Chứng chỉ hành nghề luật sư có phải là điều kiện bắt buộc khi bạn muốn theo đuổi sự nghiệp về pháp lý? Sau đây là những điều bạn nên biết về chứng chỉ hành nghề luật sư.

Chứng chỉ hành nghề luật sư là gì? Những điều bạn cần biết về chứng chỉ hành nghề luật sư - Ảnh 1

Liệu chứng chỉ hành nghề luật sư có phải là điều kiện bắt buộc?

1. Chứng chỉ hành nghề luật sư là gì?

Chứng chỉ hành nghề luật sư còn được gọi là “lawyer practicing certificate”. Đây được hiểu là một văn bằng được Bộ tư pháp phối hợp với Tổ chức luật sư cấp cho cá nhân vượt qua vòng thi hành nghề. Để được công nhận và cấp chứng chỉ này bạn cần phải tham gia vào lớp đào tạo luật sư bên Học viện Tư pháp. Chứng chỉ hành nghề luật sư là gì? Nhìn chung, để có được chính chỉ hành nghề luật sư là cả một quá trình tốn thời gian và công sức. Bạn sẽ phải rèn luyện, cố gắng rất nhiều để vượt qua các kỳ thi kiểm tra khắt khe.

2. Hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề luật sư

Hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề luật sư đối với người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư và người được miễn tập sự hành nghề luật sư bao gồm:

2.1. Đối với người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư

Theo khoản 1 Điều 17 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012, Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.

Hồ sơ gồm có:

– Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;

– Phiếu lý lịch tư pháp;

– Giấy chứng nhận sức khỏe;

– Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật;

– Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định.

2.2. Đối với người được miễn tập sự hành nghề luật sư

Theo khoản 2 Điều 17 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012, Người được miễn tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Sở Tư pháp nơi người đó thường trú.

Hồ sơ gồm có:

– Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;

– Phiếu lý lịch tư pháp;

– Giấy chứng nhận sức khỏe;

– Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật, trừ những người là giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật;

– Bản sao giấy tờ chứng minh là người được miễn tập sự hành nghề luật sư đối với người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn tập sự hành nghề luật sư

3. Kinh nghiệm thi chứng chỉ hành nghề luật sư

Để giúp bạn có kết quả tốt nhất khi thi chứng chỉ hành nghề, sau đây là một vài kinh nghiệm dành cho bạn, hãy lưu lại ngay nhé.

Thứ nhất, trước khi thi bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ để vào phòng thi. Đọc kỹ quy định khi vào phòng thi, đặc biệt là những tài liệu, văn bản pháp luật, bộ luật,… được phép mang vào phòng.

Thứ hai, đối với những bài thi về đạo đức hành nghề, bên cạnh việc đọc hiểu luật, quy tắc ứng xử thì bạn nên tìm hiểu thêm các đề thi của năm trước để mở rộng kiến thức. Vì trong đề thi trắc nghiệm luôn có sự lặp lại của năm trước.

Thứ ba, nắm chắc kiến thức của chương trình học, đặc biệt là về luật tố tụng.

Thứ tư, trong quá trình làm bài thi, bạn không được sử dụng hai màu mực khác nhau, không dùng ký tự đặc biệt, không ghi tên mình trong nội dung bài làm. Bởi vì như vậy sẽ bị cho là đánh dấu bài thi và bị trừ điểm, thậm chí là huỷ tư cách tham gia. Có rất nhiều thí sinh khi làm bài tình huống yêu cầu bào chữa đã ghi tên mình là luật sư bảo vệ. Đối với những bài này thường bị trừ 50% điểm vì giám khảo cho là đánh dấu bài.

Thứ năm, phần thi thực hành sẽ xoay quanh các hồ sơ vụ án mà bạn chuẩn bị trong quá trình tập sự. Chính vì thế mà phần lớn bạn đã hiểu, nắm rõ nội dung về nó. Lúc này bạn nên rèn luyện kỹ năng nói lưu loát, phong thái tự tin, điềm đạm để ghi điểm tốt hơn.

Thứ sáu, bạn cần phải cân đối thời gian giữa các câu với nhau. Mục đích cuối cùng của bạn là vượt qua và ít nhất phải đạt 5 điểm trở lên. Vì vậy bạn không nên dành nhiều thời gian cho một câu duy nhất. Các câu dễ làm trước, khó làm sau, tránh trường hợp hết giờ vẫn chưa hoàn thành.

Hướng dẫn cách viết thư chấp thuận lời mời làm việc

Người sếp khó tính và những bài học quý giá bạn có thể học được khi làm việc cùng họ

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp