Chỉ còn vài ngày nữa là kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 chính thức diễn ra. Đây là thời gian quan trọng để các sĩ tử tổng duyệt kiến thức trọng tâm, kỹ năng làm bài, chuẩn bị tâm lý sẵn sàng. Kênh Tuyển Sinh tổng hợp và chia sẻ một số bí quyết giúp các bạn làm bài môn Văn đạt điểm cao trong kỳ thi.

Những lưu ý bắt buộc cho thí sinh khi làm bài thi trắc nghiệm

Thi tốt nghiệp: Ôn tập làm sao để làm bài hiệu quả?

1. Ôn tập các tác phẩm quan trọng

- 4 tác phẩm thơ: Tây Tiến, Việt Bắc, Đất Nước, Sóng.

- 2 đoạn trích văn xuôi trữ tình: Người lái đò sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông.

- 3 đoạn trích văn xuôi tự sự: Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa.

- Tác phẩm chính luận: Tuyên ngôn độc lập.

- Bài Tự học có hướng dẫn: Rừng xà nu, Hồn Trương Ba da hàng thịt...

ôn tập thi môn Văn tốt nghiệp 2020

Giám khảo thường cho điểm cao đối với những bài vừa làm đủ ý vừa có thêm phần mở rộng, liên hệ

2. Một số lưu ý khi ôn tập môn Văn thi tốt nghiệp

- Ôn tập theo 03 phần:

+ Phần Đọc hiểu (3 điểm): Gồm một ngữ liệu đọc hiểu, có thể là thơ hoặc văn xuôi, có thể là bất kỳ phong cách ngôn ngữ nào các bạn đã được học; sau đó là bốn câu hỏi đọc hiểu sắp xếp theo các cấp độ nhận thức từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng tới vận dụng cao. Thí sinh cần nhận ra những tín hiệu của từng kiểu loại câu hỏi để có phương pháp trả lời phù hợp, tránh trả lời thừa hoặc thiếu.

+ Phần viết đoạn văn nghị luận xã hội (2 điểm): Câu viết đoạn văn nghị luận xã hội luôn có nội dung nghị luận quan hệ hữu cơ với nội dung chính của ngữ liệu đọc hiểu. Học sinh cần chú ý đảm bảo hai yêu cầu về nội dung và hình thức của đoạn văn: Về nội dung, chỉ nghị luận một khía cạnh, một bình diện của vấn đề (nguyên nhân/ ý nghĩa/ hậu quả/ giải pháp/ bài học...); về hình thức, cần viết đúng cấu trúc đoạn, viết đúng dung lượng theo yêu cầu trong câu lệnh của đề bài.

+ Phần viết bài nghị luận văn học (5 điểm): Cần xác định yêu cầu nghị luận thể hiện trong đề bài, đặc biệt trong câu lệnh, phác sơ lược hướng triển khai nội dung nghị luận để quá trình viết không lan man hoặc sơ sài. Những kiến thức khái quát về tác giả, tác phẩm, những giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm là mảng kiến thức các em cần lưu ý khi ôn luyện.

Phân bổ thời gian hợp lý giữa các phần của bài thi: Đọc hiểu văn bản (20 phút), nghị luận xã hội (20 phút), nghị luận văn học (80 phút).

Nắm chắc khái niệm cơ bản liên quan đến tác phẩm: tình huống truyện, hình tượng, chất thơ, điểm nhìn, nghệ thuật trần thuật, chất liệu,…

- Tích lũy kiến thức xã hội: Dành thời gian cập nhật thông tin thời sự.

- Không nên học tủ: Dành thời gian ôn tập lần cuối cho các tác phẩm văn học chính, kết hợp luyện đề.

- Cách làm bài hiệu quả: Khi đọc xong đề, thí sinh ghi ra giấy nháp những ý trọng tâm cần trả lời bằng các gạch đầu dòng. Nhìn nhận một cách tổng quát, liệt kê ra ngay những ý có thể đưa vào bài, để tránh tình trạng quên ý. Sau đó, dựa vào dàn ý và các từ ngữ liên kết để viết thành đoạn văn.

- Chú ý những chỗ mình hay sai: Chỉ còn vài ngày nữa thi, đây không phải là lúc tập trung học và ôn với cường độ cao nữa vì não đã đạt trạng thái "bão hòa". Thay vào đó, thí sinh nên dành thời gian xem lại nhẹ nhàng những lưu ý, chỗ mình hay bỏ sót hoặc thiếu ý.

Chúc các bạn làm bài tốt trong kỳ thi!

Xem thêmNhững vấn đề thí sinh cần lưu ý khi thi tốt nghiệp THPT 2020

Kênh Tuyển Sinh tổng hợp