Khi một đứa trẻ có thể đánh giá cao những mặt tích cực trong cuộc sống của chúng, điều đó có thể cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất.

Trước 10 tuổi, trẻ cần được học 10 kỹ năng quan trọng này

Trước 10 tuổi, trẻ cần được học 10 kỹ năng quan trọng này

Trẻ em là những mầm cây non, chúng vẫn còn yếu ớt và dễ gặp phải những trở ngại trong quá trình lớn lên. Vì vậy cha mẹ sẽ cần lưu ý một số kỹ...

Trẻ nhỏ có thể được dạy về lòng biết ơn. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng vào năm tuổi, hầu hết trẻ em đã hiểu sơ bộ về nó. Mặc dù để hình thành lòng biết ơn là một quá trình cần có thời gian, nhưng điều này rất đáng để chúng ta dạy khi trẻ còn nhỏ. “Khi một đứa trẻ có thể đánh giá cao những mặt tích cực trong cuộc sống của chúng, điều đó có thể cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất, khả năng phục hồi và kết quả học tập của chúng, thậm chí có thể giúp chúng tạo ra các kết nối xã hội mạnh mẽ hơn,” Cristina Magriñá, một cộng tác viên tâm lý lâm sàng làm việc tại Kindercare Pediatrics và Phòng khám Springboard ở Toronto cho biết.

Dạy về lòng biết ơn có vẻ như là một nhiệm vụ khó khăn và dưới đây là bốn cách đơn giản để tích hợp phương pháp dạy cho trẻ về lòng biết hơn trong cuộc sống hàng ngày của bạn.

1. Trở thành một tấm gương cho trẻ

Magriñá cho biết, bước đầu tiên trong việc dạy lòng biết ơn là tự mình làm mẫu cho trẻ. Để làm điều này, hãy giành ra một thời gian cụ thể mỗi ngày — như vào bữa tối hoặc trên đường lái xe từ trường về nhà — để thảo luận về những điều bạn biết ơn. Ví dụ: nói điều gì đó như, “Hôm nay trời nắng đẹp. Tôi rất biết ơn vì điều đó,” và sau đó hỏi con bạn xem chúng biết ơn điều gì.

Cách dạy trẻ về lòng biết ơn - Ảnh 1

Phụ huynh nên làm gì để trẻ hiểu rõ giá trị của lòng biết ơn?

2. Khuyến khích sự chia sẻ

Chia sẻ là hoạt động xây dựng lòng biết ơn đơn giản nhất nhưng lại là một trong những hoạt động hiệu quả nhất. Jessie Bawden, một bà mẹ có hai bé gái dưới 5 tuổi, thích tận dụng những ngày lễ như Halloween và Lễ Phục sinh để dạy các con của mình cách chia sẻ. Cô ấy yêu cầu họ để dành lại một vài món ăn yêu thích của mình và gửi phần còn lại cho bố mẹ để chia sẻ với đồng nghiệp. Bawden nói: “Tôi đã khuyến khích con nghĩ về những đứa trẻ có thể không có được sự dư dả như chúng ta và hãy trở nên hào phóng. Quyên góp quần áo cũ, sách và đồ chơi là một cách tuyệt vời khác để khuyến khích sự chia sẻ. Khi Bawden và gia đình làm điều này, cô ấy thường ngạc nhiên khi con mình tặng một vài món đồ yêu thích của chúng. Một số trẻ sẽ rất khó trong việc buông bỏ những món đồ chơi mà chúng thích, vì vậy điều quan trọng là bạn phải khuyến khích và trò chuyện với chúng — hãy cho con quyền được lựa chọn một hoặc hai món đồ chơi để cho đi, con sẽ trở nên thoải mái hơn.

3. Hãy tập viết nó ra giấy

Một cách dễ dàng khác để khiến trẻ nghĩ về những mặt tích cực trong cuộc sống của chúng là giữ một chiếc lọ biết ơn và yêu cầu chúng viết một tờ giấy ghi chú vào đó mỗi tối trước khi đi ngủ. Nếu con bạn thích vẽ hơn, chúng có thể bắt đầu một cuốn nhật ký nghệ thuật, trong đó chúng có thể minh họa những gì chúng cảm thấy biết ơn. 

4. Hãy giao cho trẻ một công việc nhà và cảm ơn con sai khi hoàn thành nó

Giao cho con bạn những công việc phù hợp với lứa tuổi có thể thúc đẩy lòng biết ơn theo hai cách. Đầu tiên, chúng sẽ hiểu rằng những công việc nhà mà bố mẹ thường làm cho họ, thường tốn rất nhiều công sức. khả năng đồng cảm với nỗ lực của ai đó giúp con có trải nghiệm tốt hơn và chân thật hơn về sự biết ơn. Thứ hai, con bạn có thể sẽ cảm thấy tự hào về hành động của mình sau khi nhận được phản hồi tích cực — cảm ơn chúng có thể củng cố hành vi tích cực này. Thêm vào đó, nó còn củng cố cho việc giúp con nói "cảm ơn" thường xuyên hơn sau này.

> Bật mí phương pháp giúp trẻ tăng chỉ số EQ 

> Phụ huynh nên làm gì để xác định và trau dồi tài năng của trẻ? 

Theo Todays Parent