Khi đi làm tại môi trường công sở thì một trong những việc quan trọng nhất mà bạn nên làm đó chính là xây dựng sự tín nhiệm của mọi người dành cho chính mình. Vậy làm thế nào để xây dựng được sự tín nhiệm ấy? Hãy theo chân Kênh tuyển sinh để tìm hiểu nhé!

Lựa chọn công việc - top 5 yếu tố quan trọng nhất?

Lựa chọn công việc - top 5 yếu tố quan trọng nhất?

Chọn việc luôn là câu hỏi khó cho nhiều người bởi họ chưa vạch ra được những tiêu chí cụ thể để cân nhắc. Cùng Kênh Tuyển Sinh tìm hiểu qua những yếu tố nào...

1. Trung thực

Trung thực là yếu tố đầu tiên để lấy được thiện cảm từ mọi người. Bất cứ một công ty hay doanh nghiệp nào cũng mong muốn tìm được một nhân viên trung thực để có thể gắn bó lâu dài. Trung thực thể hiện trong suy nghĩ, trong hành động và cả lời nói.  Trong cách làm việc: tính trung thực thể hiện bằng việc thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. Một nhân viên trung thực sẽ lấy được lòng tin của cấp trên và đồng nghiệp, sự tín nhiệm từ đó được hình thành. Trong mối quan hệ với mọi người: Trung thực thể hiện ở việc minh bạch trong mọi hành động; minh bạch trong đánh giá kết quả công việc và minh bạch trong mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên.

Cách xây dựng sự tín nhiệm trong môi trường công sở

Cách xây dựng sự tín nhiệm trong môi trường công sở

2. Lắng nghe và chia sẻ

Lắng nghe, chia sẻ là nghệ thuật ứng xử mà không phải ai cũng có thể nắm vững. Tại nơi làm việc, lắng nghe và chia sẻ là điều cần thiết hơn bao giờ hết để xây dựng lòng tín nhiệm. Lựa chọn thời điểm: Bạn phải biết khi nào nên lên tiếng, khi nào nên lắng nghe và khi nào tốt nhất là nên im lặng. Hãy chú ý truyền đạt ý tưởng một cách gần gũi nhất để đảm bảo rằng mọi người đều muốn lắng nghe bạn.  Giao tiếp có chủ đích: Đưa ra ý tưởng và đóng góp ý kiến trong các cuộc họp tại nơi làm việc là cách tốt nhất để gia tăng sự tín nhiệm. Đừng ngại thể hiện cho mọi người thấy rằng bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề họ nói. Giao tiếp có chủ đích rất quan trọng, nếu chỉ nói chuyện đơn thuần thì đó không phải là cuộc giao tiếp hiệu quả.  Học cách giao tiếp là điều cần thiết , vì ngôn ngữ góp phần định hình mọi thứ chúng ta làm. 

3. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể cũng là một phương thức truyền tải nội dung hiệu quả. Hãy dùng ngôn ngữ cơ thể nhiều hơn mỗi khi bạn gặp khó khăn trong diễn đạt, nó sẽ giúp bạn lấy được thiện cảm từ đối phương. Để tăng độ tin cậy thông qua ngôn ngữ cơ thể, bạn nên: Truyền tải thông điệp bằng đôi mắt: nhìn vào mắt đối phương khi nói chuyện để con mắt được giao tiếp và người đối diện cũng cảm thấy được tôn trọng hơn.  Giữ thái độ cởi mở trong khi nói chuyện: Tay và toàn thân thả lỏng, không làm các động tác thừa trong khi nói chuyện và không được ngồi vắt chân khi đang thảo luận với người khác.

4. Tích cực đóng góp ý kiến

Đưa ra ý tưởng và đóng góp ý kiến trong các cuộc họp tại nơi làm việc cũng là phương thức tăng sự tín nhiệm hiệu quả.  Tại các cuộc họp, bạn nên thể hiện sự tín nhiệm bằng việc:  Lắng nghe ý kiến từ người khác và tích cực đóng góp ý tưởng xây dựng văn hoá công ty. Chú trọng giải quyết vấn đề, không khăng khăng bảo vệ ý kiến của mình.  Thẳng thắn chia sẻ quan điểm với lãnh đạo để xây dựng lòng tin nhanh nhất và rút ngắn lộ trình thăng tiến của bạn. 

5. Nâng cao năng lực bản thân 

Cho dù bạn là nhân viên tạm thời hay lâu dài, hãy dành thời gian để đánh giá một cách khách quan về năng lực bạn hiện có cũng như cách mà bạn có thể cải thiện chúng. Hiểu được tín nhiệm là gì, năng lực của mình đã đủ hay chưa,… là điều rất cần thiết nếu bạn mong muốn sự nghiệp ngày càng tiến xa hơn. Khi bạn có thể chứng minh rằng bạn là người có năng lực trong lĩnh vực của mình, uy tín của bạn cũng tăng vọt.

Để có được uy tín, hãy đánh bóng thông tin, kỹ năng và năng lực của bạn.  Có giấy phép, chứng chỉ hoặc các bằng cấp cần thiết liên quan lĩnh vực làm việc của bạn.  Đảm nhận, chịu trách nhiệm các dự án quan trọng. Tạo dựng uy tín trong công việc đòi hỏi sự nỗ lực và kiên nhẫn. Mặc dù điều đó không thể xảy ra trong một sớm một chiều, nhưng hãy luôn tập trung cải thiện năng lực, giao tiếp, và sự cởi mở, sự tín nhiệm của bạn sẽ tăng lên theo thời gian.  Đồng thời, sự tín nhiệm tại nơi làm việc cũng là một nguồn động lực để thúc đẩy bạn cống hiến nhiều hơn và gắn bó lâu hơn tại nơi làm việc. 

> 5 lý do vì sao nhà tuyển dụng không hồi âm sau khi phỏng vấn

> Những điều bạn nên biết về chỉ số MQ

Theo Jobs Go