Làm thế nào để bạn sớm nhận biết được môi trường công việc bạn đang ứng tuyển không phù hợp với bạn? Nên đưa ra lời từ chối ra sao để không làm khó xử cho đôi bên?

Cách xây dựng sự tín nhiệm nơi công sở

Cách xây dựng sự tín nhiệm nơi công sở

Khi đi làm tại môi trường công sở thì một trong những việc quan trọng nhất mà bạn nên làm đó chính là xây dựng sự tín nhiệm của mọi người dành cho chính mình.

1.Khi nào bạn sẽ nhận thấy môi trường làm việc không phù hợp trong lúc phỏng vấn?

Bạn đang là ứng cử viên sáng giá cho một vị trí làm việc tại công ty bạn đã vất vả tìm kiếm. Thế nhưng, một cách nào đó, bạn bỗng không còn muốn thử sức tại vị trí trống ấy nữa. Vậy thì những nguyên do nào là động lực để bạn từ chối môi trường làm việc mới?

1.1 Bạn cả thấy yêu cầu công việc quá sức

Khối lượng công việc quá nhiều, yêu cầu công việc khắt khe, thường xuyên tăng ca muộn,... Tất cả sẽ tạo nên áp lực công việc quá sức cho bạn. Ngay khi trao đổi về vấn đề giờ giấc, khối lượng nhiệm vụ, bạn đã có thể hình dung ra được mức độ căng thẳng của công việc và dành sự đánh giá cho mình.

Cách đưa ra lời từ chối trong lúc phỏng vấn khi nhận biết được môi tường làm việc không phù hợp - Ảnh 1

Khối lượng công việc quá sức sẽ là lý do đầu tiên khiến bạn không muốn nhận việc

1.2 Đây không phải vòng phỏng vấn đầu tiên, và bạn không còn cảm thấy tự tin

Trường hợp đây không phải lần phỏng vấn đầu tiên, và bạn đã có thời gian dài để tìm hiểm, thậm chí là tiếp xúc thực tế với công việc. Qua nhiều vòng phỏng vấn, phong độ của bạn dần giảm sút và không đủ tự tin để tiếp tục đương đầu cũng có thể là lý do đẫn đến việc bạn đưa ra quyết định từ chối cơ hội.

1.3 Bạn nhận được lời mời từ một công ty khác với vị trí và tầm nhìn phù hợp với sở thích của bản thân

Điều này hoàn toàn chẳng lạ. Giống như khi đi mua sắm quần áo, 2 chiếc áo của 2 nhãn hiệu khác nhau nhưng cùng một kiểu giáng hay chất lượng vải, thế nhưng chỉ một chi tiết khác biệt giữa 1 trong 2 và điều đó khiến bạn thích thú, bạn chắc chắn sẽ loại bỏ chiếc áo bạn cho là “không đủ đặc biệt”. Tương tự như trên thị trường, 2 công ty chung lĩnh vực hoạt động nhưng tôn chỉ hay sứ mạng, tầm nhìn khác nhau, lẽ dĩ nhiên bạn sẽ bị thu hút với công ty bạn cho là phù hợp với quan điểm của bản thân. Đặc biệt là khi chính công ty yêu thích lại ngỏ lời mời đến bạn.

Cách đưa ra lời từ chối trong lúc phỏng vấn khi nhận biết được môi tường làm việc không phù hợp - Ảnh 2

Không lạ khi bạn lựa chọn từ bỏ việc cạnh tranh khi nhận được offer "hời" hơn

1.4 Mức lương và các đãi ngộ không như mong muốn

Đi làm là mối quan hệ win-win, bạn lao động và tạo ra giá trị để được nhận lại tiền lương. Nếu không là lương, thì là cơ chế thưởng hoặc phúc lợi kèm theo cho nhân viên. Rất nhiều các công ty có thể lợi dụng sức lao động của bạn bằng nhiều hình thức. Và một khi bạn phát hiện ra điều đó, bạn sẽ “chạy ngay đi’ càng xa càng tốt.

1.5 Văn hóa công sở của công ty không khiến bạn thoải mái

8h sáng làm việc nhưng bắt có mặt trước 7h30, bắt buộc trang phục gắt gao, sếp không lắng nghe nhân viên, đồng nghiệp “toxic” thích hóng hớt, người quen của bạn từng làm tại công ty và đưa ra nhận xét không tích cực,.... Tất cả những gì tạo nên giá trị công sở những không có mấy sự linh động và thiếu hợp lý cũng sẽ khiến làm việc tại công ty “khó càng thêm khó”. Vì vậy đây cũng sẽ là một trong những lý do khiến bạn khó phù hợp được với công ty.

1.6 Công việc quá bó buộc, hạn chế sự phát huy của bạn

Công ty có thường xuyên lắng nghe ý kiến và thực hiện đề xuất của nhân viên? Những đóng góp của người mới có thực sự được xem trọng? Sếp và toàn bộ phòng ban có tạo điều kiện để hỗ trợ nhau đổi mới? Tư duy làm việc của phòng ban thiên về sáng tạo hay chỉ rập khuôn theo mẫu cũ? Nếu không có những điều kiện tốt cho việc phát huy thì đây cũng sẽ là một trở ngại rất lớn đối với quyết định lựa chọn làm việc của bạn.

Cách đưa ra lời từ chối trong lúc phỏng vấn khi nhận biết được môi tường làm việc không phù hợp - Ảnh 3

Nếu không có những điều kiện tốt cho việc phát huy thì đây cũng sẽ là một trở ngại rất lớn đối với quyết định lựa chọn làm việc của bạn

1.7 Lộ trình thăng tiến chậm và không rõ ràng

“Thông thường bao lâu sẽ được tăng lương?”, “Bao lâu được xét thăng chức?”, “Những vị trí thăng tiến theo bậc thường là gì?”,.... Nếu bạn không nhận được một câu trả lời rõ ràng và thuyết phục thì đây cũng sẽ là sự cản trở tương lai của bạn. Lẽ dĩ nhiên sẽ không ai muốn tiếp nhận một vị trí thấp và chôn chân mãi mà chẳng hề thay đổi tốt hơn.

1.8 Bạn không còn hứng thú với công việc đó

Có thể bạn đã ngán ngẩm với lĩnh vực hiện tại, hoặc bạn muốn được thử sức ở ngành nghề khác, công việc tẻ nhạt và khó phát triển,.... Bất kỳ lý do nào khiến cho sự hứng thú của bạn mất đi cũng sẽ nhanh chóng tiêu hao nốt phần kiên nhẫn còn lại của bạn. 

2. Làm thế nào để bạn đưa ra lời từ chối lời mời công việc trong lúc phỏng vấn?

2.1 Dành lời cảm ơn thời gian của nhà tuyển dụng đã phỏng vấn bạn

Hãy tỏ ra thật khéo léo với nhà tuyển dụng. Chẳng hạn bạn có thể thông báo với nhà tuyển dụng: “Tôi rất biết ơn quý công ty vì đã dành thời gian xem xét, đánh giá hồ sơ cũng như trả lời mọi thắc mắc của tôi về vị trí ứng tuyển và công ty”; “Cảm ơn anh/chị rất nhiều về buổi phỏng vấn vào cuối tuần vừa rồi. Tôi rất vui vì đã có cơ hội được tham quan công ty và gặp gỡ những vị đồng nghiệp tương lai hòa đồng, tiềm năng”.

Thay vì đưa ra lời từ chối ngay tắp lự. Bởi lẽ để có được buổi phỏng vấn này, họ đã phải bỏ rất nhiều thời gian để tìm kiếm và sàng lọc, sắp xếp hồ sơ cho bạn. Hãy tỏ ra rằng bạn là người lịch sự và tinh tế khi muốn đưa ra quyết định cho bản thân.

Cách đưa ra lời từ chối trong lúc phỏng vấn khi nhận biết được môi tường làm việc không phù hợp - Ảnh 4

Lời cảm ơn sẽ là sự khởi đầu

2.2 Đưa ra lý do 

Bạn có thể nói: “Sau khi xem xét cẩn thận lời mời làm việc của quý công ty, tôi cảm thấy vị trí này chưa thật sự phù hợp với định hướng nghề nghiệp của mình” hay bạn có thể tiến cử một người khác thay cho vị trí mà bạn trúng tuyển này nếu có thể. Thay vì đưa ra những lý do thiếu chuyên nghiệp như bạn không thích làm việc từ sáng sớm, công ty không giống như kỳ vọng của bạn, hay bạn nghe nói rằng công ty không chuyên nghiệp,...

2.3 Tỏ ra rằng bạn mong muốn được giữ liên lạc với công ty

Đừng quên tỏ ra rằng bạn rất tiếc nuối khi không thể hợp tác cùng công ty. Nếu khả năng bạn cho phép, đừng ngần ngại đề cử những ứng ứng viên sáng giá cho vị trí công ty đó đang cần. Chẳng có lý do nào khiến nhà tuyển dụng không mỉm cười khi bạn cung cấp cho họ thông tin đang rất cần kíp như thế. Hoặc một câu chúc tốt đẹp đại loại như: “Tôi cảm thấy mình thật may mắn khi được trao đổi cùng với anh/chị. Hy vọng chúng ta sẽ có dịp để hợp tác với nhau trong tương lai” hay “Hẹn gặp lại anh/chị vào buổi hội thảo sắp tới của công ty” sẽ khiến nhà tuyển dụng nguôi ngoai phần nào trước lời từ chối.

2.4 Đưa ra lời từ chối càng sớm càng tốt

Trường hợp bạn cảm thấy khó mở lời bằng những cách thức mà bài viết đề cập trước đó, bạn có thể hẹn trước với người phỏng vấn rằng: “Hiện tại tôi vẫn cần có một chút thời gian, vì thế tôi sẽ đưa ra câu trả lời muộn nhất là vào X giờ ngày mai” và ra về, sử dụng hình thức gửi email hoặc gọi điện thoại để từ chối lời mời công việc.

Cách đưa ra lời từ chối trong lúc phỏng vấn khi nhận biết được môi tường làm việc không phù hợp - Ảnh 5

Việc từ chối sẽ trở nên nhẹ nhàng, duyên dáng hơn nếu bạn trả lời bằng thư

Bạn có quyền cân nhắc để đưa ra quyết định, và rõ ràng phía công ty đưa ra offer cho bạn cũng vậy. Thật bất công khi bạn cố kéo dài thời gian đưa ra câu trả lời cho họ. Thông thường, khoảng thời gian để đưa ra câu trả lời hợp lý nhất sẽ trong khoảng 24 tiếng đồng hồ sau khi buổi phỏng vấn kết thúc.

> Lựa chọn công việc - top 5 yếu tố quan trọng nhất? 

> Làm sao để bạn trở thành ứng viên sáng giá nhất khi chỉ vừa tốt nghiệp? 

Thanh Phương - Kênh Tuyển Sinh