Trong môi trường công sở, nhận được lời mời đi đâu đó hoặc là cùng nhau làm gì đó là câu chuyện thường tình trong nhịp sống công việc. Vậy với tình huống không mong muốn thì nên từ chối ra sao?

Làm thế nào để trau dồi kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp?

Làm thế nào để trau dồi kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp?

Chúng ta luôn mong muốn bản thân có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Sau đây là những mẹo giúp bạn trờ thành một người bán hàng chuyên nghiệp.

1. Các trường hợp nên từ chối khi đồng nghiệp, cấp trên nhờ vả?

1.1. Khi công việc vượt quá khả năng

Công việc giống nhau, nằm trong khả năng, quyền hạn có thể xử lý, bạn có thể nhận. Nhưng nếu công việc vượt quá chuyên môn, hãy suy nghĩ thật kỹ về việc đồng ý. Bởi nếu nhận mà làm không tốt, bạn sẽ là người phải chịu trách nhiệm và gây ảnh hưởng đến cả tập thể. Cách từ chối khéo léo chính là đưa ra lý do chính đáng, trung thực để nhận được sự thông cảm từ người khác.

Xử lý tình huống: Từ chối lời đề nghị không mong muốn từ đồng nghiệp - Ảnh 1

Xử lý tình huống: Từ chối lời đề nghị không mong muốn từ đồng nghiệp

1.2. Đồng nghiệp dành thời gian cho công việc riêng

Đôi khi, đồng nghiệp của bạn đang nhận một dự án đên ngoài và họ dành thời gian để giải quyết chúng. Hay họ sử dụng quỹ thời gian làm việc để săn sale, để chơi nốt ván game hay xem livestream… Và họ sẽ nhờ bạn làm giúp phần việc để có thể rảnh rỗi và tập trung hơn. Khi gặp trường hợp này, hãy thẳng thắn bày tỏ họ nên “đúng việc đúng nơi” và tìm cách từ chối khéo léo. Nếu không sẽ luôn có lần sau và lần tiếp theo nữa đấy!

1.3. Nhờ quá nhiều lần

Nếu bạn được đồng nghiệp nhờ vả quá nhiều lần hay họ xem bạn như một chân sai vặt, hãy từ chối ngay. Nếu sự nhờ vả có liên quan đến chuyên môn thì xem xét hỗ trợ, nếu là việc cá nhân thì bạn không có trách nhiệm phải thực hiện. Mạnh dạn từ chối bằng một số lý do để còn dành thời gian phát triển năng lực.

2. Cách từ chối hiệu quả

2.1. Mạnh dạn nói lời từ chối

Rất nhiều nhân viên cảm thấy ngại ngùng khi phải từ chối đồng nghiệp hoặc cấp trên. Trên thực tế, việc nói lên quan điểm, ý kiến cá nhân về công việc được giao và từ chối khi thấy không phù hợp sẽ tạo một ấn tượng ngược lại. Cụ thể như cách bạn đưa ra ý kiến sẽ chứng tỏ bạn là một người có tầm nhìn, kế hoạch và chính kiến của cá nhân, bạn có thể làm chủ được tình thế và đạt hiệu quả cao hơn trong công việc.

2.2. Lựa chọn cách nói lời từ chối

Một nghiên cứu được thực hiên bởi Chicago Journal cho thấy rằng việc bạn lựa chọn từ ngữ để từ chối sẽ tạo ra cảm giác tích cực hoặc tiêu cực. Sử dụng câu “Tôi sẽ không làm việc này” sẽ tạo hiệu ứng tốt hơn so với câu “Tôi không có khả năng làm việc này”. Giám Đốc Trung Tâm Motivation Science - Heidi Grant Halvorson cho biết: “Khi sử dụng câu nói – “Tôi sẽ không làm việc này”, câu nói này thể hiện phương án bạn lựa chọn, tạo hiệu ứng sức mạnh khiến đối tác tôn trọng quyết định của bạn. Trong khi đó – “Tôi không thể làm việc này” lại là một câu nói làm giảm đi giá trị, quyền lực trong mắt người còn lại”.

Đôi khi chúng ta dùng phương pháp "nói giảm, nói tránh" để giữ hòa khí, nhưng người nghe lại không nghĩ như vậy. Vì vậy hãy thắng thắn, lựa chọn cách nói mạnh mẽ và thái độ thích hợp nhất. 

2.3. Quyết định nhận lời giúp đỡ

Sau khi xem xét tất cả các khía cạnh của vấn đề được đề nghị, hãy chỉ chấp nhận những yêu cầu cần hỗ trợ nếu bạn cảm thấy bản thân thật sự hào hứng. Chuyên gia tư vấn nghề nghiệp - Lindsay Olson cho biết: “Trước khi đồng ý bắt tay thực hiện việc gì, hãy cân nhắc liệu bạn có thật sự muốn làm hay cảm thấy lời đề nghị đó như một gánh nặng bắt buộc phải thực hiện.”

> Cơ hội hay rủi ro khi quyết định nhảy việc?

> Làm sao kiểm soát được tâm lý bất ổn khi bị phải tăng ca mà không được tăng lương?

Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp