại ngùng của việc đi lùi chứ không phải cố gắng như Lan. Tôi cố gắng bình tĩnh để xử lý mọi việc được giao, tôi cũng thấy cách xử lý và làm việc của Lan khá hiệu quả và khôn ngoan không rối như tôi đã làm. Thời gian này bản thân tôi dường như rơi vào trầm mặc và ít nói hơn mọi khi. Ngay cả việc Lan là nhân viên cấp dưới trước đây tôi cũng không dám chia sẻ cho bất cứ ai tại công ty.

Sau những ngày tháng làm việc cùng nhau, tôi đã làm quen với cách làm việc, xử lý công việc và học được rất nhiều điều từ Lan. Cách mà tôi làm việc với nhân viên cũ là chăm chỉ làm việc, thể hiện ý tưởng sáng tạo độc đáo, không phải tôi muốn khoe khoang hay thể hiện nhưng đó là những gì trách nhiệm của một nhân viên. Bên cạnh đó nếu có thể hay sẻ chia những thành công mà cả 2 người đã đạt được và bài học là gì.

3. Hãy kết nối với các đồng nghiệp

Kết nối hay còn gọi là networking là sợi dây gắn kết của tôi với tất cả mọi người, như vậy nếu tôi cứ mãi trầm tính như vậy thì không thể kết nối với bất cứ ai. Tôi đã quyết định thay đổi và mở rộng các mối quan hệ của mình đặc biệt là với quản lý. Khi nhận thấy đây là vấn đề quan trọng khiến bản thân tốt hơn vì vậy tôi quyết định hẹn Lan ngồi coffee.

Khi nói chuyện tôi nhận thấy những gì mình nghĩ không giống thực tế. Lan chia sẻ cô cũng trải qua những thời gian khó khăn mới có thể đảm nhận vị trí này. Và trong kinh nghiệm của em có tôi, vì những thời gian làm cùng tôi Lan cũng nhận đúc rút ra nhiều bài học cho bản thân. Cô ấy nói rằng cô ấy chưa từng ghét tôi vì Lan cũng biết đứng trên vị trí đó áp lực như thế nào.

Tôi đang được đồng cảm và hiểu bản thân mình hơn. Tôi đã quyết định đúng đắn khi chia sẻ câu chuyện với Lan. Điều này giúp tôi hoá giải mọi nghi ngờ trước đây về chính mình. Không phải tôi đi lùi nhưng có lẽ tôi cần phải trải nghiệm và trưởng thành nhiều hơn để thành công trong tương lai. Không phải tôi kém cỏi mà tôi đang cố gắng cho những bước chân vững vàng và mạnh mẽ hơn.

Người sếp khó tính và những bài học quý giá bạn có thể học được khi làm việc cùng họ

Những lỗi giao tiếp kém duyên khiến đồng nghiệp không có thiện cảm

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp